6. Kết cấu khóa luận:
2.2.5. Phân tích các tỷ số tài chính của Tổng Côngty Hàngkhông ViệtNam
Nam giai đoạn 2018 - 2020
2.2.5.1. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản
a. Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình
Bảng 2.11: Biến động vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình của
(2) Các khoảnphải thu Triệu đồng 11,661,395 10,076,975 4,786,550
(3) Phải thubình quân Triệu đồng 10,869,185 7,431,763
(4)
Vòng quay các khoản
phải thu (1)/(3) Vòng 9.04 5.45
Chỉ tiêu Công
thức Đơn vị 2018 2019 2020
~ỡĩ Hàng tồn kho Triệu đồng 3,685,639 3,569,654 1,849,268
(2
) Hàng tồn khobình quân_____ Triệu đồng 3,627,647 2,709,461
(3 )(4 GVHB________ Triệu đồng 84,546,649 87,259,508 47,975,250 ) Vòng quay hàng tồn kho (3)/(2) Vòng 24.44 25.94 (5 ) Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho 360/(4) Ngày 14.73 13.88
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của tổng công ty)
Bảng 2.11 phản ánh vòng quay khoản phải thu giảm và kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng nhanh. Điều này chứng tỏ DN cần nhiều thời gian hơn để thu hồi các khoản phải thu. Đây là điều không tốt cho DN có thể gây ra ứ đọng vốn ở khâu thanh toán. Nguyên nhân là do các khoản phải thu và DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2018 - 2020. Nhưng tốc độ giảm của các khoản phải thu thấp hơn tốc độ giảm của DTT. Nguyên nhân sâu xa là do DN gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản phải thu. Trước những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên khả năng thu hồi của DN thấp. Năm 2019 là 9.04 vòng, năm 2020 giảm xuống còn 5.45 vòng. Biến động ngược chiều với vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân của công ty trong 3 năm tăng dần. Điều này phản ánh DN mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa các khoản phải thu thành tiền. Năm 2019 DN cần 39.83 ngày để chuyển khoản phải thu thành tiền. Năm 2020 công ty cần 66 ngày, tăng 26.17 ngày để chuyển khoản phải thu thành tiền.
So sánh với DN cạnh tranh - Công ty cổ phần Hàng không Việt Nam có các khoản phải thu tăng lên nhưng DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh. Dan đến vòng quay các khoản phải thu trong giai đoạn này có xu hướng giảm. Năm 2019 là 1.92 vòng, năm 2020 giảm 1.38 vòng chỉ còn 0.54 vòng. Ngược lại, kỳ thu tiền bình quân có xu hướng tăng lên, năm 2019 Vietjet cần 187.02 ngày để chuyển khoản phải thu thành tiền. Năm 2020 khoản này tăng lên 662.7 ngày. Có thể thấy tình hình quản lý khoản phải thu của Vietjet có xu hướng giống với VNA. Tuy nhiên thời gian và tốc độ chuyển hóa khoản phải thu thành tiền của Tổng công ty nhanh hơn so với Vietjet Air.
b. Vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho bình quân
Bảng 2.12. Biến động vòng quay hàng tồn kho của Tổng công ty Hàng không
Chỉ tiêu Công thức Đơn vị 2018 2019 2020 (1 ) (2 Tài sản cố định Triệu đồng 51.026.089 46.955.994 44.531.155 ) TSCĐ bình quân__________ Triệu đồng 48.991.042 45.743.575 (3 ) DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ Triệu đồng 96.810.642 98.228.084 40.538.339 (4 ) Hiệu suất sử dụng TSCĐ (3)/(2) 2.01 0.89
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của tổng công ty)
Từ bảng 2.12, ta có thể thấy HTK của Tổng công ty giảm mạnh trong 3 năm gần đây. Vòng quay HTK có xu hướng tăng. Năm 2019 vòng quay HTK là 24.44 vòng, năm 2020 số vòng quay này tăng lên là 25.94 vòng. Nguyên nhân là năm 2020 HĐKD của công ty sụt giảm nghiêm trọng, DT của công ty giảm mạnh, GVHB cũng giảm theo. Tốc độ giảm của HTK lớn hơn của GVHB cho nên vòng quay HTK tăng lên. Số ngày 1 vòng quay HTK của DN biến động ngược chiều so với số vòng quay phụ tùng thiết bị, vật liệu của máy bay. Nhu cầu di chuyển, du lịch bằng máy bay của hành khách càng ngày càng lớn đặc biệt là vào các dịp lễ tết, tuy nhiên năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng hành khách giảm sút nặng nề. Công ty phải cắt giảm nhiều chuyến bay nên công ty hạn chế dự trữ HTK. Bên cạnh đó, nguyên nhân khác nữa là do lượng dự trữ xăng dầu Jet A1 của công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (công ty con của VNA) năm 2020 giảm hơn so với năm 2019. Ngoài ra, DN ghi nhận giá trị hàng tồn kho theo phương pháp giá đính danh. Trái ngược lại hoàn toàn, số vòng quay HTK của Vietjet Air có xu hướng giảm và số ngày một vòng quay HTK tăng lên. Cụ thể, năm 2019 số vòng quay HTK là 73.94 vòng và số ngày 1 vòng quay là 4.87 ngày. Năm 2020 số vòng quay giảm xuống còn 27.58 vòng và số ngày 1 vòng quay tăng mạnh lên là 13.05 ngày. Nguyên nhân là do trong năm 2020. Vietjet Air tăng lượng dự trữ HTK.
c. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Bảng 2.13: Biến động hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Tổng công ty Hàng
Chỉ tiêu Công
thức Đơn vị 2018 2019 2020
(1) Tổng tài sản Triệu đồng 82.390.257 76.454.866 62.562.138
(2) Tổng tài sảnbình quân Triệu đồng 79.422.562 69.508.502
(3) DT và thunhập khác Triệu đồng 98.965.730 100.350.236 42.433.322
(4) Hiệu suất sửdụng tổng TS (3)/(2) 1.26 0.61
_______________Chỉ tiêu_______________ 2018 2019 2020
Khả năng thanh toán ngắn hạn 0.63 0.61 0.25
Khả năng thanh toán nhanh 0.50 0.46 0.17
Khả năng thanh toán tức thời 0.20 0.21 0.07
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của tổng công ty)
TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TS dài hạn của công ty. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Tổng công ty có xu hướng giảm. Năm 2019 tỷ số này là 2.01, năm 2020 giảm xuống còn 0.89. Nguyên nhân là do năm 2020 công ty phải cắt giảm nhiều các chuyến bay, chủ yếu thực hiện các chuyến bay vận chuyển hàng hóa, các chuyến bay đưa đồng bào hồi hương theo chính sách của Chính phủ. Ngoài ra công ty cũng đã bán một số máy bay, giá trị TSCĐ giảm dần trong 3 năm qua, đồng thời DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên là một hãng hàng dụng TSCĐ. Bên cạnh đó TSCĐ của công ty chủ yếu là TSCĐ thuê tài chính, DN ghi nhận giá trị khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Mặt khác. Vietjet Air có hiệu suất sử dụng TSCĐ cùng xu hướng giảm, năm 2019 tỷ số này là 34.3, năm 2020 giảm còn 16.9.
d. Năng lực hoạt động của tổng tài sản
Bảng 2.14. Biến động hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Tổng công ty Hàng
không Việt Nam
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của tổng công ty)
Hiệu suất sử dụng tổng TS của công ty có xu hướng giảm. Năm 2019 hiệu suất sử dụng tổng TS là 1.26. Năm 2020 tỷ số này giảm xuống còn 0.61, giảm 0.65 so với năm 2019. Có thể thấy, DN chưa quản lý tốt các khoản phải thu và tình hình HTK không được dự trữ nhiều. Tuy nhiên tình hình sử dụng TSCĐ vẫn được kiểm soát. Hiệu suất HTK và hiệu suất sử dụng TSCĐ sụt giảm. Hơn thế DT của công ty cũng sụt giảm qua các năm vì vậy nên hiệu suất sử dụng TS của DN cũng giảm mạnh. So sánh với Vietjet Air, hiệu suất sử dụng TS cũng có xu hướng giảm. Năm 2019 là 1.18, năm 2020 giảm xuống còn 0.45.
2.2.5.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
Bảng 2.15. Biến động tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Tổng Công ty
_________Chỉ tiêu_________ Đơn vị 2018 2019 2020
Hệ số nợ Lần 0.77 0.76 0.90
Tỷ số tự tài trợ TS dài hạn Lần 0.30 0.33 0.11
thể thấy, khả năng thanh toán ngắn hạn của DN có xu hướng giảm và luôn nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ ngân hàng bằng TS ngắn hạn của DN không tốt. Tuy nhiên dựa vào bảng 2.11 và 2.12 có thể thấy kỳ thu tiền bình quân và số ngày 1 vòng quay HTK của DN khá nhanh và có xu hướng giảm qua các năm. Do đó có thể thấy TS ngắn hạn của DN luân chuyển khá nhanh nên vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ. Năm 2018 hệ số này là 0.63. Năm 2019 hệ số này giảm 0.02 còn 0.61. Đến năm 2020, hệ số này giảm mạnh còn 0.25. Vì nguồn vay ngắn hạn của công ty không chỉ tài trợ hết cho TS ngắn hạn mà còn tài trợ một phần cho TS dài hạn. TS ngắn hạn giảm dần qua các năm trong khi nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm. Điều này làm cho hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty giảm dần. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của Vietjet Air cũng có xu hướng giảm, nhưng các tỷ số này đều lớn hơn 1.
“Tỷ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng việc chuyển đổi các TS ngắn hạn (không kể HTK) thành tiền”
(Theo Giáo trình Phân tích tài chính DN- TS Lê Thị Xuân - 2018). Thông thường tỷ số này ở mức 1 là hợp lý. Tỷ số phản ánh DN thannh toán dược bao nhiêu ngay khi các khoản nợ đến hạn. Tỷ số thanh toán nhanh của VNA có xu hướng giảm qua các năm và luôn nhỏ hơn 1. Năm 2018 tỷ số thanh toánh nhanh của công ty là 0.5. Năm 2019 tỷ số này giảm xuống còn 0.46. Năm 2020 tỷ số giảm còn 0.17. Điều này phản ánh, khả năng thanh toán nhanh của công ty ngày càng giảm dần. Nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn của công ty ngày càng tăng, trong khi tiền và các khoản tương đường tiền giảm, các khoản phải thu cũng giảm, đầu tư tài chính biến động. Vì vậy, tỷ số này của công ty luôn thấp. Trái ngược lại, tỷ só thanh toán nhanh của Vietjet Air tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn luôn lớn hơn 1, cụ thể tỷ số này qua các năm lần lượt là 1.22; 1.21 và 1.12. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển đổi TS ngắn hạn thành tiền của Vietjet vẫn ổn định.
DN sử dụng tỷ số thanh toán tức thời để phản ánh ngay tại thời điểm xem xét thì DN có thể thanh toán ngay được bao nhiêu khoản nợ ngắn hạn bằng tiền . Thông thường, tỷ số này ở mức 0.5 là hợp lý, nhưng tỷ số của VNA luôn nhỏ hơn 0.5 và có sự biến động. Năm 2018 tỷ số khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0.2. Năm 2019, hệ số này tăng nhẹ lên mức 0.21 và năm 2020 giảm mạnh còn 0.07. Điều này
cho thấy DN sẽ gặp khó khăn khi phải thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn bằng tiền, lượng tiền mặt công ty dự trữ rất nhỏ. Tỷ số này của Vietjet Air cũng có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn cao hơn so với VNA và đặc biệt năm 2018 tỷ số này của công là 0.53 ở mức hợp lý. Năm 2019 giảm xuống còn 0.34 và năm 2020 là 0.17.
Tổng công ty có tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ số khả năng thanh toán nhanh và tỷ số khả năng thanh toán tức thời đều nhỏ. Nguyên nhân là do cơ cấu TS ngắn hạn của công ty chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và HTK. Các khoản phải thu chưa kịp thu hồi và HTK chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho tàu bay có khả năng chuyển hóa thành tiền thấp do giá dầu có xu hướng giảm. Các tỷ số khả năng thanh toán đều nhỏ phản ánh khả năng thanh toán của VNA không tốt. Mặc dù các tỷ số của Vietjet Air đều có xu hướng giảm giống với tổng công ty. tuy nhiên tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Vietjet vẫn ở mức ổn định và năm 2018 tỷ số khả năng thanh toán tức thời ở mức 0.53 nên năm 2018 có khả năng thanh toán các khoản nợ của Vietjet. Mặc khác năm 2019 và 2020, các tỷ số này giảm nên khả năng thanh toán của Vietjet giảm dần.
2.2.5.3. Phân tích cơ cấu tài chính
Tỷ số khả năng thanh toán
____________Chỉ tiêu____________ 2018 2019 2020
______________ROS______________ 2.63% 2.53% -26.34%
______________ROA_____________ 3.19% -16.08%
______________ROE______________ 13.61% -90.58%
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của tổng công ty)
Tỷ số nợ phản ánh mức độ tài trợ cho tổng TS của các nguồn vốn từ bên ngoài (vốn vay nợ). Đồng thời tỷ số này cũng phản ánh sự phụ thuộc của DN vào nguồn vốn bên ngoài. Dựa vào bảng 2.16 ta thấy hệ số nợ trên tổng tài sản của công ty có sự biến động. Năm 2018 hệ số nợ là 0.77, năm 2019 hệ số nợ giảm 0.01 còn 0.76, nhưng năm 2020 hệ số này tăng lên 0.9. Điều này thể hiện công ty càng ngày càng phụ thuộc vào các khoản vay nợ, đòn bẩy tài chính của công ty ngày càng lớn, mặc dù năm 2019 có sự giảm nhẹ. Hệ số nợ tăng lên là do DN đi vay nhiều hơn để khắc động ngược lại, cụ thể năm 2019 tăng từ 0.64 lên 0.69, đến năm 2020 giảm nhẹ còn 0.68. Phản ánh năm 2019 và 2018 công ty có đi vay nhiều hơn tuy nhiên năm 2020 đã kiểm soát tốt hơn.
Tỷ số tự tài trợ TS dài hạn cho biết mức độ tài trợ TS dài hạn bằng VCSH. Tỷ số này càng cao thể hiện mức độ tài trợ TS dài hạn bằng VCSH của DN càng nhiều, khả năng tài chính của DN trở nên vững vàng hơn. Tỷ số tự tài trợ của công ty khá nhỏ và có sự biến động. Năm 2018 tỷ số này là 0.3, năm 2019 tăng nhẹ lên 0.33, năm 2020 giảm xuống còn 0.22. Điều này có nghĩa là nguồn VCSH không đủ để tài trợ toàn bộ cho TS dài hạn, cơ cấu vốn của DN đang ngày càng rủi ro. So sánh với Vietjet Air, tỷ số này cũng có sự biến động nhưng ở mức cao hơn, cụ thể lần lượt qua các năm là 0.7; 0.61 và 0.66. Điều này cho thấy nguồn VCSH của công ty được đầu tư thêm, khả năng tài chính của công ty vững vàng hơn.
Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay phản ánh khả năng DN trả lãi tiền vay cho các chủ nợ bằng các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động trong kỳ. Năm 2019 và 2018 tỷ số này của VNA ở mức khá cao và năm 2019 cao hơn năm 2018, cho thấy khả năng trả lãi các khoản vay cho chủ nợ của công ty khá tốt. Tuy nhiên tỷ số này năm 2020 sụt giảm mạnh ở mức -10.84 thể hiện khả năng thanh tả lãi của DN rất thấp, DN có nguy cơ mất khả năng chi trả lãi vay nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra trong tương lai.
2.2.5.4. Phân tích khả năng sinh lời
Năm ROA = ROS x Hiệu suất sử dụng TTS
2019 3.19% 2.53% ____________1.26___________
2020 -16.08% -26.34% ____________0.61____________
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của tổng công ty)
Tỷ số LNST thu nhập doanh nghiệp trên DT (ROS) giai đoạn 2018 - 2002 có xu hướng giảm dần và ở mức nhỏ. Năm 2018 ROS của công ty là 2.63%, năm 2019 mạnh. ROS của Vietjet Air cũng có chung xu hướng giảm nhưng tỷ số này vẫn luôn dương, cho thấy DN kinh doanh có lãi nhưng lợi nhuận và DT có xu hướng giảm
Tỷ suất LNST trên tổng TS (ROA) của DN trong giai đoạn 2018 - 2020 sụt giảm mạnh, từ 3.19% xuống -16.08%. Điều này có nghĩa là TS của công ty đang được sử dụng chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2020 lợi nhuận của công ty âm, công ty ghi nhận một khỏa lỗ lớn đồng thời tổng TS cũng giảm đi. Năm 2020 hoạt động kinh danh của công ty bị thua lỗ đặc biệt trong việc vận chyến hành khách, dẫn đến phát sinh thêm các khoản chi phí. ROA của Vietjet Air dương và cũng có xu hướng giảm dần, cụ thể lần lượt là 8.66% và 0.15%, DT của DN có sự sụt giảm nhưng DN vẫn có lãi, DT vẫn đủ để chi tả các khoản chi phí.
Tỷ suất LNST thu nhập doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2019 ROE của công ty là 13.61% nhưng năm 2020 sụt giảm chỉ còn là 90.58%. Điều này thể hiện với mỗi đồng VCSH bỏ ra để đầu tư, DN không thu về lãi mà còn bị lỗ. DN cần thay đổi chính sách kinh doanh để thay đổi tình hình. Cùng chung xu hướng giảm nhưng ROE của Vietjet