6. Kết cấu khóa luận:
2.3.1. Những kết quả đạt được
Từ việc phân tích BCTC của VNA, ta có thể thấy tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2018 - 2020 có sự biến động theo chiều hướng tiêu cực:
Thứ nhất, năm 2019 quy mô hoạt động của tổng công ty được mở rộng. Số lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa của công ty năm 2019 tăng cao hơn so với năm 2018. DTT từ hoạt động bán hàng&cung cấp dịch vụ và lợi nhuận trước thuế của VNA đều tăng. Thị phần cả trong nước và quốc tế của VNA đều tăng đáng kể so với năm 2018, dẫn đầu ngành hàng không Việt Nam với thị phần khách nội địa. Công ty đã mở thêm được nhiều đường bay tổng đường bay quốc tế là 64 tới 33 điểm đến của các quốc gia và vùng lãnh thổ, đường bay nội địa VNA có 44 đường bay tới 22 tỉnh thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến cho tình hình hoạt động của các hãng hàng không bị đảo lộn. Tất cả các chuyến bay trong nước và quốc tế bị hủy rất nhiều do chính sách giãn cách xã hội. DT từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của VNA sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2020. Quy mô hoạt động của công ty bị thu hẹp chủ yếu chỉ thực hiện các chuyến bay nội địa và một số chuyến bay vận chuyển hàng hóa cứu trợ, đưa đồng bào hồi hương;
Thứ hai, năm 2019 công ty đã quản lý khá tốt các loại chi phí, các khoản chi phí hầu hết đều giảm chỉ có chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do công ty mở rộng thêm quy mô. Bên cạnh đó mặc dù các khoản giảm trừ doanh thu có tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nhưng DTT của công ty năm 2019 vẫn tăng 1.46% so với năm 2018. Tuy nhiên đến năm 2020 cả doanh thu và các khoản chi phí đều sụt giảm mạnh do quy mô của công ty bị thu hẹp. Bên cạnh đó, DT của công ty sụt giảm nhưng công ty vẫn phải duy trì những khoản chi phí cho người lao động, chi phí bảo trì bảo dưỡng máy bay,...
Thứ ba, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của VNA năm 2019 tăng nhẹ so với năm 2018, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc tăng khoản tiền nhận được từ tiền gửi ngân hàng với kỳ hạn dưới 12 tháng. Điều này cho thấy sự hợp lý trong chiến lược kinh
doanh của VNA, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, khoản phải thu ngắn hạn của tổng công ty có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018 - 2020. Vì ngành nghề chủ yếu của VNA là vận chuyển hành khách và hàng hóa nên nguyên nhân chủ yếu cho việc giảm khoản phải thu này có thể là do trong giai đoạn này hãng đã áp dụng các chương trình khuyến mại giảm giá vé để kích cầu. Mặt cũng có thể là do phát sinh thêm khoản đặt cọc thuê máy báy mà đến khi hết thời hạn thuê công ty mới được hoàn trả lại;
Thứ tư, tài sản dài hạn, trong đó tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của VNA. Tài sản cố định của công ty chủ yếu là TSCĐ thuê tài chính chủ yếu là thuê máy bay. Điều này phản ánh công ty đang mở rộng quy mô hoạt động, thuê thêm nhiều máy bay, TSCĐ để tăng vị thế cạnh tranh trong ngành hàng không.
2.3.2. Hạn chế trong tình hình tài chính của Tổng Công ty Hàng khôngViệt Nam