“Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản được thiết lập nhằm cung cấp sự đảm bảo về tài chính cho người mua bảo hiểm trong trường hợp bị thiệt hại liên quan tới tài sản như bị hư hỏng hay tổn thất bởi việc xảy ra một sự kiện bảo hiểm. Mặt khác, hợp đồng bảo hiểm tài sản còn có ý nghĩa to lớn trong việc phân chia rủi ro giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì đối tượng mà hợp đồng bảo hiểm tài sản trực tiếp bảo vệ không phải là tài sản (với tư cách là đối tượng bảo hiểm) mà là quyền lợi tài chính mà bên mua bảo hiểm có trong đối tượng tài sản đó.” [11, tr.34]
Hiện nay pháp luật Việt Nam đã có nhiều văn bản điều chỉnh về HĐBHTS. Nhờ có pháp luật về HĐBHTS mà các chủ thể dễ dàng hơn trong quá trình tham gia vào quan hệ bảo hiểm. Pháp luật về HĐBHTS đã hạn chế việc xảy ra các tranh chấp trong quá trình các chủ thể thực hiện HĐBHTS. Từ đó hoạt động bảo hiểm cũng diễn ra sôi động hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Kinh doanh bảo hiểm được coi là tấm lá chắn kinh tế cho các cá nhân tổ chức nhằm khắc phục thiệt hại xảy ra, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua chức năng trung gian tài chính đầu tư cho nền kinh tế. Các sản phẩm bảo hiểm được xây dựng dựa trên mục tiêu là sự ổn định của xã hội, sự phát triển của nền kinh tế, tạo môi trường ổn định sinh hoạt, kinh doanh. Việc nghiên cứu đánh giá các loại hình bảo hiểm không nằm ngoài mục tiêu đó, việc nghiên cứu đánh giá càng chi tiết các loại hình bảo hiểm càng giúp cho mọi người nhận thức tốt hơn và đảm bảo quyền lợi của mình hơn khi tham gia bảo hiểm.
1.3. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CỦA MỘTSỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI - GỢI Ý CHO VIỆT NAM