Để HĐBHTS có hiệu lực và được thực hiện thì phải dựa trên các qui định của pháp luật, khi thực hiện được đúng các quy định này sẽ hạn chế xảy ra các tranh chấp, tạo nên một môi trường pháp lý lành mạnh. Nhưng việc áp dụng các qui định của pháp luật về BHTS ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.
Tranh chấp giữa các chủ thể tham gia vào HĐBHTS có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau, phổ biến là:
- Do DNBH từ chối chi trả tiền bảo hiểm thiếu căn cứ pháp luật.
- Do BMBH, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng cố ý gây ra sự kiện bảo hiểm để được nhận tiền bảo hiểm.
- Do sự thiếu hoàn chỉnh trong qui định của pháp luật.
Mặc dù có sự khó hiểu trong các điều khoản của HĐBHTS do khi soạn thảo nội dung HĐBHTS thì DNBH thường đưa ra rất nhiều các giả định “Nếu... thì...” vì HĐBHTS được giao kết nhằm bảo hiểm cho lợi ích của chủ thể có tài sản, nếu xảy sự kiện bảo hiểm trong tương lai. Cả DNBH và BMBH đều không biết được sự kiện đó có xảy ra hay không. Trường hợp trước khi ký kết hợp đồng mà BMBH đã biết trước về việc sẽ xảy ra sự kiện đó thì HĐBHTS sẽ đương nhiên bị vô hiệu do một bên bị lừa dối.
Những vướng mắc tồn tại trong thực tiễn trong quá trình thi hành pháp luật tại công ty PIV.
Thứ nhất, về phía tư vấn viên: Trên thực tế, các tư vấn viên tại công ty PVI
thường được DNBH trả thu nhập dựa trên kết quả kinh doanh, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ, họ luôn muốn ký được nhiều HĐBHTS với khách hàng nên thường tư vấn qua loa, chỉ tư vấn về những quyền lợi mà khách hàng được hưởng mà quên mất hoặc cố tình bỏ qua phần nghĩa vụ của khách hàng hay các điều khoản khác trong hợp đồng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của BMBH như: “điều khoản miễn trách nhiệm, điều khoản giá trị hoàn lại khi hợp đồng đã có hiệu lực trên 2 năm v.v.” Nên có khách hàng sau khi ký kết hợp đồng vẫn chưa hiểu hoặc hiểu chưa hết được các quyền và nghĩa vụ của mình.
Ví dụ: Bản án 19/2020/DS-PT ngày 12/11/2020 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, của nguyên đơn là chị Trương Nguyễn Tú Tr và Tổng Công ty Bảo Việt Nh. Theo đó trong quá trình tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm, bà Nguyễn Thị Thùy Tr không được tư vấn viên Bảo Việt hướng dẫn các nội dung liên quan trước khi ký kết hợp đồng, đặc biệt không được giải thích về các điều khoản loại trừ bảo hiểm. Nhân viên bảo hiểm Trần Thị H tự ý kê khai toàn bộ vào giấy yêu cầu bảo hiểm, các mục trả lời “không” đều do nhân viên của Bảo Việt đánh dấu vào, sau đó nhờ bà H (chị ruột bà Tr) đưa đến cho bà Tr ký vào. Tư vấn viên Bảo Việt không tư vấn, không cung cấp thông tin có liên quan đến hợp đồng, giải thích các điều kiện, điều khoản loại trừ bảo hiểm, từ đó đã dẫn đến nảy sinh tranh chấp.
Nguyên nhân của tồn tại trên một phần do yếu tố chủ quan của con người, các tư vấn viên chỉ quan tâm tới lơi ích của bản thân mà quên đi lợi ích của khách hàng, hoặc có thể do họ còn chưa hiểu rõ về các quy định của pháp luật nên chưa hiểu được tính nghiêm trọng của việc mình đang làm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sau này khi xảy ra tranh chấp.
Thứ hai, về phía doanh nghiệp: Trong một số trường hợp vì việc chi trả tiền
bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân nên một số DNBH thường từ chối chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng thiếu căn cứ pháp luật, từ đó dẫn đến nhiều vụ kiện tụng, tranh chấp xảy ra.
Ví dụ: Bản án 08/2017/DS-PT ngày 12/12/2017 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, của nguyên đơn là anh Cao L với Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm P. Theo đó Công ty bảo hiểm P thống nhất giá trị tổn thất 1,5 tỷ đồng; tuy nhiên khi tàu bị chìm tại vị trí tọa độ 16005’N, 116015’E trên vùng biển Hoàng Sa là không nằm trong vùng hoạt động của tàu theo đăng kiểm thuộc điểm loại trừ bảo hiểm nên không thuộc trách nhiệm bồi thường của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm P. Tòa án nhận định Công ty Bảo hiểm P từ chối chi trả bồi thường là thiếu căn cứ pháp luật, buộc Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm P có nghĩa vụ bồi thường bảo hiểmtàu cá BĐ-TS cho anh L, chị P 1.500.000.000 đồng.
Công ty PVI cũng không tránh khỏi những tranh chấp này, cụ thể là “đơn khiếu nại của ông Phạm Hữu Lợi tại khu vực Tân Mỹ 2, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ về việc ổng Công ty bảo hiểm PVI giải quyết bồi thường trái với Hợp đồng bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2019” v.v. Vụ việc này hiện nay vẫn chưa có hồi kết, và ảnh hưởng lớn đến uy tín của Công ty PVI trong con mắt của khách hàng.
Những tồn tại vướng mắc về quy định pháp luật
Thứ nhất, LKDBH năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 còn có một vài quy
định về HĐBHTS sử dụng từ ngữ chung chung, không rõ ràng, gây khó hiểu cho cơ quan thi hành pháp luật cũng như DNBH và người tham gia vào quan hệ HĐBH. Cụ thể là tại điểm b khoản 2 Điều 18 LKDBH năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 có qui định: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có
liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm." Vậy
cụ từ mọi chi tiết ở đây được hiểu như thế nào thì vẫn chưa có một văn bản nào qui định và hướng dẫn, điều này gây khó khăn cho cơ quan thi hành pháp luật trong quá trình giải quyết những vụ việc liên quan đến vấn đề tranh chấp về khai báo thông tin giữa DNBH và BMBH. Trên thực tế khi giải quyết các vụ tranh chấp, tòa án định hướng như sau: “mọi chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của
doanh nghiệp bảo hiểm phải nằm trong câu hỏi của doanh nghiệp bảo hiểm, nếu đối tượng của nghĩa vụ khai báo không nằm trong câu hỏi của doanh nghiệp bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm không cần khai báo'’". Nghĩa là DNBH sẽ phải soạn sẵn
đó, những vấn đề không thuộc bộ câu hỏi đó thì BMBH sẽ không có nghĩa vụ phải khai báo.
Thứ hai, LKDBH năm 2010 có một điều khoản riêng là điều khoản loại trừ
trách nghiệm qui định như sau:
“1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm. ”
LKDBH hiện nay chưa có hạn chế gì đối với nội dung của điều khoản này, ngoài ra chưa có chế tài xử lý đối với các điều khoản loại trừ trách nhiệm mang tính bất lợi cho BMBH, do đó sẽ có thể xảy ra trường hợp các DNBH lạm dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm để gây bất lợi cho BMBH và hạn chế nghĩa vụ trả tiển bảo hiểm dù sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
Ví dụ: bản án 27/2019/DS-PT ngày 21/10/2019 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giữa Nguyên đơn là VP - T với Tổng công ty P. Theo đó, trong quá trình thi công công trình, vào ngày 15/9/2017, cơn bão số 10 đổ bộ vào đất liền trong đó có địa bàn tỉnh Quảng Bình, do ảnh hưởng của bão nên đã gây thiệt hại các hạng mục công trình Trụ sở cơ quan T. Theo Chứng thư giám định ngày 10/9/2018 của Công ty giám định R thì các hạng mục thiệt hại bao gồm: Phần xây dựng: 1.033.412.944 đồng; Chi phí dọn dẹp hiện trường; 65.875.455 đồng; Phần cây xanh: 10.228.871 đồng; Tổng thiệt hại: 1.109.517.269 đồng. VP - T đã nhiều lần yêu cầu Công ty P thực hiện việc chi trả bảo hiểm theo Hợp đồng đã ký kết, tuy nhiên ngày 02/12/2018, VP - T nhận được công văn số: 194/2018/CV/PJICO ngày 30/11/2018
của Công ty P - QB, cho rằng thời điểm tổn thất các hạng mục nằm ngoài thời hạn bảo hiểm, hiệu lực của bảo hiểm đương nhiên chấm dứt đối với từng gói thầu xây lắp hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc hết thời gian bảo hành, nên từ chối chi trả bảo hiểm. Tại bản án số 16/2019/DS-ST ngày 28/6/2019 của Toà án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã quyết định buộc bị đơn Tổng công ty P phải trả cho nguyên đơn VP - T số tiền bảo hiểm 1.042.517.269 đồng, theo nội dung Hợp đồng bảo hiểm số 14/QBI/HHA/3200/008 ngày 10/4/2014.
Ngoài ra LKDBH năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 chưa có qui định về hậu quả pháp lý đối với những HĐBHTS thiếu điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Điều này khiến cơ quan giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn khi chưa có quy định cụ thể để áp dụng. Việc thiếu quy định của pháp luật còn làm cho các bên tham gia vào quan hệ HĐBHTS bị lúng túng, không hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình.
Từ thực tiễn thi hành các quy định về HĐBHTS nói chung và tại công ty PVI nói riêng ta thấy những quy định như “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm” trong LKDBH năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2019 hiện nay còn chưa hợp lý, chưa bảo đảm được nguyên tắc “cân bằng quyền lợi của các chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh bảo hiểm”. Bởi lẽ, không chỉ riêng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà trong các hoạt động có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nói chung, pháp luật cần phải thể hiện được vai trò là công cụ quản lý của nhà nước và đồng thời là hành lang pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia vào hoạt động.
Thứ ba, chưa có quy định về hậu quả pháp lý với trường hợp DNBH trả tiền
bảo hiểm cho người được bảo hiểm chậm hơn thời hạn quy định trong HĐBH hoặc thời hạn 15 ngày mà pháp luật quy định. Thực trạng đó dẫn đến việc nhiều trường hợp người được bảo hiểm đã nộp đủ hồ sơ đề nghị bồi thường, DNBH đã đồng ý trả tiền nhưng một thời gian dài chưa trả tiền bồi thường, khiến người được bảo hiểm phải tự vay mượn để chi trả các chi phí khắc phục thiệt hại rồi lại vất vả đòi khoản tiền đang lẽ mình phải được hưởng tiền từ phía DNBH.
Ví dụ: Bản án 33/2020/DS-PT ngày 30/06/2020 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, Nguyên đơn là ông Nguyễn Đức N với Tổng Công ty Bảo hiểm B. Theo đó,
tại phiên tòa phúc thẩm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn cho rằng: Ngày Tổng Công ty Bảo hiểm B vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền bảo hiểm được xác định là sau 15 ngày kể từ ngày Tổng Công ty Bảo hiểm B nhận được Báo cáo giám định cuối cùng của Công ty Giám định T. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm buộc Tổng Công ty Bảo hiểm B phải trả tiền lãi chậm trả cho ông N từ ngày 14-11-2018 đến ngày xét xử sơ thẩm. Tòa án cấp sơ thẩm buộc Tổng Công ty Bảo hiểm B phải trả cho ông N số tiền bảo hiểm 4.037.800.000 đồng là có cơ sở. Đồng thời, do Tổng Công ty Bảo hiểm B chậm trả tiền bảo hiểm cho ông N nên Tòa án cấp sơ thẩm buộc Tổng Công ty Bảo hiểm B phải trả khoản tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Thứ tư, có sự mâu thuẫn giữa các qui định của Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng năm 2010 với LKDBH năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019, cụ thể là theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì những quy định về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc phải tồn tại trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm theo quy định của LKDBH năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) sẽ không phát sinh hiệu lực.
Theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, để tránh tình trạng quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng bị xâm phạm bởi những qui định có tính chất loại trừ trách nhiệm của chủ thể kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được thiết kế sẵn trong hợp đồng thì những điều khoản loại trừ này sẽ không có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc theo qui định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra kể cả trong trường hợp thực tế DNBH được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo qui định của hợp đồng. Như vậy có sự mâu thuẫn giữa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và LKDBH khi cùng qui định về những điều khoản loại trừ trách nhiệm của chủ thể kinh doanh nhưng theo hai hướng hoàn toàn trái ngược nhau: LKDBH qui định điều khoản loại trừ trách nghiệm như một điều kiện để xác định sự tồn tại của HĐBHTS. Trong khi đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại không thừa nhận giá trị hiệu lực của nó mặc dù điều khoản này tồn tại trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, khi áp dụng hai qui định của hai văn bản pháp luật này dẫn đến hai hậu quả pháp lý hoàn toàn khác nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ HĐBHTS. Cụ thể, khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra trong trường hợp được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:
- Neu áp dụng qui định của LKDBH, nhà bảo hiểm sẽ không phải thực hiện trách nhiệm bảo hiểm và bên mua bảo hiểm sẽ không nhận được tiền bảo hiểm;
- Nếu áp dụng qui định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì nhà bảo hiểm vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm và bên mua bảo hiểm sẽ nhận được toàn bộ khoản tiền bảo hiểm theo thoả thuận.
iiHien nhiên, tình trạng này sẽ dẫn đến một hệ quả là hai chủ thể trong quan hệ bảo hiểm sẽ áp dụng hai quy định của hai văn bản luật khác nhau để bảo vệ quyền lợi cho mình và bên nào cũng chính đáng, hợp pháp. Trong tình huống như vậy, có thể phải vận dụng nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành (mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng) để giải quyết vấn đề. Câu hỏi đặt ra là trong mối quan hệ giữa LKDBH và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì văn bản nào là văn bản có tính chất là Luật chung và văn bản nào có tính chất là luật chuyên ngành để ưu tiên áp dụng trong hoàn cảnh này.” [10, tr.47]
Mặc dù hai văn bản pháp luật trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xem là luật chung nhằm bảo vệ cho đối tượng chung là khách hàng trong quá trình thực hiện hành vi tiêu dùng của mình với các nhà cung cấp. Còn LKDBH được xem là luật chuyên ngành,văn bản này được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do đó nó có những quy định mang tính đặc thù hơn để thể hiện