Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng mưa thất thường, cùng với những biến đổi của khí hậu, thiên tai diễn ra ngày càng nhiều, hàng năm có thể diễn ra hàng chục con bão đi kèm với đó thường là lũ lụt, sạt lở, và dịch bệnh, v.v. Vậy những trường hợp rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân trên nếu không có một cơ chế nhằm bảo vệ cho DNBH thì sẽ có thể gây ra thiệt hại lớn cho DNBH, và cả nền kinh tế. Trước thực tế đó điều khoản loại trừ trách nghiệm bảo hiểm đã ra đời.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 LKDBH năm 2010, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được hiểu là: “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy
định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm”. Nghĩa là trong một số trường hợp,
dù sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, nhưng DNBH sẽ không phải chi trả tiền bồi thường vì đã được loại trừ trách nhiệm trong HĐBH và BMBH cũng sẽ không nhận được một khoản tiền bồi thường nào từ DNBH.
Qui định này đã thực hiện bản chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là luôn dựa trên nguyên tắc số đông bù thiểu số. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm chỉ có thể được tiến hành khi số lượng người gặp rủi ro ít hơn nhiều so với số lượng người tham
gia bảo hiểm, để DNBH có thể thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm. Điều này nhằm bảo vệ cho các DNBH sẽ không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi
xảy ra những sự kiện bảo hiểm như động đất, sóng thần, chiến tranh v.v
Khoản 2 điều 16 LKDBH năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về điều khoản loại trừ trách nghiệm bảo hiểm như sau:
3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện được bảo hiểm”.
LKDBH năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2019 cũng đã liệt kê về các phần nội dung phải có của HĐBH như sau: “Tên địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, tên địa chỉ của bên mua bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện, phạm vi bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, thời hạn bảo hiển, mức phí bảo hiểm...”, theo đó điều khoản loại trừ trách nghiệm bảo hiểm là 01 điều khoản bắt buộc phải có trong HĐBHTS. Điều khoản này không thể thiếu trong một HĐBHTS, nhằm phòng tránh các trường hợp cố tình trục lợi bảo hiểm và cân bằng quyền lợi giữa DNBH với người mua bảo hiểm.
Ngoài ra do điều khoản này sẽ đem lại quyền lợi rất lớn cho DNBH đồng thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người được bảo hiểm nên pháp luật đã bắt buộc DNBH phải giải thích rõ cho BMBH biết về các quy định của điều khoản loại trừ trách nghiệm được quy định trong HĐBHTS, pháp luật còn quy định thêm hai trường hợp mà DNBH sẽ không được loại trừ trách nghiệm bảo hiểm.
Trên thực tế điều khoản loại trừ trách nghiệm thường được các DNBH qui định thành một điều khoản riêng trong HĐBHTS, và thường chia làm hai dạng: là điều khoản loại trừ chung áp dụng chung cho tất cả các điều kiện bảo hiểm ghi trong HĐBH và điều khoản loại trừ riêng áp dụng cho từng điều kiện bảo hiểm riêng biệt.
2.1.9. Qui định về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản
Điều 23 LKDBH năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về việc chấm dứt HĐBH như sau: “Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ
luật dân sự (BLDS), hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.
Điều 422 BLDS năm 2015 quy định về hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
“(i) Hợp đồng đã được hoàn thành; (ii) Theo thỏa thuận của các bên;
(iii) Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
(iv) Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
(v) Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
(vi) Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này; (vii) Trường hợp khác do luật quy định. ”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, HĐBHTS cũng thuộc các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của BLDS. Ngoài ra, HĐBH còn chấm dứt theo các trường hợp quy định trong LKDBH, cụ thể: Trường hợp thứ nhất sẽ xảy ra khi quyền lợi có thể được bảo hiểm của BMBH không còn; Trường hợp thứ hai là nếu không có thỏa thuận gì khác thì trong thời gian thỏa thuận mà BMBH không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm thì HĐBHTS sẽ bị chấm dứt; Trường hợp cuối cùng là trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm mà BMBH không đóng đủ phí bảo hiểm theo những thoả thuận mà hai bên đã ký trong HĐBH.
Sau khi HĐBHTS chấm dứt thì sẽ có hậu quả pháp lý sau:
- DNBH phải hoàn lại phí bảo hiểm cho BMBH tương ứng với thời gian còn lại của HĐBH mà BMBH đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến HĐBH(chấm dứt theo Khoản 1 Điều 23 LKDBH).
- BMBH vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt HĐBH. Quy định này không áp dụng đối với HĐBH con người (chấm dứt theo Khoản 2 Điều 23 LKDBH).
- Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên
mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. (chấm dứt theo Khoản 3 Điều 23 LKDBH).