QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP

Một phần của tài liệu 845 pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản (Trang 64 - 66)

3.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀHỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN

Hiện nay có rất nhiều văn bản qui định về những vấn đề liên quan đến HĐBHTS, ví dụ: Luật Hàng không dân dụng, Luật Dầu khí, các Nghị định của Chính Phủ, các Quyết định của Bộ Tài chính v.v. Tuy nhiên, các văn bản đó chỉ qui định một cách gián tiếp liên quan đến qui tắc và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HĐBHTS. Theo nghiên cứu của cá nhân tôi thì chỉ có 03 văn bản là BLDS, Bộ luật Hàng hải và LKDBH là có các qui định liên quan trực tiếp và điều chỉnh những vấn đề pháp lí cụ thể của HĐBHTS. LKDBH 2010 sửa đổi bổ sung 2019 đã qui định những nội dung chính cần phải có của HĐBH, trong đây cũng đã xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HĐBHTS.

LKDBH sửa đổi bổ sung năm 2019 đã có thêm nhiều qui định mới so với pháp luật trước đó thể hiện sự bảo vệ quyền lợi cho BMBH. Chẳng hạn nếu trước kia BLDS 1995 chỉ qui định nghĩa vụ cung cấp thông tin từ một phía là BMBH(Điều 573) thì nay, LKDBH sửa đổi bổ sung năm 2010, 2019 qui định quyền của BMBH trong việc yêu cầu DNBH cung cấp đầy đủ thông tin liên quan trong hợp đồng và giải thích hợp đồng, điều khoản, qui tắc bảo hiểm. Đồng thời, để bảo vệ quyền lợi của BMBH, hạn chế việc DNBH soạn sẵn các điều khoản trong HĐBHTS, từ đó áp đặt nội dung hợp đồng hay sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành khi soạn thảo hợp đồng gây khó hiểu cho người tham gia bảo hiểm, LKDBH sửa đổi, bổ sung năm 2019 qui định các qui tắc bảo hiểm phải được Bộ tài chính phê duyệt và việc giải thích hợp đồng khi có điều khoản không rõ ràng sẽ được thực hiện theo hướng có lợi cho BMBH. “Do tính chất phức tạp của HĐBHTS mà quan hệ này chịu sự

điều chỉnh đan xen của nhiều ngành luật. Mặc dù LKDBH sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã có nhiều qui định đặc thù về HĐBH nhưng nó cũng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật chung về hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự. Do bản chất của HĐBHTS vừa mang tính dân sự, vừa mang tính kinh tế nên không thể tránh khỏi những xung đột của pháp luật về hợp đồng dân sự và pháp luật hợp đồng thương

mại. Ngoài ra cũng cần phải thống nhất các qui định về bảo hiểm tài sản trong lĩnh vực hàng hải và phi hàng hải. Do hợp đồng bảo hiểm trong lĩnh vực hàng hải còn chịu sự chi phối của pháp luật, tập quán bảo hiểm và tập quán thương mại hàng hải trên thế giới cho nên các qui định về hợp đồng bảo hiểm không thể chỉ mang tính chất đối nội trong một quốc gia mà nó đòi hỏi phải có sự giao lưu, tương đồng nhất định đối với các vấn đề mà các quốc gia trên thế giới ghi nhận.” [10, tr.75, 76]

Hiện nay Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh chi tiết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của các DNBH. Tuy nhiên, trong các văn bản đó, nhiều vấn đề đặc thù của HĐBHTS còn chưa được ghi nhận rõ ràng, còn nhiều nội dung chỉ quy định chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể. Pháp luật điều chỉnh về quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản còn nảy sinh nhiều vấn đề, do đó cần phải tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những hạn chế, từ đó theo kịp những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế và tạo sự thuận lợi cho các chủ thể thi hành pháp luật cũng như người dân khi tham gia vào quan hệ HĐHTS.

Từ những khảo cứu trên, tôi đề ra một vài phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐBHTS:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về HĐBHTS, khắc phục hạn chế của các văn

bản cũ, ban hành những văn bản mới phù hợp hơn và đảm bảo pháp luật theo kịp sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về HĐBHTS phải phù hợp với các điều

kiện thực tiễn và xu hướng phát triển nền kinh tế- xã hội.

Thứ ba, là phải hoàn thiện pháp luật về HĐBHTS trong chế định hợp đồng.

Ngoài ra để tạo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật khác nhau về HĐBHTS:

- Cần phải hoàn thiện các qui định về nội dung HĐBHTS để phù hợp với luật chung là BLDS như: “khái niệm hợp đồng, giao kết hợp đồng, phạt hợp đồng, các loại hợp đồng”. Tiếp theo cần thống nhất các quy định trong BLDS trở thành luật chung cho LKDBH. Sau lần sửa đổi BLDS đã có những quy định chung mang tính

khái quát cao hơn, thể hiện rõ quyền tự do hợp đồng, đồng thời BLDS cũng đã bãi bỏ quy định về HĐBH để tránh trùng lặp chồng chéo trong chế định hợp đồng.

- Nên định hướng rõ ràng về việc hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan, cụ thể trong BLDS nên hoàn thiện các quy định cơ bản về hợp đồng, còn lại các qui định về HĐBHTS thì hoàn thiện trong LKDBH.

- Cần kết hợp hài hòa các nội dung về pháp luật hợp đồng trong các văn bản luật, ngoài ra cần bóc tách quan hệ hợp đồng trong BLDS và thống nhất lại các qui định đó bằng LKDBH, văn bản dưới luật, sau đó có thể hệ thống và xây dựng thành một đạo luật riêng biệt để điều chỉnh quan hệ hợp đồng.

Một phần của tài liệu 845 pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w