THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
Qua phân tích, tôi thấy vấn đề pháp luật về HĐBHTS còn tồn tại nhiều hạn chế, do đó để giải quyết một cách toàn diện tôi kiến nghị một số giải pháp như sau:
Đối với các quy định của pháp luật
Một là, LKDBH nên sửa đổi bổ sung thêm phần giải thích từ ngữ để giải thích
rõ ràng hơn quy định về “mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm” tại điểm b khoản 2 Điều 18 LKDBH năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019. Hoặc ban hành thêm một văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể, để cơ quan thi hành pháp luật dễ dàng hơn trong quá trình giải quyết những vụ việc liên quan đến vấn đề tranh chấp về khai báo thông tin giữa DNBH và BMBH
Thứ hai, trong LKDBH cần bổ sung thêm qui định về “Giới hạn của các
trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm” qui định như vậy để BMBH có thể kiểm soát được các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm do DNBH đưa vào trong HĐBHTS. Đồng thời sẽ hạn chế được tình trạng DNBH cố tình lạm dụng sự lỏng lẻo và lợi dụng kẽ hở các quy định của pháp luật về “điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm” để không thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho BMBH. Theo tôi LKDBH nên qui định các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau: “Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chỉ được thoả thuận nhằm mục
đích bảo đảm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm". Điều này vừa
vẫn đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho DNBH. Có thể xây dựng 01 quy trình yêu cầu DNBH phải đăng ký các mẫu với cơ quan có thẩm quyền, mẫu này sẽ giới hạn việc xây dựng và đưa vào trong HĐBH các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của DNBH. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét để loại bỏ các qui định có khả năng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của BMBH trong hợp đồng với DNBH. Tuy nhiên giải pháp này có hạn chế là số lượng DNBH quá nhiều trong khi chỉ có 01 cơ quan tiếp nhận là Bộ Tài Chính, có thể dẫ đến tình trạng quá tải công việc, ùn ứ các vấn đề cần giải quyết, tốn kém thời gian và công sức.
Ngoài ra LKDBH cần phải bổ sung thêm qui định về hậu quả pháp lý cụ thể khi xảy ra trường hợp trong HĐBHTS thiếu điều khoản “loại trừ trách nhiệm bảo hiểm”, theo tôi có thể sửa dụng một trong hai hướng sau:
- Quy định HĐBHTS bị vô hiệu, tuy hợp đồng vẫn đảm bảo đủ các điều kiện có hệu lực, nhưng để đảm bảo quyền lợi của BMBH, thì trong trường hợp này HĐBH sẽ bị vô hiệu, và hai bên trong quan hệ hợp đồng cần soạn thảo lại bản hợp đồng mới phù hợp hơn.
- Ngoài ra có thể qui định theo hướng không công nhận việc hình thành HĐBHTS nếu trong hợp đồng đó thiếu có điều khoản này, do HĐBHTS được xem như chưa hình thành nên sẽ không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể. Từ những hai qui định đó ta đối chiếu sang BLDS 2015 “ khi hợp đồng vô
hiệu thì các bên trong quan hệ HĐBHTS phải khôi phục lại tình trạng tài sản ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận”.
Ba là, cần bổ sung thêm qui định về hậu quả pháp lý với trường hợp DNBH
chậm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Từ đó góp phần đảo bảo quyền lợi của người được bảo hiểm, tránh tình trạng DNBH chậm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm.
Bốn là, do hiện tại đang tồn tại sự mâu thuẫn về điều khoản loại trừ trách
nhiệm bảo hiểm giữa qui định của LKDBH và “Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, nên để tôi kiến nghị giải pháp sau:
- Cách thứ nhất là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ bổ sung thêm những trường hợp ngoại lệ đối với qui định loại trừ trách nhiệm của chủ thể kinh
doanh. Nghĩa là sẽ có những ngoại lệ loại trừ trách nhiệm của DNBH đối với BMBH và trách nghiệm bồi thường sẽ không phát sinh hiệu lực, “những qui định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để đảm bảo khả năng thanh toán” của DNBH là một trường hợp ngoại lệ như vậy.
- Cách thứ hai là LKDBH sẽ được bổ sung thêm các qui định về nguyên tắc xác định hiệu lực. Cụ thể khi xảy ra mâu thuẫn giữa LKDBH (với tư cách là luật chuyên ngành) với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung (với tư cách là luật điều chỉnh chung) thì Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ được xem xét để áp dụng trong một chừng mực nhất định để có thể bảo vệ tối đa quyền và lợi ích BMBH mà không xâm phạm đến lợi ích chính đáng của DNBH.
Để HĐBH nói chung và HĐBHTS nói riêng được thực hiện một cách thuận lợi và rộng rãi, trên thực tế đòi hỏi phải có sự cố gắng thực hiện của cả hai bên ký kết và đặc biệt hơn nữa là của nhà nước và toàn xã hội. Bởi ngành bảo hiểm chịu tác động của tổng hợp từ nhiều yếu tố và nó cũng tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đối với BMBH:
BMBH phải tự chủ động để tiếp cận kiến thức và nâng cao trình độ hiểu hiểu biết của mình về pháp luật nói chung và pháp luật bảo hiểm nói riêng. Do các điều khoản của HĐBHTS thường khó hiểu nên khi ký kết người tham gia bảo hiểm phải thực sự hiểu rõ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mình để tránh tranh chấp sau này xảy ra. Người mua bảo hiểm có thể yêu cầu DNBH giải thích rõ các điều khoản hợp đồng, đòi hỏi các đại lý bảo hiểm tư vấn cho mình hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn của các tổ chức tư vấn.
Ngoài ra, vì nội dung HĐBH tài sản là điều khoản mẫu do DNBH đưa ra, về nguyên tắc BMBH không sửa đổi hay bổ sung điều khoản đó. Do đó người mua bảo hiểm phải tìm hiểu kỹ các qui định để bảo vệ quyền lợi của mình.
Đối với DNBH:
iiDNBH phải phát triển hệ thống đại lý bảo hiểm với đội ngũ nhân viên có trình độ, đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với khách hàng. Thực tế để theo đuổi số lượng hợp đồng được ký kết các nhân viên đại lý nhiều lúc vô tình đã bỏ qua quyền
lợi của khách hàng. Ngày nay khi hội nhập kinh tế quốc tế với sự cạnh tranh gay gắt nếu không giữ vững được đạo đức nghề nghiệp thì đại lý bảo hiểm sẽ dễ bị cuốn theo vòng xoáy của sự phát triển mà quên đi cái gì là thực sự cần thiết để đảm bảo môi trường pháp luật lành mạnh. Vì thế DNBH cần đào tạo những người có trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Hơn thế nữa DNBH cần thiết lập nhiều kênh thông tin đối với khách hàng, việc đó sẽ vừa cung cấp thông tin cho khách, vừa thu hút được họ đến với doanh nghiệp mình. Để đạt được điều đó DNBH phải nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển và đặc biệt là kịp thời giải quyết quyền lợi cho khách hàng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Làm như thế vừa đảm bảo được mục đích của bảo hiểm, vừa tạo niềm tin cho khách hàng” .[14, tr.91,92]
Đối với nhà nước:
Nhà nước cần sớm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung, và HĐBHTS nói riêng để đáp ứng nhu cầu tham gia ngày càng gia tăng của người dân.
Từ năm 1993 đến nay ngành bảo hiểm đã phát triển không ngừng nhưng pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này không nhiều. Chỉ có LKDBH 2019 và qui định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được qui định tại Nghị định 48/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH. Vì thế, cần phải ban hành thêm nhiều văn bản mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế văm bản cũ cho phù hợp với thực tế và phù hợp với qui định của BLDS 2015. Ngoài ra, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo hiểm tài sản để người dân hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình. Khi hệ thống pháp luật đã hoàn chỉnh mà người dân không tiếp cận, không hiểu được thì pháp luật sẽ không còn tác dụng và đi vào thực tế đời sống. Nhà nước nên sử dụng biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo hiểm tài sảm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm được.
“Hơn thế nữa phải tăng cường chất lượng giải quyết tranh chấp về HĐBH tài sản. Tranh chấp trong lĩnh vực này có thể do DNBH không thực hiện đúng nội dung của hợp đồng cũng có thể do bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng nhằm trục lợi bảo hiểm và có thể do sự thiếu hoàn chỉnh của pháp luật. Không chỉ riêng lĩnh vực
bảo hiểm mà tranh chấp trong lĩnh vực nào đều gây ảnh hưởng đến giá trị của pháp luật. Thực tế có nhiều vụ tranh chấp toà án xử vẫn còn không đúng với bản chất của vụ việc. Vì lẽ đó, để đảm bảo giải quyết tranh chấp hợp lý công bằng thì phải nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm phán trong lĩnh vực này.” [14, tr.73]
Cuối cùng Nhà nước phải có các đường lối chính sách cụ thể nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng lúc đó mới có thể khuyến khích người dân tham gia để bảo vệ mình và cũng là đảm bảo sự phát triển, tồn tại của xã hội.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3, tôi đưa ra quan điểm cũng như phương hướng hoàn thiện pháp luật về HĐBHTS. Từ đó, tôi đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về HĐBHTS.
Pháp luật kinh doanh bảo hiểm đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trong nước cũng như quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, thực trạng pháp luật nước ta còn nhiều bấp cập, thiếu tính nhất quán và nhiều quy định không phù hợp với pháp luật quốc tế. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản và thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, cần nâng cao nhận thức pháp luật cho các bên tham gia bảo hiểm trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ bảo hiểm.
PHẦN KẾT LUẬN
Khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm diễn ra ngày càng phong phú và sôi động, việc các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh để mở cửa, hội nhập với sự phát triển với nền kinh tế của Việt Nam. Như vậy, để đáp ứng và thu hút khách hàng cũng như cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm khác các doanh nghiệp bảo hiểm phải tạo ra được uy tín của mình, các bên cần phải có những biện pháp để trang bị và nâng cao kiến thức pháp luật cho mình để việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản đạt hiệu quả và lợi ích cao nhất. Đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường kinh doanh bảo hiểm hiện nay thì việc nghiên cứu về hợp đồng bảo hiểm tài sản là một việc làm hết sức cần thiết.
Mục tiêu đảm bảo môi trường bảo hiểm ổn định, quyền lợi của các bên tham gia bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản được bảo đảm thì việc thành lập hợp đồng bảo hiểm tài sản là vấn đề cần thiết được chú trọng. Hợp đồng bảo hiểm tài sản là vấn đề pháp lí phức tạp, chịu sự đan xen của nhiều qui định pháp luật trong nước cũng như pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế. Hiện nay, hợp đồng bảo hiểm chịu sự điều chỉnh chủ yếu của BLDS 2015, LKDBH 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019 và các văn bản hướng dẫn ban hành, trong đó LKDBH 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019 là luật chuyên ngành qui định các lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên từ khi được ban hành đến nay, nhu cầu hoàn thiện LKDBH 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019 và qui định pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm ngày càng cần thiết để đáp ứng được sự phát triển của môi trường kinh doanh bảo hiểm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các văn bản pháp luật
1. Bộ Tài chính (2001), Thông tư 71/2001/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm
2. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 125/2012/TT-BTC Hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
3. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo tổng kết Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Chính phủ (2009), Nghị định 41/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
5. Chính phủ (2008), Nghị định 103/2008/NĐ-CP Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
6. Chính phủ (2016), Nghị định 119/2015/NĐ-CP Quy định bảo hiểm bắt buộc
trong hoạt động đầu tư xây dựng Quốc hội.
7. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015.
8. Quốc hội (2000), Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019.
9. Quyết định số 3484/QĐ-BCN ngày 05/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp.
B. Các tài liệu tham khảo khác
10. Bạch Thị Nhã Nam (2018), Những bất cập của các quy định pháp luật về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội.
11. Thái Văn Cách (2001), Thực trạng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phương hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
12. PGS.TS. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại
học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
13. Trần Phước Thu, 2014, Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
14. Nguyễn Thị Thủy, 2017, Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
15. Trần Thanh Lan, 2016, “Mối quan hệ pháp lý giữa quyền lợi được bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm tài sản”, Tạp chí Luật học số 5.
C. Website
16. https://www.pvisg.com/gioi-thieu/, ngày truy cập 12/4/2021.
17. https://www.mof.gov.vn/hoidapcstc/if/detail/81733,ngày truy cập 13/05/2021.
18. https://stp.bacgiang.gov.vn/hienthinoidung//asset_publisher/wtMnvtGfRU Ni/content/mot-so-kho-khan-vuong-mac-trongthuc-hien-phap-luat-ve-hop-ong- trong-linh-vuc-kinh-doanh-bao-hi-1 , ngày truy cập 14/05/2021.
19. http://kiemsoatbenhtatbacgiang.vn/moi-ngay-tai-nan-giao-thong-lam- thiet-
hai-300-ty-dong/, ngày truy cập 06/06/2021.
20. http ://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2021 -02- 18/thi-
truong-bao-hiem-viet-nam-nam-2021-giu-tang-truong-cao-chinh-sach-ho-tro- doanh-nghiep-tot-99941.aspx, ngày truy cập 06/06/2021.
21. https://dangcongsan.vn/an-toan-giao-thong/giao-thong-24-gio/6700- nguoi-
tu-vong-vi-tai-nan-giao-thong-trong-nam-2020-571747.html , ngày truy cập 06/06/2021.
22. http ://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2021 -02- 18/thi-
truong-bao-hiem-viet-nam-nam-2021-giu-tang-truong-cao-chinh-sach-ho-tro-