Các qui định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bảo hiểm tà

Một phần của tài liệu 845 pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản (Trang 34 - 38)

Trách nhiệm bảo hiểm sẽ phát sinh khi chỉ cần có một trong những trường hợp dưới đây:

- “Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.

- Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm.

- Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.” [14, tr.29]

Căn cứ để phát sinh trách nghiệm bảo hiểm là có bằng chứng về việc HĐBH đã được giao kết bởi BMBH và DNBH và BMBH đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc có thỏa thuận về việc nợ phí bảo hiểm với DNBH. Nếu chỉ cần thiếu 01 trong 02 yếu tố đó thì sẽ không phát sinh trách nghiệm bảo hiểm.

LKDBH năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2019 có qui định về căn cứ bồi thường như sau:

“Điều 46. Căn cứ bồi thường

1. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

2. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

3. Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.”

Trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm tài sản có 01 nguyên tắc chi phối và ảnh hưởng đến việc bồi thường của DNBH cho người được bảo hiểm. Nguyên tắc này sẽ quyết định việc khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm mà bên thụ hưởng sẽ nhận được là bao nhiêu. Theo qui định hiện nay thì trong mọi trường hợp, số tiền bảo hiểm mà người thụ hưởng nhận được không được lớn hơn giá trị thiệt hại thực tế của đối tượng bảo hiểm. Ngoài ra số tiền bảo hiểm còn phụ thuộc và bị giới hạn bởi số tiền mà hai bên đã thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

Việc bồi thường cho người được bảo hiểm phải dựa trên nhiều yếu tố, thứ nhất là dựa vào nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, thứ hai là dựa vào giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tồn thất và dựa vào mức độ thiệt hại thực tế của tài sản bảo hiểm.

“Mục đích của nguyên tắc bồi thường là thông qua việc thực hiện cam kết tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đưa người được bảo hiểm trở lại trạng thái và khả năng tài chính ban đầu như trước khi chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm. Việc bồi thường này phải được xác định cẩn thận dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Số tiền bồi thường xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản bảo hiểm được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế (khoản 1, Điều 46, LKDBH 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) và số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt qua số tiền bảo hiểm ....Thông qua số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho bên mua bảo hiểm, xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường, mối tương quan về giá trị trong các trường hợp bảo hiểm theo đúng giá trị, bảo hiểm dưới giá trị, bảo hiểm trên giá trị và bảo hiểm trùng. Theo đó, bồi thường phải được giải quyết theo giá thị trường của tài sản khi xảy ra thiệt hại và không vượt quá số tiền bảo hiểm và căn cứ để xem xét bồi thường trong quan hệ bảo hiểm tài sản là giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tồn thất và mức độ thiệt hại thực tế. Tuy nhiên việc qui định mức chi phí trả bồi thường này pháp luật cũng cho các bên tự thỏa thuận sao cho các bên không bị thiệt hại vẫn đảm bảo quyền lợi của mình. ”

[14, tr.61,62]

Nhằm ngăn chặn BMBH thực hiện các hành vi gian lận, có ý đồ xấu nhằm trục lợi bảo hiểm nên pháp luật đã quy định các nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc này

đã hạn chế được BMBH kiếm lời từ quan hệ HĐBH. Để thực hiện được nguyên tắc này, khi xảy ra rủi ro, ngoài việc DNBH xác định được đúng giá trị tổn thất thực tế của tài sản bảo hiểm và nguyên nhân gây ra tổn thất thì DNBH còn phải xác định được các chi phí hợp lý cần phải chi trả liên quan trực tiếp đến việc giải quyết và xử lý hậu quả, cũng như chi phí mà người được bảo hiểm có thể phải bỏ ra để thực hiện các chỉ dẫn của DNBH như: “chi phí để xác định giá thị trường và chi phí giám định thiệt hại tổn thất, chi phí cần thiết và hợp lí để đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí đóng góp vào tổn thất chung v.v (khoản 3, Điều 46, LKDBH 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010).”

Về hình thức bồi thường được quy định tại điều 47 LKDBH năm 2010 sửa đổi, bổ sung 2019 như sau:.

“7. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các

hình thức bồi thường sau đây: A) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;

B) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; C) Trả tiền bồi thường.

2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền. 3. Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản ”.

Điều 47 LKDBH đã qui định cụ thể các hình thức bồi thường, hình thức bồi thường sẽ do DNBH và người được bảo hiểm thỏa thuận, cụ thể là DNBH có thể bồi thường theo các hình thức sửa chữa, thay thế tài sản bị thiệt hại hoặc trả tiền bồi thường. Sau khi đã thay thế tài sản bị thiệt hại, hoặc bồi thường bằng toàn bộ theo giá thị trường của tài sản bảo hiểm DNBH có quyền thu hồi tài sản đã bị thiệt hại.

Căn cứ điều 28 LKDBH năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 qui định thời hạn yêu cầu trả tiền bồi thường như sau:

“1. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo

khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.

3. Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu

cầu”.

Thông thường, khi kí HĐBH thì hai bên là bên bán và BMBH thỏa thuận trong HĐBH sẽ ghi rõ thời gian trả tiền bảo hiểm khi có yêu cầu. Tùy vào mỗi gói bảo hiểm khác nhau thì thời hạn trả tiền bảo hiểm cũng sẽ khác nhau. Từ qui định tại điều 28 LKDBH năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 ta thấy thời hạn bồi thường HĐBHTS đã được pháp luật dự liệu ra theo từng trường hợp cụ thể, mỗi trường hợp khác nhau thì thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm cũng khác nhau.

Cụ thể thời hạn này sẽ là một năm kể từ thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hay các trở ngại khách quan khác không được tính vào thời hạn này.

Thứ hai, trong trường hợp BMBH không xác định được thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm và bên bảo hiểm chứng minh được điều này thì thời hạn qui định trên sẽ được tính từ khi BMBH biết được sự kiện đó xảy ra. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho BMBH, tránh trường hợp vì lý do khách quan mà BMBH không thể biết được việc đã xảy ra sự kiện bảo hiểm để yêu cầu DNBH chi trả tiền bảo hiểm.

Trường hợp cuối cùng, khi có sự xuất hiện của người thứ ba yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc chi trả cho những thiệt hại được qui định trong hợp đồng thuộc trách nhiệm bảo hiểm chi trả thì thời hạn sẽ được tính kể từ ngày có yêu cầu của người thứ ba.

Điều 29 LKDBH năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 qui định về thời hạn trả tiền bồi thường như sau: “Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải

hiểm; trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường”.

Qui định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm, pháp luật đã qui định một thời hạn cụ thể mà theo đó DNBH sẽ phải trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm.

Một phần của tài liệu 845 pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w