5. Kết cấu bài luận
1.2.2 Nội dung quản lý doanh thu trong hoạt động kinh doanh khách sạn
Trong kinh doanh khách sạn, tổng doanh thu_một công thức chính trong quản lý doanh thu tối ưu. Công thức này được dựa trên hai yếu tố quan trọng đó chính là công suất phòng và giá phòng như sau:
γλ ʌ , Tổng doanh thu một kỳ kinh doanh
Doanh thu cho một phòng = —---tổng phòng vật lý mà khách sạn có- - : C . .
_ Số phòng bán được Tổng doanh thu một kỳ kinh doanh
Λ.1Z Xllzi Z x ZX -Z 1 X IZ ■+
Số phòng vật lý mà khách sạn có Số phòng bán được = Công suất phòng x Giá bán trung bình
Từ công thức trên ta có thể thấy mối quan hệ mật thiết giữa hai nhân tố quan trọng quyết định lên doanh thu tổng của khách sạn.
Và đầu tiên ta cần chú ý đến quản lý công suất phòng. Quản trị công suất đề cập đến hành động đảm bảo doanh nghiệp luôn tối đa hóa được các hoạt động tiềm năng và sản lượng của mình trong mọi điều kiện. Năng lực của một doanh nghiệp được đo lường bằng số lượng mà khách sạn có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Thực tế đây là một nội dung quan trọng để so sánh kết quả thực hiện bán buồng phòng về số lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu phòng ở của khách sạn. Tính công suất buồng phòng khách sạn cho biết thông tin chính xác về số lượng khách đặt phòng và thời gian lưu trú của họ. Từ đó ước tính được doanh thu chính xác trong một thời kỳ kinh doanh khách sạn. Điều này cũng giúp chủ đầu tư và quản lý biết được tình hình hoạt động của bộ phận tiếp tân khách sạn. Việc nắm bắt được thời gian lưu trú trung bình của khách hàng giúp quản lý khách sạn đưa ra được những định hướng cụ thể đối với các hoạt động kinh doanh buồng phòng, quản lý nhân lực hoặc chủ động cung cấp đồ dùng cho khách hàng.
Người quản lý phải dựa vào chỉ số này để điều chỉnh hoạt động bán buồng phòng của mình một cách phù hợp và cạnh tranh nhất. Chỉ số này đòi hỏi công thức tính cố định và chính xác. Công suất phòng khách sạn còn là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động bán buồng của bộ phận Tiếp tân. Công suất sử dụng buồng có thể tính cho một ngày hoặc một thời kỳ (tuần, tháng, quý, năm...) nhất định.
Yếu tố thứ hai ta cần xem xét đó là định giá và kiểm soát giá sản phẩm: Mục đích chính của việc quản lý mọi tổ chức là tối đa hóa lợi nhuận trong cạnh tranh và duy trì thị trường cạnh tranh bằng cách thu được hiệu quả từ các sản phẩm. Trong ngành dịch vụ nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng, chiến lược giá là một cách để tìm giá cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ. Không đơn thuần chỉ là giúp khách sạn duy trì doanh thu ở mức tối đa, việc đặt ra một chiến lược giá còn giúp nâng cao doanh thu của khách sạn. Nếu chiến lược giá phù hợp thì sẽ giúp khách sạn tăng doanh thu và ngược lại. Thế nên, trước khi quyết định đưa ra mức giá bán cho từng loại phòng đều đòi hỏi các nhà phân tích cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Chính vì số lượng phòng là hạn chế và ít khả năng tối ưu khi đã đạt hết mức buồng phòng có thể bán, thế nhưng
giá cả lại khác, việc tăng hay giảm giá tác động lớn đến doanh thu của khách sạn mà các nhà quản lý doanh thu có thể kiểm soát được.
Nhìn chung cả hay yếu tố đều quan trọng trong việc kiểm soát doanh thu của khách sạn. Cả hai yếu tố đều có tính chất bổ trợ thông tin cho nhau, khi biết được công suất phòng ở mức nào nhà quản lý dễ dàng xác định giá bán cao hay thấp. Ngược lại khi giá bán ở mức cao, chứng tỏ công suất phòng của khách sạn đang ở mức cao. Nếu như nhà quản trị mà không biết nắm bắt thông tin kịp thời như là khi thị trường tăng cao, công suất hoạt động lớn mà giá lại thấp, chắc chắn việc không thể tối ưu doanh thu là điều hiển nhiên. Và khi nhu cầu thị trường thấp mà vẫn để giá cao thì việc mất khách là điều chắc chắn.