Mục đích thí nghiệm: Tạo ra các dòng Địa lan biến dị bằng phương pháp chiếu xạ kết hợp nuôi cấy in vitro. Lựa chọn các dòng biến dị thu được để chọn giống mới.
Mẫu thí nghiệm: PLB được hình thành sau 4 tuần từ các cụm PLB
Phương pháp thực hiện: (Theo sơđồ Hình 2.4)
Hình 2.4. Sơđồ gây tạo biến dịin vitro cây Địa lan
Để tạo các dòng biến dị, các mẫu PLB được chiếu xạ với số lượng lớn tại các liều xạ khác nhau trong khoảng liều từ 10-50Gy (dao động xung quanh liều xạ
LD50). Mẫu chiếu xạ sau đó cấy chuyền liên tục trong môi trường nhân chồi trong nhiều tháng nhằm tạo ra chồi từ mẫu đã chiếu xạ và qua đó theo dõi nhằm phát hiện các chồi biến dị về hình thái.
Các chồi biến dị phát hiện được sẽ được tách riêng và tiếp tục nuôi cấy nhân chồi qua nhiều thế hệ vô tính nhằm theo dõi tính ổn định của các biến dị đồng thời
46
gia tăng số lượng chồi biến dị trong cùng một dòng. Các chồi chưa thể phát hiện biến dị trong điều kiện in vitro vẫn được tiếp tục lựa chọn các chồi khỏe mạnh để tái sinh thành cây hoàn chỉnh và sau đó chuyển ra trồng ngoài vườn ươm để tiếp tục theo dõi khả năng xuất hiện các biến dị về hình thái.
Đối với mẫu cây đã tái sinh hoàn chỉnh sau khi chiếu xạđược chuyển ra trồng trong nhà kính và tiến hành xác định số mẫu sống sau 4 tháng để xác định liều LD50
cũng như theo dõi sự xuất hiện các biến dị về hình thái.
Chỉ tiêu theo dõi: Các biến dị hình thái về chiều cao cây, màu sắc lá và bẹ lá,
độ rộng của lá, v.v.
Công thức tính tần suất biến dị:
Tần suất biến dị = Số cá thể biến dị/Tổng số cá thể chiếu xạ
Thời gian theo dõi: Từ sau 1 tháng sau khi chiếu xạ