Đặc điểm hình thái của Địa lan 20

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TẠO DÒNG BIẾN DỊ HÌNH THÁI TRÊN CÂY ĐỊA LAN TÍM HỘT (CYMBIDIUM LA BELL “ANNA BELLE”) IN VITRO BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ GAMMA 60CO (Trang 32 - 34)

Về hình thái bên ngoài, Địa lan là những loài thân thảo, đa niên, đẻ nhánh hàng năm tạo thành những bụi nhỏ. Cây cỡ trung bình và lớn, sống bám trên cây hay ở mặt đất với lá hẹp dài, phần gốc phình to thành giả hành. Phát hoa ở gần đáy

21

của các giả hành, đứng thẳng hay cong thòng, thường dài và mang nhiều hoa. Hoa to, 3 lá đài và 2 cánh hoa rời và giống nhau (xem Hình 1.9 và Hình 1.10).

Hình 1.9.Hình ảnh mô tả cây Địa lan

Hình 1.10. Một số giống Địa lan thương phẩm tại Việt Nam (ngun: http://hoadialandalat.com)

Rễ: Có loài rễ mọc bám trên vỏ cây, mặt đất (bì sinh hay phụ sinh); có loài rễ ăn sâu trong bọng cây, trong đất mùn (địa sinh hay thực sinh). Rễ mới thường chỉ

mọc ra từ cây con, cây mẹ khó ra rễ mới mà chỉ phân nhánh từ củ rễ.

Căn hành và giả hành: Thân ngầm của chúng (căn hành) thường ngắn, nối những củ lan với nhau. Các củ lan thường là cành ngắn của căn hành. Củ già khi

22

mọc lên những cây con. Do đó người ta xếp Địa lan vào nhóm lan đa thân. Củ lan (giả hành) thường có dạng con quay hay dạng hột xoài, đường kính từ 1cm đến 15cm, củ thường tươi và được bọc trong các bẹ lá.

Lá: Lá thực thường có cuống lá, giữa bẹ lá và cuống lá có một tầng phân cách. Khi phiến lá rụng, vẫn còn đoạn bẹ ôm lấy giả hành. Lá có dạng dải, dạng mũi mác, dạng phiến.

Phát hoa và hoa: Chồi hoa thường xuất hiện bên dưới giả hành trong các nách lá, tách các bẹ già và đâm ra bên ngoài. Thông thường, mỗi giả hành chỉ cho hoa một lần. Cọng phát hoa không phân nhánh, dựng đứng hay buông thõng. Cành hoa mang từ vài đến vài chục búp hoa xếp luân phiên theo đường xoắn ốc. Búp hoa khi đã đủ lớn, bắt đầu vươn ra khỏi cọng hoa, xoay nửa vòng tròn để đưa cánh môi xuống dưới rồi bắt đầu nở.

Hoa Địa lan là hoa lưỡng tính, nhị đực và nhụy cái cùng gắn chung trên một trục hợp nhụy hình bán trụ hơi cong về phía trước (xem Hình 1.10). Địa lan chỉ thụ

phấn được nhờ côn trùng. Sau khi thụ phấn bầu noãn phình lên tạo thành quả. Quả lan là một nang có 3 góc, bên trong có chứa rất nhiều hạt. Khi chín, quả

mở theo 3 đường góc và tung vào không khí những hạt như bụi phấn màu vàng lụa. Khi rơi vào nơi có điều kiện ẩm độ, ánh sáng thích hợp và có nấm cộng sinh tham gia, hạt sẽ nẩy mầm phát triển thành cây mới.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TẠO DÒNG BIẾN DỊ HÌNH THÁI TRÊN CÂY ĐỊA LAN TÍM HỘT (CYMBIDIUM LA BELL “ANNA BELLE”) IN VITRO BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ GAMMA 60CO (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)