Nuôi cấy mô thực vật là một thuật ngữđược dùng rộng rãi để mô tả việc nuôi cấy tất cả các phần của thực vật (tế bào, mô, cơ quan) trong điều kiện vô trùng trên môi trường dinh dưỡng thích hợp.
Năm 1838, hai nhà sinh vật học Đức là Schleident và Schwann đã đề xướng thuyết tế bào và nêu rõ: mọi cơ thể sinh vật phức tạp đều gồm nhiều đơn vị nhỏ là các tế bào hợp thành.
Năm 1902, Haberlandt đã thực hiện nuôi cấy các tế bào đã phân hóa của một số cây lá mầm nhưng bị thất bại.
Năm 1934 White đã nuôi cấy thành công trong một thời gian dài đầu rễ cà chua trong môi trường lỏng.
Năm 1939, Gautheret và Nobercout đã thành công trong việc duy trì sự sinh trưởng trong thời gian vô hạn của mô sẹo cà rốt trên môi trường thạch.
Năm 1941, Overbeek ở Mỹđã chứng minh tác dụng kích thích sinh trưởng của nước dừa trong nuôi cấy phôi cây họ Cà (Datura). Sau đó năm 1948, Steward đã
27
xác nhận tác dụng của nước dừa trong nuôi cấy mô sẹo cây cà rốt. Thời gian này, nhiều chất sinh trưởng nhân tạo thuộc nhóm auxin đã được nghiên cứu và tổng hợp thành công bằng phương pháp hóa học.
Năm 1951, Skoog và Miller đã phát hiện ra các hợp chất có thể điều khiển
được sự nhân chồi.
Năm 1960, Morel cho rằng có thể nhân giống vô tính lan bằng nuôi cấy chồi
đỉnh. Từ kết quả đó, lan được xem là cây nuôi cấy mô đầu tiên được thương mại hóa. Từđó đến nay, công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được phát triển với tốc độ nhanh trên nhiều cây khác và được ứng dụng trong sản xuất và thương mại hóa.