Phân tích EF E IFE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm rau quả sạch bằng công nghệ thủy canh tại công ty cổ phần IMC đông dương​ (Trang 38 - 40)

Dựa trên kết quả phân tích đánh giá môi trƣờng kinh doanh, lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (ma trận EFE). Ma trận EFE: External Factors Evaluation Matrix là một công cụ dùng để tóm tắt và đánh giá những tác động của

các yếu tố môi trƣờng kinh doanh đối với DN.

(i) Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là công cụ cho phép đánh giá mức độ tác động chủ yếu của môi trƣờng bên ngoài đến doanh nghiệp. Ma trận EFE đƣợc triển khai theo 5 bƣớc:

Bƣớc 1: Lập danh mục các yếu tố bên ngoài chủ yếu gồm cơ hội và thách thức.

Bƣớc 2: Phân loại tầm quan trọng theo trọng số từ 0,0 (ít quan trọng nhất) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố, với tổng các trọng số là 1. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tƣơng ứng của các yếu tố đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp.

Bƣớc 3: Phân loại mức độ từ 1 (phản ứng yếu) đến 4 (phản ứng tốt) cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lƣợc hiện tại

của doanh nghiệp phản ứng với các yếu tố này.

Bƣớc 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tƣơng ứng của nó để xác định số điểm quan trọng.

Bƣớc 5: Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố đối với ngành. Số điểm trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu đối với môi trƣờng và lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tốt, tích cực.

Ƣu điểm: Hình thành bức tranh tổng quát về các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hạn chế: Việc cho điểm từng yếu tố cũng nhƣ xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan.

(ii) Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong– IFE

Tƣơng tự nhƣ các bƣớc thực hiện và tính điểm của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là công cụ dùng để đánh giá các mặt mạnh, yếu và quan trọng của các bộ phận chức năng của doanh nghiệp.

Bƣớc 1: Lập danh mục các yếu tố bên trong chủ yếu gồm các điểm mạnh và điểm yếu.

Bƣớc 2: Phân loại tầm quan trọng theo trọng số từ 0,0 (ít quan trọng nhất) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố, với tổng các trọng số là 1. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tƣơng ứng của các yếu tố đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp.

Bƣớc 3: Phân loại mức độ từ 1 (phản ứng ít) đến 4 (phản ứng tốt) cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lƣợc hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với các yếu tố này. Các điểm mạnh sẽ nhận các mức độ 4, 3 còn các điểm yêu nhận các mức độ 2 và 1.

Bƣớc 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tƣơng ứng của nó để xác định số điểm quan trọng.

Bƣớc 5: Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố đối với ngành. Số điểm trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu đối với môi trƣờng và lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tốt, tích cực.

Ƣu điểm: Hình thành bức tranh tổng thể về nội bộ doanh nghiệp với các điểm mạnh, yếu đặc thù mà các yếu tố này có ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hạn chế: Tƣơng tự nhƣ ma trận EFE, việc cho điểm từng yếu tố cũng nhƣ xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm rau quả sạch bằng công nghệ thủy canh tại công ty cổ phần IMC đông dương​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)