2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu của ngƣời khác thu thập, sử dụng cho mục đích nghiên cứu của họ do đó có thể khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu chƣa qua xử lý (dữ liệu thô) hoặc đã qua xử lý. Nhƣ vậy, dữ liệu thứ cấp cơ bản là dự liệu không phải do ngƣời nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Phƣơng pháp thu thập thông tin là phƣơng pháp bàn giấy (Desk research). Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, bao gồm dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài công ty. Về lý thuyết, thông tin thứ cấp là nguồn dữ liệu đã đƣợc sƣu tập sẵn, đã công bố. Dữ liệu thứ cấp có đăc điểm là chỉ cung cấp thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ quy mô của hiện tƣợng bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tƣợng hay vấn đề nghiên cứu.
Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn chủ yếu sau:
- Sách và các tƣ liệu về chiến lƣợc kinh doanh, chủ yếu từ internet, các trang web thông qua các bài báo, tạp chí về tạo động lực từ các báo, tạp chí; Các cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Công Thƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ…
- Các thƣ viện: Thƣ viện Đại học Quốc Gia Hà Nội, thƣ viện Đại học Kinh tế quốc dân, thƣ viện Quốc gia…
- Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên, các số liệu của các phòng nghiệp vụ, các bộ phận, phòng tổng hợp tại Công Ty Công ty cổ phần IMC Đông Dƣơng.
Kiểm tra dữ liệu: Các dữ liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau đƣợc kiểm tra theo các tiêu thức về tính pháp lý, chính xác, tính phù hợp và tính cập nhật (thời sự) bằng cách đối chiếu, so sánh để có đƣợc sự nhất quán, đảm bảo dữ liệu
phản ánh đƣợc nội dung phân tích với độ tin cậy cao và nguồn trích dẫn rõ ràng. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp, khi thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp thƣờng là những thông tin có tính cập nhật không đầy đủ, bị trễ so với hiện tại, đôi khi thiếu chính xác. Tuy nhiên, các thông tin khi tổng hợp từ dữ liệu thứ cấp rất quan trọng giúp ngƣời nghiên cứu xác định, hình thành và đƣợc đánh giá một phần nội dung nghiên cứu. Đồng thời, qua dữ liệu thứ cấp giúp cho ngƣời nghiên cứu hình dung đƣợc bức tranh chung về hiện trang của chủ đề nghiên cứu. Hơn nữa, việc am hiểu về dữ liệu thứ cấp và sự phong phú của nguồn dữ liệu này sẽ là một nhu cầu cần thiết cho ngƣời nghiên cứu vì hầu hết các việc điều hành nghiên cứu, lập kế hoạch và hoạch định chiến lƣợc phải dựa rất nhiều và dữ liệu thứ cấp.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đƣợc ghi chú nguồn trích dẫn rõ ràng và đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
b. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp phỏng vấn sâu: (phụ lục 2.1)
Bảng 2-1: Danh sách phỏng vấn sâu
TT Họ tên Chức vụ Số năm kinh nghiệm
1 Trần Văn Hải Trƣởng phòng Kinh doanh 12 năm
2 Phạm Nguyễn Đan My
Phó Tổng giám đốc Công Ty Công ty cổ phần IMC Đông
Dƣơng
8 năm
3 Trần Thị Mỹ Hạnh
Phó Tổng giám đốc Công Ty Công ty cổ phần IMC Đông
Dƣơng
4 năm
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo tại Công Ty Công ty cổ phần IMC Đông Dƣơng về các vấn đề nghiên cứu nhƣ đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty so với đối thủ cạnh tranh, nhằm thu thập thêm các thông tin cần thiết khác mà các phƣơng pháp khác chƣa thu thập đƣợc. Bảng câu hỏi đƣợc
thiết kế theo các yếu tố ảnh hƣởng của môi trƣờng bên ngoài và nội bộ với các giá trị quy ƣớc:
Đánh giá tầm quan trọng (xác định trọng số): Chọn 1: Hoàn toàn không quan trọng; Chọn 2: Ít quan trọng; Chọn 3: Khá quan trọng; Chọn 4: Quan trọng; Chọn 5: Rất quan trọng.
Đánh giá mức độ phản ứng (động thái) của công ty: Chọn 1: Phản ứng yếu; Chọn 2: Phản ứng trung bình; Chọn 3: Phản ứng khá; Chọn 4: Phản ứng tốt; Chọn 5: Phản ứng rất tốt.
Đánh giá các hoạt động nội bộ của công ty: Chọn 1: Đánh giá yếu; Chọn 2: Đánh giá trung bình; Chọn 3: Đánh giá khá; Chọn 4: Đánh giá tốt; Chọn 5: Đánh giá rất tốt.
Đồng thời, thông qua phỏng vấn sâu, tác giả tiến hành đánh giá trọng số của các yếu tố khi phân tích môi trƣờng kinh doanh bên ngoài và môi trƣờng kinh doanh nội bộ của Công ty.
Danh sách phỏng vấn sâu bao gồm nhƣ bảng 2.1.
Thời gian phỏng vấn đƣợc tiến hành vào tháng 11.2019. Địa điểm phỏng vấn: Văn phòng của Công ty.
Tiếp đến, phƣơng pháp điều tra: là phƣơng pháp khảo sát một nhóm đối tƣợng nhằm phát hiện những đặc điểm về mặt định tính và định lƣợng của các đối tƣợng nghiên cứu, thực hiện thông qua phát phiếu hỏi, phỏng vấn.
- Lập bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp ngƣời tiêu dùng sử dụng sản phẩm tƣơng tự nhƣ của Công ty cung cấp. (phụ lục 2.2)
+ Số lƣợng mẫu: 100; đƣợc chọn theo phƣơng pháp thuận tiện với các tiêu chí nhƣ dƣới đây.
+ Đối tƣợng: Ở Hà Nội, có độ tuổi từ 18-60 tuổi, dự kiến 80% là phụ nữ/ tổng số ngƣời đƣợc phỏng vấn.
+ Thời gian khảo sát vào tháng 11.2019. Sau phi phá ra 100 phiếu khảo sát, tác giả thu về 100 phiếu hợp lệ, đạt tỷ lệ phản hồi 100%
dùng sản phẩm nông nghiệp sạch và xu hƣớng tiêu dùng của họ.
Các thông tin đƣợc tập hợp từ các nguồn kể trên, đƣợc phân tích, chọn lọc các thông tin quan trọng; với các thông tin bằng con số thống kê sẽ đƣợc xử lý theo nguyên tắc phân tích thống kê. Kết luận đƣợc đƣa ra dựa trên các phân tích, đánh giá đúng đắn các dữ liệu thu đƣợc.
2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin và biểu thị thông tin
- Phƣơng pháp minh họa số liệu + Phƣơng pháp Bảng thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu. Các loại bảng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
+ Đồ thị thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đƣờng nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ƣớc các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trƣng về số lƣợng và xu hƣớng phát triển về mặt lƣợng của hiện tƣợng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp lĩnh hội đƣợc thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị đƣợc sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị đƣợc sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột.
- Phƣơng pháp phân tích thông tin
Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích thông tin, mô tả dựa trên sơ sở tính toán các chỉ tiêu tuyệt đối, tƣơng đối, các chỉ số, hệ số,... để phản ánh bản
chất, đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu, động thái, xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.
Thông tin sau khi đƣợc thu thập, tác giả đã tổng hợp lại để phân tích những vấn đề có liên quan đến yếu tố ảnh hƣởng tới chiến lƣợc kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở đó để so sánh, tìm ra xu thế trong quá trình hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của công ty.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các phiếu điều tra thu về đƣợc tác giả nhập và phân tích số liệu dựa trên phần mềm excel.
Tác giả tiến hành việc sàng lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, sau đó sử dụng một số phƣơng pháp phân tích trong nghiên cứu, là phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp dãy số thời gian.
Ngoài ra các dữ liệu thứ cấp cũng đƣợc thu thập nhằm bổ sung thêm minh chứng cho những đánh giá của tác giả. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp xử lý dữ liệu bao gồm phân loại, sắp xếp, phân tích, so sánh, tổng hợp, sử dụng sơ đồ, bảng biểu.
Phƣơng pháp mô tả và Phƣơng pháp so sánh nhằm phân tích cụ thể các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô, môi trƣờng vi mô và môi trƣờng nội bộ, để làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của công ty.
Phƣơng pháp thống kê mô tả về các yếu tố môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến công ty nhƣ số trung bình, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, nhỏ nhất, tần suất và phần trăm.
Phƣơng pháp so sánh, phân tích, tính toán chỉ tiêu từ các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế toán đƣợc so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đƣa ra nhận xét.
- Ma trận EFE, liệt kê tóm tắt các yếu tố vĩ mô và vi mô có thể ảnh hƣởng đến tổ chức.
- Ma trận EFI, liệt kê tóm tắt các yếu tố bên trong tổ chức là điểm mạnh và điểm yếu.
- Ma trận SWOT, liệt kê các cơ hội, nguy cơ bên ngoài và điểm mạnh, điểm yếu bên trong nhằm hình thành một nhóm các chiến lƣợc.
- Ma trận QSPM dùng để định lƣợng các loại thông tin đã đƣợc phân tích ở các giai đoạn đầu từ đó cho phép nhà quản trị lựa chọn chiến lƣợc tối ƣu.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH SẢN PHẨM RAU QUẢ SẠCH BẰNG CÔNG NGHỆ THỦY CANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN IMC ĐÔNG DƯƠNG 3.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần IMC Đông Dƣơng
Chủ đầu tƣ: CÔNG TY CỔ PHẦN IMC ĐÔNG DƢƠNG
Giấy phép ĐKKD số: 0106055552 do Sở KHĐT Hà Nội cấp lần đầu ngày 06/12/2012, thay đổi lần 4 ngày 11/12/2017
Đại diện pháp luật: ông Trần Trung Tuấn Chức vụ: Tổng giám đốc.
Địa chỉ trụ sở: Số 148 Thụy Khuê, phƣờng Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Nhận thức đƣợc lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và dƣ địa cho phát triển, sản phẩm nông sản và thực phẩm là nhu cầu thiết yếu nên Công ty cổ phần IMC Đông Dƣơng đã lựa chọn lĩnh vực Nông nghiệp là ngành nghề kinh doanh cốt lõi cho định hƣớng phát triển của mình. Công ty cổ phần IMC Đông Dƣơng có chiến lƣợc phát triển lâu dài và bền vững với ngành Nông nghiệp Việt Nam. Định hƣớng phát triển của Công ty cổ phần IMC Đông Dƣơng là từng bƣớc tham gia vào chuỗi giá trị của ngành Nông nghiệp và Thực phẩm ở các khâu Phát triển thị trƣờng --> Chế biến --> Trồng trọt & Chăn nuôi --> Phân phối.
Sau gần 07 năm phát triển, Công ty cổ phần IMC Đông Dƣơng đã gặt hái đƣợc những thành tựu nền tảng cho định hƣớng phát triển chiến lƣợc của mình. Ba (03) khâu trong kế hoạch phát triển của mƣời năm đầu (2012-2022) đến nay đã đƣợc hoàn thành, vƣợt chỉ tiêu định hƣớng phát triển trƣớc ba năm.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty: Sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh xuất, nhập khẩu và tiêu thụ nội địa rau, quả, nông, lâm, thủy, hải sản, thực phẩm đồ uống, các loại tinh dầu, các loại giống rau, hoa, quả nhiệt đới; kinh doanh phân bón, hóa chất, vật tƣ, bao bì chuyên ngành rau quả, nông, lâm sản và chế biến thực phẩm; kinh doanh các sản phẩm cơ khí: máy móc, thiết bị, phụ tùng; phƣơng tiện vận tải, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng…
Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành về sản xuất, chế biến rau quả, nông, lâm sản
Cung cấp dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ phát triển sản xuất, chế biến rau quả, nông, lâm sản
Kinh doanh tài chính, tham gia thị trƣờng chứng khoán
Sản xuất kinh doanh các lĩnh vực khác: giao nhận, kho cảng, vận tải và đại lý vận tải; kinh doanh bất động sản, xây lắp công nghiệp và dân dụng; khách sạn, văn phòng cho thuê.
Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc, tiếp nhận và thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tƣ phát triển để phát triển kinh doanh của công ty.
3.2 Phân tích môi trƣờng bên ngoài trong kinh doanh sản phẩm Rau quả sạch bằng công nghệ thủy canh của Công ty cổ phần IMC Đông Dƣơng bằng công nghệ thủy canh của Công ty cổ phần IMC Đông Dƣơng
3.2.1 Phân tích và dự báo môi trường vĩ mô
(i) Môi trƣờng kinh tế
Những năm trở lại đây, nền kinh tế nƣớc ta có nhiều khởi sắc. GDP của Việt Nam tăng trƣởng ở mức khá và ổn định qua các năm. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành viễn thông nói riêng đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh.
Đvt: %
Hình 3.1: Tăng trƣởng GDP của Việt Nam từ 2013 – 2018
Tính chung, GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trƣởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6% và khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%. Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,17% so với năm 2017; tích lũy tài sản tăng 8,22%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81%.
Trong khi kinh tế tăng trƣởng khá ổn định thì lãi suất ngân hàng hiện đang có xu hƣớng giảm qua các năm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn huy động với chi phí thấp hơn. Đầu tƣ phát triển cần nhu cầu vốn đầu tƣ rất lớn cho cơ sở vật chất. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi cho VNPT trong giai đoạn hiện nay.
Hình 3.2: Tình hình lãi suất của Việt Nam từ 2013 – 2018
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019 Tóm lại những năm qua, tình hình kinh tế của nƣớc ta có nhiều biến động, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhƣng đà tăng trƣởng kinh tế đã trở lại. Bên cạnh đó, lạm phát, lãi suất đƣợc Chính phủ điều hành linh hoạt, chặt chẽ góp phần tạo ra môi trƣờng ngày càng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Dự báo trong thời gian tới, các chính sách điều hành kinh tế sẽ trở nên thận trọng hơn, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trƣởng ổn định hơn nữa. Lạm phát có thể
tăng nhƣng đƣợc khống chế ở mức vừa phải do tác động của việc điều chỉnh các dịch vụ công nhƣ điện, nƣớc, y tế... là chủ yếu. Lãi suất ngân hàng có thể biến động tăng nhẹ do các yếu tố chính trị trên thế giới nhƣng nhìn chung vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong nền kinh tế mở rộng vốn đầu tƣ.
=> Đánh giá
- Kinh tế tăng trƣởng khá trong những năm này đã tác động tích cực vào nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, thực phẩm sạch.
- Lãi suất ngân hàng ổn định và có xu hƣớng giảm tạo điều kiện cho Công