bằng công nghệ thủy canh của Công ty cổ phần IMC Đông Dƣơng
3.2.1 Phân tích và dự báo môi trường vĩ mô
(i) Môi trƣờng kinh tế
Những năm trở lại đây, nền kinh tế nƣớc ta có nhiều khởi sắc. GDP của Việt Nam tăng trƣởng ở mức khá và ổn định qua các năm. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành viễn thông nói riêng đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh.
Đvt: %
Hình 3.1: Tăng trƣởng GDP của Việt Nam từ 2013 – 2018
Tính chung, GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trƣởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6% và khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%. Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,17% so với năm 2017; tích lũy tài sản tăng 8,22%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81%.
Trong khi kinh tế tăng trƣởng khá ổn định thì lãi suất ngân hàng hiện đang có xu hƣớng giảm qua các năm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn huy động với chi phí thấp hơn. Đầu tƣ phát triển cần nhu cầu vốn đầu tƣ rất lớn cho cơ sở vật chất. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi cho VNPT trong giai đoạn hiện nay.
Hình 3.2: Tình hình lãi suất của Việt Nam từ 2013 – 2018
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019 Tóm lại những năm qua, tình hình kinh tế của nƣớc ta có nhiều biến động, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhƣng đà tăng trƣởng kinh tế đã trở lại. Bên cạnh đó, lạm phát, lãi suất đƣợc Chính phủ điều hành linh hoạt, chặt chẽ góp phần tạo ra môi trƣờng ngày càng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Dự báo trong thời gian tới, các chính sách điều hành kinh tế sẽ trở nên thận trọng hơn, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trƣởng ổn định hơn nữa. Lạm phát có thể
tăng nhƣng đƣợc khống chế ở mức vừa phải do tác động của việc điều chỉnh các dịch vụ công nhƣ điện, nƣớc, y tế... là chủ yếu. Lãi suất ngân hàng có thể biến động tăng nhẹ do các yếu tố chính trị trên thế giới nhƣng nhìn chung vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong nền kinh tế mở rộng vốn đầu tƣ.
=> Đánh giá
- Kinh tế tăng trƣởng khá trong những năm này đã tác động tích cực vào nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, thực phẩm sạch.
- Lãi suất ngân hàng ổn định và có xu hƣớng giảm tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
(ii) Môi trƣờng chính trị, pháp luật
Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội của đất nƣớc đƣợc đảm bảo, cùng với đó là Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Sự ổn định của chính trị đã tạo điều kiện cho các DN hoạt động trong các ngành kinh tế hoạt động.
Vấn đề an toàn thực phẩm và thực phẩm sạch, hỗ trợ sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch trong các năm qua đang đƣợc Chính phủ rất quan tâm thực hiện. Chính phủ đã ban hành nhiều quy định pháp lý về thực phấm sạch và an toàn thực phẩm nhƣ:
- Luật số: 55/2010/QH12, Luật An toàn thực phẩm của Quốc Hội.
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
- Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
- Thông tƣ số 15/TT-BYT ngày 12/9/2012 Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Thông tƣ số 16/TT-BYT ngày 22/10/2012 Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tƣ 19/TT-BYT ngày 9/11/2012 hƣớng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP;
- Thông tƣ số 26/TT-BYT ngày 30/11/2012 Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nƣớc khoáng thiên nhiên, nƣớc uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tƣ số 11/TT-BYT ngày 8/4/2013 của Bộ Y tế hƣớng dẫn chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy chuẩn đối với thực phẩm đã qua chế biến đóng gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
Nghị định 15/CP của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm đã có sự thay đổi căn bản về quản lý thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm cũng nhƣ tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp. Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Bộ Công Thƣơng đã bãi bỏ nhiều quy định về tài liệu trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm...
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp phát triển, điển hình nhƣ:
- Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích liên kết sản xuất nông nghiệp. Nghị định này quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp (sau đây gọi chung là sản phẩm nông nghiệp).
- Về tín dụng có Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP.
- Về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, có Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; Quyết định 01/2012/QĐ- TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp
dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Về khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn.
- Chính phủ vừa ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, trong đó quy định cụ thể chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ. Bộ Công Thƣơng vừa hoàn tất dự thảo chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị vật tƣ thiết bị sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng để trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.
- Các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp sạch nhƣ: Nghị định 98/2018/NĐ-CP khuyến khích hợp tác, liên kết rong sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, gần đây nhất là Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ.
Mặc dù có khá nhiều văn bản pháp lý về kinh doanh thực phẩm sạch nhƣng trên thực tế hiện nay việc kinh doanh này còn chƣa đƣợc quy định chặt chẽ, các văn bản điều chỉnh còn thiếu và cơ quan quản lý còn chồng chéo. Chính vì vậy, thị trƣờng kinh doanh thực phẩm sạch hiện nay còn khó kiểm soát. Có một thực tế là tại một số địa phƣơng, tình trạng vi phạm pháp luật về ATTP còn khá phổ biến; sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều nơi; một lƣợng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn vẫn lƣu thông trên thị trƣờng; thực phẩm nhập lậu vẫn diễn ra. Hơn nữa, việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại về an toàn thực phẩm còn thụ động, xử lý vi phạm chƣa kiên quyết, còn có biểu hiện nể nang, né tránh; chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chƣa bảo đảm tính răn đe. Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Hoạt động bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng còn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.
Hạ tầng phụ trợ nhƣ chứng nhận, xúc tiến thƣơng mại, cơ chế đầu tƣ, dịch vụ, cung ứng vật tƣ cho nông nghiệp hữu cơ hầu nhƣ chƣa có. Ngoài ra, phí chứng
nhận sản phẩm hữu cơ của tổ chức quốc tế quá cao, trong khi tiêu chuẩn của Việt Nam mới ban hành các tổ chức chứng nhận trong nƣớc chứng nhận theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nƣớc về hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp còn chƣa thực sự phát huy hiệu quả và còn thiếu các chính sách quan trọng. Điển hình nhƣ rào cản chính vẫn là do đất đai khó tích tụ để có mặt bằng lớn cho DN, vì phần lớn đất sản xuất nông nghiệp đang còn nhỏ lẻ, manh mún.
=> Đánh giá
-Sự ổn định về chính trị là một điều kiện tốt để Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh.
-Nhà nƣớc có nhiều chính sách hỗ trợ, ƣu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất ngành nông nghiệp.
-Các quy định pháp lý về xử phạt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm còn chƣa đầy đủ, quản lý của Nhà nƣớc về kinh doanh, sản xuất, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm sạch, an toàn còn chƣa hiệu quả.
(iii) Môi trƣờng xã hội - Về sự phát triển của dân cƣ
Theo số liệu thống kê mới nhất, dân số trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 là 7.654,8 nghìn ngƣời, tăng 1,8% so năm trƣớc. Trong đó, dân số thành thị là 3.764,1 nghìn ngƣời, chiếm 49,2% và tăng 1,7% so năm 2017; dân số nông thôn là 3.890,7 nghìn ngƣời, chiếm 50,8% và tăng 1,8%. Mật độ dân số trung bình là 2.279 ngƣời/km2, dân cƣ phân bố không đều, tốc độ đô thị hóa phát triển tƣơng đối nhanh, mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao (mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.220 ngƣời/km2, trong đó cao nhất là quận Đống Đa 42.171 ngƣời/km2, thấp nhất là quận Long Biên 4.840 ngƣời/km2), cao gấp 4,9 lần so mật độ dân số trung bình toàn Thành phố (Minh Anh, 2018).
Cần lƣu ý rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến dân số Hà Nội tăng nhanh trong những năm gần đây là sự di dân từ các vùng nông thôn, các tỉnh. Theo dự báo, với mức độ tăng trung bình 3%/năm, thì đến năm 2020, dân số Hà Nội
ƣớc tính gần 10,5 triệu ngƣời. Điều này cho thấy khách hàng mục tiêu của Công ty có xu hƣớng gia tăng.
- Về thói quen tiêu dùng: Sau những lo ngại về nền kinh tế chƣa ổn định và việc làm, sức khỏe là mối quan tâm thứ ba của ngƣời tiêu dùng. Khi đƣợc hỏi về các hoạt động hàng ngày để giữ sức khỏe, ăn uống điều độ là hoạt động đƣợc 78% số ngƣời khảo sát chọn, tiếp theo là ăn thức ăn tƣơi hoặc tự nhiên (47%) và tập thể dục (46%) (Nilsen, 2016). Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch ngày càng cao trong những năm gần đây và sự gia tăng xu hƣớng quan tâm đến chất lƣợng bữa cơm gia đình của ngƣời Việt hiện đại do thu nhập và trình độ dân trí của ngƣời dân ngày càng tăng.
Hình 3.3: GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc tính
Nguồn: EIU Những phân tích của Ipsos Business Consulting cho thấy, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là tiêu chí hàng đầu của đại đa số ngƣời tiêu dùng trƣớc tình trạng thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc dẫn đến những con số đáng báo động (hơn 4,500 ca ngộ độc thực phẩm trong năm 2015). Vì thế ngƣời tiêu dùng Việt dần có xu hƣớng thay đổi thói quen mua sắm, bắt đầu quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm và an toàn sức khỏe hơn trƣớc đây. Cụ thể, chỉ số chi tiêu cho sức khỏe của ngƣời Việt có dấu hiệu tăng trong những năm tới, chiếm hơn 6% trên tổng số chi tiêu hằng năm (ƣớc tính đạt 6.8% năm 2019).
Hơn nữa, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam ngày càng tăng đều qua các năm là đòn bẩy thúc đẩy ngƣời dân sẵn sàng chi tiêu hơn đối với các các thực phẩm chất lƣợng cao và đảm bảo an toàn.
Trƣớc nhu cầu thực phẩm sạch, minh bạch về nguồn gốc ngày càng cao của cộng đồng, lĩnh vực này hứa hẹn một tƣơng lai rộng mở cho các nhà đầu tƣ mở rộng quy mô và phạm vi sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch.
=> Đánh giá
-Chất lƣợng cuộc sống càng cao thì nhu cầu về an toàn trong chế độ ăn uống càng đƣợc quan tâm. Chính vì thế, việc lựa chọn thực phẩm an toàn đƣợc ngƣời tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
-Hà Nội và các địa phƣơng lân cận có tốc độ tăng dân số nhanh và tốc độ đô thị hóa lớn nên nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng. (iv) Công nghệ
Với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học và công nghệ những năm gần đây đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế đất nƣớc cũng nhƣ các ngành sản xuất. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến các mặt hàng nông sản thời gian qua đƣợc tăng cƣờng, mang lại giá trị cao cho sản xuất nông sản.
Chiến lƣợc tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là quản trị chuỗi thực phẩm, nông sản đã và đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển công nghệ chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ...
Tuy nhiên, các công nghệ ứng dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm nhƣ công nghệ nhà kính, công nghệ tƣới tiêu tự động, công nghệ sinh hoạt trong chế biến và bảo quản thực phẩm... có chi phí đầu tƣ khá lớn nên đòi hỏi mức đầu tƣ cao, gia tăng giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, vì vậy, bảo quản sau thu hoạch là một vấn đề khó đối với ngƣời nông dân. Những ngƣời sản xuất rất khó có thể áp dụng KH-CN tiên tiến để bảo quản nông sản, giảm tỷ lệ hao hụt vì việc này đòi hỏi phải đầu tƣ lớn, trong khi khả năng của ngƣời nông dân còn có hạn. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
chƣa mặn mà đầu tƣ phát triển vì tính rủi ro cao, đầu tƣ lớn mà lâu thu hồi vốn. Ngoài ra, trình độ và thói quen của ngƣời nông dân cũng là một vấn đề, nhất là vùng sâu, vùng xa đã ảnh hƣởng đến việc phổ biến áp dụng tiến bộ kỹ thuật... Việt Nam vẫn nằm trong những quốc gia có tình trạng thất thoát thực phẩm, nông sản cao, cũng nhƣ đang gặp nhiều thách thức về quản trị chuỗi logistic trong lĩnh vực này. Kết quả khảo sát do CEL Consulting Việt Nam công bố, cho thấy chỉ tính ở khâu cung ứng, tức quy trình sản xuất từ trang trại đến nhà bán lẻ, đã có hàng trăm tấn nông sản, thực phẩm bị thất thoát, lãng phí mỗi năm. Tỷ lệ này tại Việt Nam đang ở mức cao hơn tỷ lệ trung bình của khu vực Đông Nam Á, do quy trình bảo quản sau thu hoạch, sơ chế, vận chuyển chƣa đảm bảo cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng nông