Hệ thống chỉ tiêu đo lường, đánh giá tình hình thu thuế đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đo lường, đánh giá tình hình thu thuế đối với DNNVV

Chi tiêu đánh giá kết quả thu thuế năm sau so với năm trước của các phòng,

các chi cục của ngành thuế Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016. Chỉ tiêu này có ý nghĩa

so sánh số thuế thu được qua các năm trên từng địa bàn quản lý từ đó biết được mức tăng trưởng hàng năm và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu hàng năm trên từng địa bàn trong tỉnh, đề xuất việc xây dựng dự toán thu bám sát với thực tế. Tỷ lệ (%) kết quả thu

thuế của phòng, chi cục năm

=

Tổng số thuế thu được của phòng, chi cục năm N

x100 Tổng số thuế thu được của Phòng, chi cục năm N-1

Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản thu thuế so với doanh nghiệp nhỏ và vừa,

tỷ trọng số thuế thu được của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng số thu: Chỉ

tiêu này có ý nghĩa số thuế thu được của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng bao nhiêu trên tổng số thuế thu được trong năm.

Tỷ trọng số thu đối với DNNNV trên

tổng thu (%)

= Số thuế thu được đối với DNNNV trong năm

x100 Tổng số thuế thu được của toàn chi cục trong năm

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tổng số tiền thuế thu được qua các năm (theo địa bàn, theo đối tượng nộp thuế) so với dự toán giao.

2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đo lường, đánh giá tình hình quản lý thuế đối với DNNVV

Tỷ lệ đăng ký thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ NNT đã thực

hiện nghĩa vụ đăng ký MST trong năm N so với tổng số NNT đăng ký cấp MST trong năm N-1.

Tỷ lệ đăng ký MST (%) =

Số người đăng ký nộp thuế

× 100 Số người nộp thuế phải đăng ký

- Chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ nghĩa vụ khai thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn. Đánh giá sự biến động về kê khai thuế của NNT qua

các năm: Nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế của NNT. Tiêu chí chậm nộp hồ sơ khai thuế só với thời hạn quy định trong vòng một năm (bao gồm các tờ khai tháng, quý và năm). Tiêu chí này có ý nghĩa đánh giá ý thức tuân thủ kê khai nộp thuế của NNT, nhiều lần nộp chậm thì khả năng thiếu thuế lớn.

Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai

thuế đã được NNT nộp trong năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu càng tiến dần đến 100 % thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt:

Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế (%) =

Số hồ sơ cơ quan thuế nhận được

× 100 Tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp

Số hồ sơ khai thuế đã nộp: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ phản ánh tổng số

hồ sơ khai thuế đã nhận được trong một năm. Chỉ tiêu cho thấy ý thức chấp hành của NNT trong thực hiện nghĩa vụ khai thuế.

Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế quá hạn (%): Là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ

khai thuế đã được NNT nộp trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu càng tiến dần đến 0% thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt.

Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế quá hạn (%) =

Số hồ sơ khai thuế nộp quá hạn

× 100 Tổng số hồ sơ cơ quan thuế nhận được

Số hồ sơ khai thuế nộp quá hạn: Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số hồ sơ

khai thuế NNT nộp hồ sơ quá hạn trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu phản ánh quy mô ý thức chấp hành của NNT nộp hồ sơ khai thuế quá hạn quy định.

- Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ hồ sơ phải điều chỉnh (%): là tỷ lệ so sánh giữa số

hồ khai thuế phải điều chỉnh số liệu với tổng số hồ sơ khai thuế đã nộp trong năm. Tỷ lệ điều chỉnh càng thấp thì tính tuân thủ càng tốt.

Tỷ lệ hồ sơ phải điều chỉnh (%) =

Số hồ sơ phải điều chỉnh

× 100 Tổng số hồ sơ khai thuế đã nộp

- Chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ nộp thuế:

Tỷ lệ nợ thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối so sánh, phản ánh tỷ lệ số tiền

thuế còn nợ đến 31/12 hàng năm so với tổng số tiền thuế đã nộp trong năm. Chỉ tiêu càng tiến đến 0% thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt.

Tỷ lệ nợ thuế (%) = Số tiền thuế nợ

× 100 Tổng số tiền thuế phải nộp

Tỷ lệ NNT nợ thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối so sánh, phản ánh tỷ lệ NNT

còn nợ đến 31/12 hàng năm so với tổng số NNT. Chỉ tiêu càng tiến đến 0% thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt.

-Phân loại quy mô doanh nghiệp : Việc phân nhóm NNT theo quy mô doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác điều hành thanh tra, kiểm tra thuế, phân bổ hợp lý trong việc thanh, kiểm tra thuế, đánh giá tuân thủ của từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và được phân ngưỡng dựa vào Doanh thu và thuế TNDN phát sinh, tương ứng với 4 mức lớn, vừa, nhỏ và rất nhỏ.

Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế : Tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế đánh giá trên cơ sở hình thức sở hữu về vốn của doanh nghiệp. Hình thức sở hữu phản ánh mức độ rủi ro về thuế của doanh nghiệp là cao, trung bình hay thấp,. Các doanh nhiệp sở hữu tư nhân thì rủi ro hơn các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước

-Nhóm tiêu chí vê Lịch sử thanh tra, kiểm tra của NNT : Đánh giá dựa trên kỳ đã được thanh tra, kiểm tra gần nhất là kỳ nộp thuế TNDN cuối cùng cơ quan thuế thực hiện thanh tra kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ kê khai nộp thuế của NNT. Như vậy doanh nghiệp mới được thanh, kiểm tra mức độ tuân thủ tốt hơn. Thời gian kể từ lần thanh, kiểm tra gần nhất

Số thuế truy thu trên cuộc kiểm tra =

Số tiền thuế truy thu qua kiểm tra trong năm

Tổng số DN đã kiểm tra trong năm

Là chỉ tiêu số tuyệt đối so sánh, phản ánh số thuế truy thu qua kiểm tra trong năm so với các năm trong giai đoạn. Chỉ tiêu càng nhỏ thì việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp càng tốt.

- Chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với kết quả thanh tra, kiểm tra là: số thuế truy thu bình quân qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Số truy thu càng thấp thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt. Chỉ tiêu được tính theo phương pháp bình quân số học giản đơn.

-Các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT

-Về chỉ số đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế

Tỷ lệ mức độ hài lòng của NNT : Là chỉ tiêu số tương đối so sánh, phản ánh

tỷ lệ NNT rất hài lòng, không hài lòng so với tổng số phiếu điều ra ( tổng số phiếu điều tra là 100)

Tỷ lệ mức độ hài lòng

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ TP VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Khái quát về Chi cục thuế Thành phố Vĩnh Yên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế TP Vĩnh Yên

Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định số 218-HĐBT ngày 7/8/1990 về việc thành lập ngành thuế nhà nước được hợp nhất từ 3 hệ thống tổ chức: Thu quốc doanh, thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp, thực hiện sự đổi mới cơ bản về hệ thống tổ chức thống nhất, kiện toàn bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm các mục tiêu cảI cách hệ thống thuế mới với hiệu quả cao nhất. Ngành thuế nhà nước được tổ chức qua 3 cấp từ tổng cục thuế, cục thuế đến chi cục thuế; được xác định rõ quyền hạn trách nhiệm và sự phân công cụ thể hợp lý giữa cơ quan thuế ngành dọc cấp trên và chính quyền từng cấp trong tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chế độ thuế chung cả nước và trên địa bàn lãnh thổ theo nguyên tắc song hành lãnh đạo. Trước khi thành lập tỉnh Vĩnh Phúc Chi cục thuế TP Vĩnh Yên trực thuộc Ban tài chính giá cả phòng thuế công thương nghiệp thuộc Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phú cũ và thuộc Sở tài chính Vĩnh phú quản lý.

Ngày 01/01/1997 thực hiện tách tỉnh Vĩnh Phú ( cũ ) thành tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ do đó Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập. Tại thời điểm này Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên chính thức được thành lập và chịu sự quản lý trực tiếp là Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc với 04 đội liên xã phường và tổng số 30 cán bộ công nhân viên chức. Tổng số thu những năm 1990 đến 1997 vào khoảng vài trăm triệu, nguồn thu chủ yếu thu từ các sắc thuế như Thuê hàng hóa, thuế buôn chuyến, thuế sát sinh, thuế doanh nghiệp, lợi tức doanh nghiệp và thu từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Từ khi tái lập tỉnh Vĩnh phúc tới nay đáp ứng với đường lối đổi mới kinh tế và là một tỉnh trẻ ngành thuế đã thay đổi căn bản phương thức quản lý và sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư thay đổi căn bản cả về chất và lượng. Ngành thuế Vĩnh phúc nói chung, Chi cục thuế Vĩnh Yên nói riêng luôn là đơn vị đi đầu trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách. Từ những con số vài trăm triệu đồng tiền thuế mỗi năm ở những năm đầu tái lập tỉnh đến nay số thu của Chi cục Thuế đã lên đến vài trăm nghìn tỷ như năm 2010 đạt gần 300 tỷ đồng, từ năm 2011 đến nay số thu trung bình khoản trên 500 tỷ đồng với 10 đội thuế chức năm và 79 cán bộ công chức quản lý 7 phường và 2 xã. Trải qua quá trình hình thành và phát triển như trên Đảng bộ, chính quyền và cán bộ công chức trong

Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên luôn phát huy tinh thần đoàn kết phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục thuế TP Vĩnh Yên

Thực hiện Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế và thực hiện Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục Thuế; cơ cấu, tổ chức bộ máy Chi cục Thuế TP.Vĩnh Yên được cơ cấu, sắp xếp lại để đáp ứng theo yêu cầu quản lý thuế mới, phù hợp theo quy định của Luật Quản lý thuế.

* Vị trí, chức năng

1. Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2. Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật

* Nhiệm vụ và quyền hạn

Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

2. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

3. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

4. Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

5. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế : đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

6. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;

7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

8. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

9. Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

10. Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;

11. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;

12. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.

13. Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.

14. Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)