5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ
và vừa
3.3.2.1. Về cơ chế chính sách
Hệ thống chính sách thuế, hệ thống chính sách về quản lý đang trong quá trình hoàn thiện, thường xuyên thay đổi nên việc triển khai thi hành còn có độ trễ, làm cho NNT nắm bắt thông tin không đầy đủ đồng bộ đẫn đến những vướng mắc trong thực thi.
Các quy trình nghiệp vụ và các văn bản chính sách áp dụng đối với các doanh nghiệp vẫn còn những vấn đề chưa đồng nhất làm ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện của các cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế. Công tác chỉ đạo điều hành mới chỉ tập trung vào các sắc thuế, những doanh nghiệp có số thu cao. Những sắc thuế có số thu ít và nhất là lĩnh vực thu phí và lệ phí công tác chỉ đạo điều hành, giám sát thu chưa được coi trọng. Nên khi các sắc thuế, các doanh nghiệp có số thu lớn, có biến động thì việc huy động nguồn thu từ các sắc thuế có số thu ít và các khoản từ thu phí và lệ phí gặp khó khăn trở ngại, làm cho việc thực hiện dự toán thu không đạt.
Năng lực, trình độ, kỹ năng, trách nhiệm quản lý của một số cán bộ, công chức thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý mới, chưa phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách pháp luật thuế cho NNT có nhiều chuyển biến nhưng chưa thật đáp ứng yêu cầu để nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của Nhà nước. Công tác tuyên truyền chưa thực sự đi sâu vào từng sắc thuế, từng đối tượng nộp thuế.
Công tác lập dự toán thu NSNN là khâu quan trong quyết định tới nhiệm vụ thu NSNN nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hạn chế lớn nhất là việc phân tích dự báo thu chưa chính xác, dự toán không sát với thực tế, làm ảnh hưởng đến công tác điều hành thu NSNN ở địa phương, hạn chế tính chủ động của ngân sách các cấp.
Công tác lập dự toán thu NSNN hàng năm trên cơ sở số thu năm trước, tăng trưởng kinh tế, chỉ số tiêu dùng và các quy định về thu thuế, phí và lệ. Lập dự toán thu NSNN của Tổng Cục thuế chưa mang tính định hướng cho từng giai đoạn, với những tiêu chí thống nhất, đồng bộ nên các cấp cơ sở địa phương cũng không xây dựng được chiến lược dài hạn, khai thác nuôi dưỡng, ổn định nguồn thu đảm bảo cho hoạt động chi ngân sách ở địa phương.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về NNT cần phải được cập nhật kịp thời, thường xuyên hơn nữa, phân quyền khai thác các ứng dụng quản lý cho các bộ phận còn hạn chế. Việc kết nối thông tin về NNT giữa các phần mềm quản lý còn hạn chế dẫn đến việc liên kết thông tin quản lý đối tượng nộp thuế chưa được đồng bộ, thường xuyên, từ đó tạo ra khó khăn trong việc quản lý doanh nghiệp.
3.3.2.2. Những tồn tại, hanh chế đối với công tác đăng ký thuế
a. Đối với công tác đăng ký thuế
+ Việc quản lý, kết nối trao đổi thông tin Đăng ký thuế giữa Cục thuế tỉnh và Sở KHĐT còn có vướng mắc, như:
- NNT đăng ký kinh doanh được Sở KHĐT cấp GCN, nhưng Cơ quan thuế đôi khi không thực hiện thông tin liên lạc được với DN vì trên cơ sở dữ liệu khi Sở KHĐT gửi sang theo cơ chế liên thông không đầy đủ (ví dụ như: không có số điện thoại, địa chỉ email,…)
- Các doanh nghiệp thay đổi thông tin liên quan đến chuyển nhượng vốn, thay đổi cổ đông góp vốn, thay đổi tỷ lệ góp vốn,… từ Sở KHĐT chuyển sang theo cơ chế liên thông, nhưng ứng dụng TMS của Cơ quan Thuế không nhìn thấy được các thông tin thay đổi này dẫn đến không thể biết để đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện kê khai nghĩa vụ thuế đối với chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần.
- Việc cập nhật trạng thái MST tại CQT và Sở KHĐT vẫn chưa được đồng bộ thống nhất. Ví dụ: DN tạm nghỉ sản xuất kinh doanh, đã có thông báo tạm ngừng hoạt động gửi đồng thời Sở KHĐT và Cơ quan thuế, Cơ quan thuế không chấp nhận do trái quy định của pháp luật nhưng Sở KHĐT vẫn cập nhật tạm ngừng vào hệ thống, gây trở ngại cho công tác quản lý MST nói riêng và quản lý thuế nói chung, hoặc một số MST của DN đã đóng ở trạng thái bỏ trốn, mất tích nhưng Sở KHĐT vẫn cấp thay đổi thông tin DN, dẫn đến số liệu quản lý chưa đồng nhất.
+ Tại Cơ quan thuế còn tồn tại một số vấn đề như:
- Việc phối kết hợp để hoàn thiện hồ sơ NNT (trong việc: chuyển CQT, đóng cửa/tạm đóng cửa) với các đội KTr và các CCT còn chậm so với thời gian quy định
gây ảnh hưởng đến công tác quản lý, hoạt động SXKD của NNT và thời hạn xác nhận các giao dịch trả lời Sở KHĐT.
- Một số đơn vị theo dõi chưa đầy đủ các DN đã được Cục thuế phân cấp quản lý. Các trường hợp bỏ kinh doanh, ngừng kinh doanh chưa thực hiện xử lý kịp thời nên vẫn còn tồn nhiều trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế ảnh hưởng đến việc phân tích, báo cáo số liệu quản lý thuế, ảnh hưởng đến việc giao kế hoạch thu, giao kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
b. Đối với công tác quản lý kê khai thuế
- Do hiệu lực của chính sách mới thay đổi trong giai đoạn này, dẫn đến một số HSKT chưa được ứng dụng HTKK, TMS, … hỗ trợ, như: Các mẫu tờ khai liên quan đến công tác đăng ký thuế, các mẫu tờ khai liên quan đến thuế GTGT, TNCN, mẫu chứng từ mới, … (nhất là các mẫu tờ khai bổ xung cho các kỳ kê khai trước đó) nên bộ phận KK-KTT phải thực hiện nhập tờ khai bằng phương pháp thủ công không tránh khỏi sai sót, nhập chậm so với quy định. Đồng thời tờ khai nhận vào hệ thống TMS còn lỗi nhiều, không được hạch toán lên sổ thuế, cán bộ kê khai thường xuyên phải rà soát, tìm lỗi và khắc phục lỗi bằng phương pháp nhập tay thủ công.
- Việc tiếp nhận tờ khai thuế trên hệ thống iHTKK còn có vướng mắc, còn tồn nhiều tờ khai trên trục truyền tin tại các đầu nhận của CCT, nhưng phòng KK- KTT ko được cấp quyền chức năng, nên tính chỉ đạo rà soát trước khóa sổ ở các CCT gặp khó khăn.
- Việc đối chiếu quan hệ NSNN trong biên bản thanh, kiểm tra cũng gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian rà soát, đối chiếu do số liệu trên các Biên bản, Quyết định của các đoàn thanh tra, kiểm tra lấy chưa khớp với số liệu kê khai của NNT trên hệ thống Quản lý thuế TMS của ngành.
c. Đối với công tác kế toán thuế
-Các chứng từ nộp vẫn còn nhiều nhầm lẫn trong cách ghi MLNS (mã, chương, tiểu mục, …); nhầm lẫn Kho bạc thu; vãng lai,… nên mất nhiều thời gian rà soát, đối chiếu, điều chỉnh.
-Tình trạng treo thừa tiền nộp thuế trên hệ thống quản lý thuế TMS là khá lớn, với nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan.
d. Đối với công tác xử lý hồ sơ và báo cáo kết quả hoàn thuế
Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn trước còn 6 ngày làm việc, trong khi NNT không phải kê khai và nộp bảng kê đầu ra, đầu vào tới cơ quan thuế, hồ sơ đề nghị hoàn chỉ bao gồm Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước. Đồng thời, có nhiều văn bản ban hành mang tính giai đoạn nhằm tăng cường quản lý trong
công tác hoàn thuế GTGT thuế (ví dụ: TT130, CV13804 BTC, CV 4670 TCT, ...) Đây chính là một trong các yếu tố gây áp lực tới Cơ quan thuế khi giải quyết hồ sơ hoàn thuế vì chưa đủ thông tin liên quan đến số thuế GTGT đủ điều kiện hoàn.
Việc giám sát hoàn tự động hiện đang còn một số vướng mắc do chưa đồng nhất giữa chính sách và ứng dụng quản lý thuế TMS gây ảnh hưởng đến thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Thời gian luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận liên quan còn chưa đúng quy định, làm kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Chi cục Thuế báo cáo hồ sơ hoàn thuế chưa kịp thời, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến công tác dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng.
Ngoài ra, việc phối kết hợp trong công tác giữa các Phòng, các Bộ phận liên quan còn hạn chế, chưa được như mong muốn;
3.3.2.3. Những tồn tại, hạn chế về công tác thanh tra, kiểm tra
- Những tồn tại của công tác thanh tra:
Công tác kiểm tra, thanh tra Thuế tuy đã được đẩy mạnh song bố trí lực lượng còn mỏng chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ nhất là trong giai đoạn hiện nay.
- Những tồn tại của công tác kiểm tra:
Công tác đôn đốc thu nộp sau kiểm tra đối với một số doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên số tiền truy thu và phạt nộp vào NSNN chưa cao, còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế theo quy trình kiểm tra thuế mới còn nhiều lúng túng, phần mềm kiểm tra tự động bằng công nghệ thông tin còn chưa ổn định và đồng bộ nên việc kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn; việc kiểm tra thuế tại trụ sở CQT còn mang nặng tính thủ tục, chưa phát hiện được nhiều rủi ro tiềm ẩn của người nộp thuế; việc cập nhật kết quả kiểm tra vào ứng dụng TTR, TPR chưa được thường xuyên liên tục (nhất là kết quả kiểm tra tại cơ quan Thuế), do vậy kết quả kiểm tra thuế tại từng thời điểm thiếu chính xác.
Việc chấp hành quy trình kiểm tra còn chưa thực sự nghiêm túc, thời gian kiểm tra của một số cuộc kiểm tra còn để kéo dài, chưa có giải pháp, biện pháp xử lý dứt điểm, do nhiều đơn vị cung cấp hồ sơ tài liệu không đầy đủ kịp thời, phải giải trình nhiều lần hoặc do nhiều lý do khác nhau đơn vị xin hoãn, giãn thời gian kiểm tra...
3.3.2.4. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ thuế
* Về cơ chế chính sách:
- Cưỡng chế nợ thuế: Việc thực hiện cưỡng chế theo tuần tự các biện pháp, làm cho công tác cưỡng chế nợ thuế thiếu đi tính linh hoạt và dào cản lớn là biện
pháp cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng thì ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất kinh doanh của NNT, điều này dẫn đến chỉ có thể áp dụng được biện pháp cưỡng chế bằng việc trích tài khoản Ngân hàng; Tuy vậy biện pháp này cũng rất khó thực hiện vì đa số các doanh nghiệp nợ đang gặp khó khăn, tài khoản không có tiền.
- Chính sách thuế thường xuyên thay đổi, phần mềm thường xuyên nâng cấp, mục lục ngân sách thay đổi... số liệu nợ trên phần mềm còn nhiều sai lệch so với số liệu nợ của doanh nghiệp.
- Khuôn khổ pháp lý về cưỡng chế nợ thuế chưa hoàn thiện và chưa hợp lý. Hiện Luật Quản lý thuế quy định còn khá cứng nhắc về nguyên tắc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Theo đó, chỉ khi không thực hiện được biện pháp cưỡng chế quy định trước thì mới được thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế tiếp theo.
- Một số nội dung trong quy trình quản lý nợ chưa hợp lý, đặc biệt là quy định về phân loại nợ thuế. Hiện tại quy trình này mới chỉ hướng dẫn phân loại nợ thuế theo khả năng thu với 4 nhóm là nợ có khả năng thu, nợ khó thu, nợ chờ xử lý và nợ chờ điều chỉnh.Trong khi đó, nhiều tiêu chí khác cần thiết sử dụng để phân loại nợ hiện chưa được quy định trong quy trình quản lý nợ thuế.
- Hiện chưa có chính sách cho phép DN gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh được gia hạn nộp thuế và cam kết nộp thuế trên cơ sở phương án sản xuất, kinh doanh khả thi.
- Số thuế nợ đọng của các DN, vẫn còn ở mức cao bằng 25,2% so với tổng thu NSNN năm 2016 trong khi Tổng cục thuế giao đến 31/12/2016 tổng nợ bằng 10% so với tổng thu NSNN năm 2016 , cần tích cực tham mưu đề xuất với các cấp Uỷ Đảng, chính quyền về các biện pháp xử lý nợ đọng thuế nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng nợ đọng thuế ở các doanh nghiệp.
* Về quản lý của cơ quan thuế
- Công tác phối hợp giữa các phòng chức năng chưa được chặt chẽ, kịp thời... nên số liệu trên ứng dụng QLT, QLN còn nhiều sai sót.
- Một số Chi cục chưa quan tâm sát sao đến công tác QLN thuế, cụ thể từ công tác phân công con người, trang thiết bị làm việc cho bộ phận QLN Phân chức năng còn chồng chéo, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng...
- Ứng dụng quản lý thuế nói chung và ứng dụng quản lý nợ nói riêng tuy đã được nâng cấp song việc triển khai ứng dụng Quản lý nợ cấp Chi cục gặp rất nhiều khó khăn do trình độ của cán bộ còn yếu, trang thiết bị còn thiếu, ảnh hưởng lớn đến việc theo dõi, phân tích, phân loại nợ để áp dụng các biện pháp thu hồi nợ.
- Công tác xác minh tài khoản ngân hàng gặp nhiều khó khăn do Ngân hàng, các tổ chức tín dụng chưa cung cấp các thông tin kịp thời.
- Một số nội dung trong quy trình quản lý nợ chưa hợp lý, đặc biệt là quy định về phân loại nợ thuế. Hiện tại quy trình này mới chỉ hướng dẫn phân loại nợ thuế theo khả năng thu với 3 nhóm là nợ có khả năng thu, nợ khó thu và nợ chờ xử lý. Trong khi đó, nhiều tiêu chí khác cần thiết sử dụng để phân loại nợ hiện chưa được quy định trong quy trình quản lý nợ thuế.
* Về phía người nộp thuế
- Doanh nghiệp gặp khó khăn trong Sản xuất kinh doanh: Giá cả, lãi suất, chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chịu ảnh hưởng việc cắt giảm chi tiêu công trong lĩnh vực đầu tư XDCB, hàng hoá sản xuất không tiêu thu được, sản xuất đình đốn không có tiền để nộp NSNN.
- Các doanh nghiệp XDCB chủ yếu dựng các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách, phải ứng vốn để đầu tư, nay không được thanh toán vốn kịp thời, gặp rất nhiều khó khăn và không có tiền trả nợ thuế.
- Nợ thuế không có khả năng thu, khó thu, nợ dây dưa kéo dài diễn ra ở hầu hết các sắc thuế. Đặc biệt nợ thuế của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn ở mức rất cao nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để thu nợ.