Mục tiêu quản lý thuế đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 110 - 113)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Mục tiêu quản lý thuế đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, Ngành Thuế vẫn tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được,

Thực hiện thành công chiến lược cải cách chính sách thuế đến năm 2020 theo đúng lộ trình mà Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã đề ra.

Xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế và phí, lệ phí hợp lý để thúc đẩy phát triển nhanh sức sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng tích tụ của doanh nghiệp, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư áp dụng công nghệ cao, đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của ngân sách nhà nước.

- Hệ thống chính sách thuế và phí, lệ phí được sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; đảm bảo mở rộng cơ sở thuế, phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế và cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ lệ động viên từ thu nội địa, (không kể thu từ dầu thô) năm 2015 chiếm trên 70% tổng thu ngân sách nhà nước, năm 2020 chiếm trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước (năm 2010 là 63,4%).

- Hệ thống chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thông lệ quốc tế, chủ động hội nhập, khuyến khích thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, từ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, đồng thời bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời gian đối với các ngành kinh tế, ngành công nghiệp; thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Từng bước đơn giản hóa chính sách thuế, bảo đảm chính sách rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện giúp cho người nộp thuế tự giác thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

- Hệ thống chính sách thuế được hoàn hiện và có cơ cấu hợp lý, với những định hướng chủ yếu như sau:

+ Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước 23-24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế và phí, lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế và phí, lệ phí quân hàng năm đạt khoảng 16-18% năm.

+ Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước và tỷ lệ động viên từ thuế và phí, lệ phí trên GDP ở mức hợp lý theo định hướng mức thuế được nghiên cứu điều chỉnh giảm mức động viên trên một đơn vị hàng hóa, doanh thu dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, khuyến kích tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.

Hệ thống chính sách thuế giai đoạn này sẽ bao gồm các sắc thuế và phí, lệ phí và các khoản thu ngân sách nhà nước như giai đoạn 2011-2015, trong đó nội dung từng sắc thuế được sửa đổi, bổ sung phù hợp theo cam kết WTO, các cam kết mậu dịch tự do khu vực và song phương, đảm bảo tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy đầu tư, đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào 2020; các sắc thuế và thu ngân sách nhà nước liên quan đến đất đai, bất động sản được nghiên cứu xây dựng đồng bộ.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền chính sách thuế, đẩy nhanh tiến độ triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đặc biệt là công tác kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Thứ hai, Cải cách quản lý thuế đến năm 2020 hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ;

kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ người nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, đưa Việt Nam thuộc các nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020.

Thứ ba, Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo tự toán thu

NSNN, làm tốt công tác kê khai, quản lý nợ thuế, thanh tra, kiểm tra.

Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước và hiệu quả công

tác quản lý thuế trên địa bàn thành phố năm 2016 -2020. Phải Bao quát các nguồn

thu, giảm thất thu thuế, góp phần bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịch thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; đồng thời từng bước kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh,qua đó thúc đẩy đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng. Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế cũng được nâng cao hơn qua thực

hiện cơ chế cơ sở sản xuất kinh doanh tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật

Về công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành thu: Tranh thủ sự quan tâm chỉ

đạo trực tiếp của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố Vĩnh Yên, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc; Các phòng ban chuyên môn của Cục, của Thành phố, chính quyền xã, phường; Chủ động rà soát, đánh giá phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tham mưu với HĐND, UBND thành phố xây dựng kế hoạch khai thác nguồn thu phù hợp và hiệu quả.

Về công tác quản lý kê khai: Phấn đấu 100% các doanh nghiệp hoạt động

trên địa bàn đều đến cơ quan thuế đăng ký thuế, kê khai thuế. Số doanh nghiệp kê khai đảm bảo đúng quy định đạt từ 98% trở lên.

Quản lý tốt công tác nợ thuế: Chi cục cần xây dựng kế hoạch, đề ra biện

pháp quản lý và thu nợ có hiệu quả, nghiêm túc thực hiện các Đề án chống thất thu trên địa bàn. Tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Nhằm hạn chế nợ mới phát sinh lớn, phấn đấu tổng số nợ thuế đến 31/12 không vượt quá 5% so với số thực thu ngân sách trong năm.

Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ: Tăng cường công tác tuyên truyền trên nhiều

phương diện, truyền thông, mạng, pano, quảng cáo, tờ rơi, lưu động…

Về công tác thanh tra, kiểm tra: Công tác kiểm tra đảm bảo 100% kế hoạch

Cục giao, phấn đấu kiểm tra đảm bảo 10% trên số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.

Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số đơn vị đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích để phản ánh đúng trạng thái mã số thuế trong phần mềm quản lý thuế. Tăng cường kiểm tra tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế.

Thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Nghiêm túc triển khai thực hiện Luật số 218/2012/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Luật số 31/2013/QH13 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT;

Thực hiện tốt chương trình phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan Thuế và chương trình công tác của Ngành;

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật của ngành, nghiêm túc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí..

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)