- Chi phi dịch vụ mua ngoái Chi phi bàng tiên khác
c. Xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
trong những công việc quan trọng nhất và chỉ được thực hiện bởi các KTV cấp cao. KTV cấp cao sẽ tính toán mức trọng yếu dựa vào các chỉ tiêu gồm lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, doanh thu thuần, tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu. Mức trọng yếu được xác định dựa trên một số tiêu chí nhất định, tùy thuộc vào từng tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực, ngành nghề hoặc hình thức sở hữu và các thông tin thu thập được của KH mà KTV sẽ đánh giá, nhận xét để chọn ra một tiêu chí riêng làm cơ sơ tính mức trọng yếu.
- Mức trọng yếu (Materiality - M): là mức độ trọng yếu chung cho toàn bộ
BCTC, là ngưỡng mà tổng các sai sót cộng gộp của tất cả các khoản mục trên BCTC
không được vượt quá.
- Mức trọng yếu thực hiện (Performance Materiality - PM): là căn cứ để KTV
thực hiện các thủ tục kiểm toán với giả định luôn có sai sót có thể dự tính được (anticipated unrecorded misstatement) của KTV.
- Ngưỡng sai sớt không đáng kể hay ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (CTT -
Clearly Trivial Misstatement): là mức trọng yếu có thể chấp nhận được và được
xác
định bằng 1% - 5% giá trị trọng yếu. Trong quá trình kiểm toán, nếu KTV tính
ra các
khoản chênh lệch mà các khoản chênh lệch này nhỏ hơn ngưỡng sai sót không
đáng kể
đã được thiết lập thì KTV có thể giảm bớt thủ tục kiểm tra chi tiết và không cần thiết
phải đưa ra BTĐC nếu được sự cho phép của trưởng nhóm kiểm toán. Ngược
lại, nếu
các chênh lệch lớn hơn ngưỡng sai sót không đáng kể thì KTV cần xem xét và tổng
hợp lại; nếu tổng các chênh lệch lớn hơn mức trọng yếu thực hiện thì được coi
đó là
sai sót trọng yếu.
KTV dựa vào các thông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp. Mục đích của việc xác định mức trọng yếu là để:
thu, tổng tài sản, tổng nguồn vốn) và tỷ lệ sử dụng để tính ra mức trọng yếu.
- Phương pháp xác lập mức trọng yếu ở mức độ khoản mục căn cứ trên mức trọng yếu tổng thể.
Rủi ro kiểm toán: là rủi ro do công ty kiểm toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xét
không thích hợp khi BCTC vẫn còn sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán được xác định thông qua việc đánh giá ba bộ phận là rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR). Trong đó:
- Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk — IR): là rủi ro tiềm ẩn, là khả năng các nghiệp
vụ, khoản mục được kiểm toán có chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng
biệt hoặc khi tính gộp với các sai sót khác dù có hay không có hệ thống KSNB.
- Rủi ro kiểm soát (Control Risk): là rủi ro mà sai sót trọng yếu trong các nghiệp
vụ, khoản mục được kiểm toán khi tính riêng lẻ hay tính gộp với các sai phạm
khác mà
hệ thống KSNB đã không ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa kịp thời.
- Rủi ro phát hiện (Detection Risk): là rủi ro mà KTV không phát hiện ra các sai
sót trọng yếu trong các nghiệp vụ, khoản mục được kiểm toán khi chúng nằm riêng
biệt hay khi gộp với các sai sót khác.
Trong đó rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát sẽ được KTV đánh giá đối với từng khoản mục. Trong một cuộc kiểm toán, tính trọng yếu và rủi ro luôn có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau nghĩa là nếu mức trọng yếu có thể chấp nhận được càng tăng lên thì rủi ro kiểm toán càng giảm đi và ngược lại. Mối quan hệ này có một ý nghĩa rất quan trọng đối với KTV khi lập kế hoạch kiểm toán để nhằm xác định về nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán cần áp dụng.
Bất cứ một cuộc kiểm toán nào cũng có thể xảy ra rủi ro bởi nhiều nguyên nhân như:
- KTV thường chỉ lấy mẫu để kiểm tra, chứ không kiểm tra toàn bộ.
- Việc thu thập các bằng chứng kiểm toán là do KTV cần dựa vào đó để thuyết phục, chứ không phải nhằm chứng minh số liệu của BCTC là tuyệt đối chính xác.
và ngược lại. Do đó để đánh giá được mức độ trọng yếu của từng khoản mục thì phải xác
định được mức rủi ro có thể chấp nhận được.
Tùy vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên sự đánh giá tổng thể và kinh nghiệm
của KTV mà có thể đánh giá rủi ro của một cuộc kiểm toán ở các mức độ khác nhau.
Rủi ro
cơ bản đối với khoản mục CPHĐ tăng lên do các chi phí không hợp lệ của doanh nghiệp hoặc các chi phí không phải của doanh nghiệp. Có thể nhận diện các rủi ro này như sau:
- Các nghiệp vụ được hạch toán không theo hệ thống. - Các nghiệp vụ bất thường hay nghiệp vụ phức tạp.
- Các nghiệp vụ do Ban giám đốc (BGĐ) can thiệp một cách bất thường, liên quan đến tính liêm chính của BGĐ.
- Các nghiệp vụ phát sinh lần đầu, không phổ biến trong hoạt động kinh doanh của KH.
- Các nghiệp vụ có khả năng bất hợp pháp. - Các sai sót cũ thường gặp của KH.
- Các nghiệp vụ mang tính ước tính của KH.
- Các nghiệp vụ thiếu sự soát xét hay đối chiếu của KH