4.2.4.1. Bổ sung nội dung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Công tác phân tích KH được thực hiện càng chi tiết và kỹ càng thì các CBBH đưa
ra quyết định càng chính xác, khả năng cấp tín dụng cho các KH không đủ điều kiện càng thấp. Chính vì vậy, bên cạnh những chỉ tiêu tài chính được tính toán dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh cũng như bảng cân đối kế toán đang được xây dựng trong bộ câu
hỏi sàng lọc và lựa chọn khác hàng, CN cần bổ sung thêm một số nhóm chỉ tiêu khai thác thông tin từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm phân tích toàn diện mọi khía cạnh của KH, cụ thể:
Thứ nhất, phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. CBBH cần nắm chắc các thành phần của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh theo cả hai phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Theo phương pháp gián tiếp, việc tăng hay giảm
các khoản phải thu, hàng tồn kho, phải trả... cho thấy DN đang sử dụng tiền hay tạo ra tiền Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm cho thấy có thể đây là một DN mới đang trong giai đoạn phát triển; do bị lỗ trong hoạt động kinh doanh; do chính sách khoản
phải thu không hiệu quả.. Đồng thời, CBBH tiến hành so sánh báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa các năm liền kề để đánh giá tình hình trả nợ của KH, so sánh dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với lợi nhuận trước thuế và doanh thu thuần là một phương pháp để kiểm tra chất lượng doanh thu.
Thứ hai, phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Dựa vào lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động đầu tư, CBBH có thể đánh giá tình hình mua sắm, đầu tư của DN vào tài sản cố định, đơn vị khác cũng như các công cụ nợ của đơn vị khác. Ngoài ra, cần đánh giá tình hình thanh lý, nhựng bán tài sản của DN. Nếu DN thanh lý lượng lớn tài sản đồng thời không tiến hành mua mới bổ sung chứng tỏ DN đang thu hẹp sản xuất do kinh
doanh lỗ hoặc chuyển lĩnh vực kinh doanh khác.
Thứ ba, phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính nhằm đánh giá dòng vốn của DN tới từ nguồn nhận góp vốn hay từ đi vay đồng thời đánh giá chính sách chi trả cổ tức
của DN.
4.2.4.2. Đánh giá dựa trên tương quan ngành nghề
Như đã đề cập, các chỉ số kinh doanh năng lực tài chính của từng ngành nghề là một trong những thông tin quan trọng phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng đối với DN và ngân hàng.
Cụ thể đối với Cty CP Nhật Nam, KHDN đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng cho nên điều mà các CBBH cần quan tâm đó là các chỉ số của ngành Xây dựng cũng như lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng trong giai đoạn phân tích.
Qua điều tra cho thấy, đặc tính của ngành là nhạy cảm đối với chu kì kinh doanh của nền kinh tế. Chính vì vậy, doanh thu của các công ty trong ngành sẽ tăng khi nền kinh tế tăng trưởng. Sở dĩ, ngành vật liệu xây dựng là đầu vào cho ngành xây dựng cho nên khi nền kinh tế tăng trưởng, ngành xây dựng tăng trưởng sẽ kéo theo ngành vật liệu xây dựng có cơ hội phát triển. Và ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, các công trình thi công trì trệ khiến cho nhu cầu vật liệu xây dựng thấp làm cho lợi nhuận các công ty vật liệu xây dựng bị giảm sút. Trong thời gian 2016-2020, nhu cầu xây dựng hạ tầng hàng năm tại Việt Nam sẽ cao hơn,vào khoảng 23,4 tỷ USD so với giai đoạn 2011-2015 là 12,6 tỷ USD. Qua đó có thể thấy nhu cầu đối với ngành xây dựng tăng cao đồng nghĩa với việc ngành vật liệu cũng có cơ hội phát triển.
Theo thông tin từ Sách trắng DN Việt Nam 2019 có thể thấy rằng, ngành Xây dựng đang đang phát triển cả về doanh thu cũng như lợi nhuận đồng thời chỉ số nợ trên VCSH duy trì ổn định ở mức 1,8 lần trong suốt 2 giai đoạn 2011-2015 và 2016-2017 cho
thấy các DN ngành xây dựng đang sử dụng hiệu quả nợ vay.
Bảng 3.1. Chỉ số tài chính cơ bản ngành Xây dựng giai đoạn 2011-2017
Chỉ số nợ trên VCSH 18 18 18 DTT 714369 1110036 1237404 114,1 111,5 164,3 ~ LNTT 10211 22993 23688 113,4 103,0 228,6________ ROS 1,4______ 2,1______ 1,9______ ROA 0,7______ 1,2______ 1,1______ ROE 2,0______ 3,4______ 3,2______
cơ hội cho ngành vật liệu xây dựng tăng trưởng theo, giúp cho lợi nhuận và doanh thu của công ty tăng đều trong giai đoạn 2015-2017. Tuy nhiên, mặc dù lợi nhuận tăng nhưng ROE, ROA của Cty Nhật Nam lại giảm do hiện này ngoài những công ty lớn đi đầu trong ngành thì đa số những công ty nhỏ đang được tổ chức quản lý theo hình thức cũ, chưa khoa học chính vì vậy chưa tận dụng được thời cơ thị trường cũng như phát huy được nội lực của DN.