Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị NVL tại DN

Một phần của tài liệu 353 hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty cổ phần tư vấn và thi công xây dựng hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41)

6. Kết cấu đề tài

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị NVL tại DN

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài DN a. Môi trường kinh tế

Yếu tố môi trường kinh tế luôn tác động tới DN. Trong công tác quản trị NVL, yếu tố này có những ảnh hưởng rõ rệt từ chi phí đến nhu cầu về NVL.

Khi tìm hiểu sự tác động của môi trường kinh tế tới công tác quản trị NVL, các nhà quản trị cần tìm hiểu các chỉ tiêu sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế được dùng để đánh giá chất lượng sống của người dân trong nước hiện nay. Chất lượng sống sẽ thể hiện tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm

Nguyễn Minh Châu Lớp K19QTDNA

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

của DN cao hay thấp, từ đó xác định nhu cầu sản xuất và nhu cầu NVL cần mua sắm.

- Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả sản phẩm bán ra trên cùng thị trường cũng như tình hình tiêu thụ tiêu dùng chung của người dân. Lạm phát cũng ảnh hưởng tới chi phí NVL đầu vào của DN. Lạm phát cao làm cho chi phí NVL cũng tăng lên và ngược lại.

- Tỷ giá hối đoái là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến giá NVL nhập khẩu của công ty. Tỷ giá hối đoái tăng hay đồng tiền nội tệ có xu hướng giảm giá trị một cách tương đối sẽ khiến lượng tiền dành để trả cho nhà cung cấp cao hơn trước. Chi phí sản xuất cũng theo đó mà tăng lên, lợi nhuận giảm và ngược lại.

- Lãi suất tác động tới chi phí sản xuất của DN. Các DN sử dụng vốn vay của ngân hàng để hoạt động kinh doanh, do đó lãi vay tăng làm chi phí tăng và ngược lại. Môi trường kinh tế của đối tác cũng cần xét các yếu tố trên bởi những yếu tố cũng tác động tới tình hình sản xuất của nhà cung cấp, từ đó tác động tới giá bán của họ. Sau khi phân tích, nhà quản trị có thể dự đoán được xu hướng phát triển và đưa ra các chính sách hợp lý.

b. Hệ thống giao thông vận tải

Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản trị NVL là hệ thống giao thông vận tải của một nơi, một khu vực, một quốc gia, những nhân tố này thuận lợi sẽ giúp cho quá trình giao nhận NVL thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của DN, làm cho mọi hoạt động không bị ngừng trệ mà trở nên đồng đều, tạo ra mức dự trữ giảm, kết quả là chúng ta sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Thực tế đối với mỗi daonh nghiệp nguồn nhập NVL không chỉ trong nước mà còn cả các nước khác trên thế giới. Như vậy hệ thống giao thông vận tải có ảnh hưởng lớn tới công tác quản trị NVL của một DN. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc kìm hãm một DN phát triển, đồng nghĩa với nó là việc hoạt động có hiệu quả hay không của một DN.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

c. Nhà cung cấp

Đây là nhân tố quan trọng của quản trị cung ứng NVL mỗi công ty. Nhà cung cấp quyết định tới số lượng, chất lượng NVL cung ứng. Số lượng nhà cung ứng NVL trên thị trường càng dồi dào, phong phú công ty càng có cơ hội phân tích, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho mình. Mặt khác, số lượng nhà cung cấp càng ít thì khả năng gây áp lực của nhà cung cấp lên công ty càng cao, thậm chí có thể ép giá các DN có nhu cầu mua NVL và ngược lại.

d. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh tác động một cách toàn diện tới hoạt động kinh doanh của DN, công tác quản trị NVL không nằm ngoài sự tác động đó. Môi trường cạnh tranh càng khắc nghiệt càng làm cho quá trình quản trị khó khăn. Đối thủ cạnh tranh lớn có thể thu hút các nhà cung cấp về mình gây khó khăn cho công tác tìm nguồn NVL đầu vào của DN. Đối thủ cạnh tranh mạnh trên thị trường có thể tác động tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của DN gây sản xuất ngưng trệ, NVL trong kho tồn đọng, chi phí lưu khó tăng. Các khâu khác của dây truyền quản trị NVL cũng bị đình trệ theo.

e. Nhu cầu khách hành và tình hình tiêu thụ sản phẩm

DN sản xuất sản phẩm nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng và thu lợi nhuận. Nhu cầu của khách hàng về một loại hàng hóa sẽ quyết định đến cơ cấu, khối lượng, hình dáng, kích thước, công dụng... của sản phẩm. Trên cơ sở sản xuất sản phẩm DN tiến hành mua các loại NVL phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Sản phẩm càng phức tạp thì nhu cầu về số lượng, chủng loại NVL càng lớn. Nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi, DN muốn thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Do đó DN thường xuyên tiến hành cải tiến mẫu mã, chất lượng, và nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mới. Điều đó đặt ra yêu cầu cho công tác dịch vụ hậu cần NVL phải luôn luôn linh hoạt, thay đổi kịp thời để đáp ứng được nhu cầu mua sắm NVL phù hợp cho sản xuất.

Nguyễn Minh Châu Lớp K19QTDNA

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

Tình hình tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dịch vụ hậu cần NVL. Sản phẩm của DN tiêu thụ tốt trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì nhu cầu NVL cho sản xuất phải được đảm bảo, vận động liên tục và gia tăng. Ngược lại sản phẩm không tiêu thụ được DN phải ngừng mua sắm NVL, chuyển hướng kinh doanh, nghiên cứu phát triển sản phẩm cũ hoặc chuyển hướng sản xuất các sản phẩm khác.

f. Dịch vụ hậu cần (logistics)

Đây là nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả của công tác quản trị NVL tại DN. Trong xu thế hiện nay, việc sử dụng các dịch vụ hậu cần NVL giúp các DN tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả quá trình mua sắm NVL cho sản xuất. Hiện nay tại Việt Nam, các dịch vụ hậu cần NVL như nhập hàng, vận tải, cho thuê kho bãi... đang ngày càng phát triển mở ra nhiều thuận lợi cho các DN sản xuất.

1.3.2. Các nhân tố bên trong DN

a. Quy mô sản xuất của DN

Quy mô sản xuất kinh doanh của các ngành, các DN thể hiện qua khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trên thị trường qua từng kì kinh doanh, doanh thu hàng năm, quy mô thị trường của DN, quy mô trang thiết bị máy móc và cơ sở hạ tầng NVL. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng NVL tiêu dùng do đó ảnh hưởng tới khối lượng nhu cầu NVL. Quy mô của DN càng lớn thì nhu cầu về tiêu dùng NVL càng lớn, khối lượng NVL cần mua sắm càng tăng. DN có quy mô lớn có xu hướng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh nên công tác quản trị NVL cần được quan tâm và hoàn thiện hơn nữa. DN cần phải đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguồn cung ứng mới, không ngừng mở rộng thị trường đầu vào, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu NVL của DN.

b. Đặc điểm sản phẩm

Mỗi loại sản phẩm có định mức NVL tiêu dùng riêng. Những sản phẩm yêu cầu định mức NVL để sản xuất lớn thì nhu cầu NVL của công ty cũng lớn (các yếu

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

tố khác không đổi). Nhu cầu NVL lớn thì lại yêu cầu quá trình quản trị NVL phức tạp hơn. Những sản phẩm mà yêu cầu cần nhiều linh kiện nhỏ lẻ để sản xuất thì quá trình quản trị cũng phức tạp hơn những sản phẩm khác. Neu NVL nhỏ lẻ nhiều sẽ mất nhiều công sức và thời gian đề kiểm kê, quản trị, quyết toán do đó kéo theo quản trị cũng tăng theo. Bên cạnh đó, kích thước sản phẩm cũng ảnh hưởng tới quá trình quản lý. Nếu sản phẩm có kích thước lớn thì chắc chắn để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ mất nhiều thời gian cho quá trình vận chuyển, lưu kho NVL của nó, và ngược lại. Như vậy, kích thước, kết cấu, định mức sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản trị NVL của DN.

c. Trình độ lao động

Con người là nguồn nhân lực không thể thiếu trong quản lý và vận hành máy móc, tham gia vào mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi nghiệp vụ kinh doanh của DN. Nguồn nhân lực đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh. Trong công tác quản trị NVL, cơ cấu tổ chức hoạt động có ảnh hưởng lớn đến kết quả của toàn bộ quá trình. Mọi hoạt động từ xác định nhu cầu NVL, đến quá trình mua sắm, quản lý, tiếp nhận và sử dụng NVL đều được phân chia rõ ràng. Nếu người lao động có chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực thì có thể đảm bảo cho dịch vụ hậu cần đạt hiệu quả cao nhất, với chi phí thấp và bảo đảm cho quá trình diễn ra tốt đẹp. Ngược lại, người tham gia quá trình không có tay nghề và kinh nghiệm sẽ gây tổn hại trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của DN, gây thất thoát, hỏng hóc, hao phí ngoài định mức lượng NVL kỹ thuật cho sản xuất. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động hợp lý tiết kiệm được chi phí thuê lao động, việc tổ chức hoạt động dễ dàng, nhanh chóng và khoa học.

d. Trình độ khoa học — kĩ thuật

Các DN sản xuất đều có trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất và là nguồn tài sản cố định lớn của công ty. Ngày nay tiến bộ khoa học phát triển như vũ bão, mở ra kỷ nguyên công nghiệp với khả năng sản xuất công suất lớn. Khối lượng sản phẩm sản xuất gia tăng đòi hỏi lượng NVL lớn cho sản xuất. Sự phát triển công

Nguyễn Minh Châu Lớp K19QTDNA

Ma tràn xếp hạng Nhả cung cấp Hạng 1: <2 lần không đúng hẹn Hạng 2: 2 đền 5 lần không đúng hẹn Hạng 3: >5 Ian không đúng hẹn

Nhà sản xuất Tot Giao hảng/dịch vụ xấu

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

nghệ còn buộc DN phải thường xuyên đổi mới công nghệ. Sự tiến bộ trong khoa học công nghệ giúp sử dụng NVL kỹ thuật tiết kiệm hơn, tạo ra những nguồn vật liệu mới giá thành hạ và chất lượng tốt hơn với nhiều tính năng vượt trội.

Thời đại công nghệ thông tin làm thu hẹp khoảng cách cả về không gian và thời gian. DN có thể nghiên cứu và lựa chọn các nguồn NVL nhập khẩu, lựa chọn đối tác làm ăn nước ngoài, việc đàm phán kí kết hợp đồng được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Tuy nhiên, DN cần phải thận trọng trong việc áp dụng các công nghệ mới, nó có thể làm cho công tác quản lý và đảm bảo NVL gặp nhiều khó khăn hơn.

e. Tình hình tài chính của DN

Tài chính là nguồn đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch mua sắm NVL và trang bị kỹ thuật. DN thường xác định một khoản tài chính cho tiêu dùng NVL và sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị của DN. DN có tình hình tài chính mạnh, ổn định, sẽ đảm bảo cho quá trình mua sắm NVL được diễn ra đều đặn, đúng kế hoạch, đảm bảo khả năng thanh toán các chi phí mua vât tư và các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ. Ngược lại, khi tình hình tài chính bất ổn, làm ăn không hiệu quả, DN có thể phải cắt giảm lượng NVL mua sắm, thậm chí ngừng các hoạt động hậu cần NVL dẫn đến phá sản.

1.4. Bài học kinh nghiệm về quản trị NVL của các doanh nghiệp trong nướcvà trên thế giới và trên thế giới

1.4.1. Trong nước

Công ty Casumina - một Công ty Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm làm từ cao su, đã áp dụng ISO 9001:2008 vào việc quản lý NVL đầu vào. Việc quản lý NVL đầu vào tại Casumina gồm việc kiểm soát nhà cung cấp và kiểm tra NVL đầu vào.

Để kiểm soát nhà cung cấp, Công ty tiến hành đánh giá nhà cung cấp mỗi năm một lần:

Nguyễn Minh Châu Lớp K19QTDNA

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

Hạng A: sản phẩm dịch vụ tốt, không cần kiểm ừa T ốt C ha t l ượ ng xẩ u Al A2 A3 Hạng B: sản pham5 dịch vụ cần phải lay

mẫu kiểm tra

Bl B2 B3 Hạng C: sàn phẩm cần phàĩ kiểm tra nghiêm ngặt Cl C2 C3 TỶ lệ lấy mẫu Phương pháp lấy mẫu Hạng mục kiểm tra Tiêu chuànáp dụng Đánh giá kèt quá - Hạng A: không lây mẫu -Hạng B: MỖI 10 tấn lầy 1 mẫu -HạngC: mỗi 10 tân lay 4 mẫu Chọn ngẫu nhiên một bánh cao SUj cát ở 2 góc đòi diện 2 miẽng cao SU có hĩnh khói tam giác ghép lại thánh một khôi chữ nhật có khối lượng tòng cộng khoáng 200g, cho vào bao

nilong, ghi nhãn. - Độ dẻo Mooney - Hàm lượng tto TCOl/C S -So mẫu <= 5. nểu cò 1 mẩu không đạt lô hàng

xem như không đạt -So mấu >5, <= 13, nèu

có 2 mẩu trờ lên khổng đạt lô hàng xem như

không đạt - Sô mầu >13, nèu có 3 mỉu ướ lèn không đạt, lô hàng xem như khỏng đạt

(Nguồn: Nguyễn Quỳnh Mai, 2013)

Để kiểm tra NVL đầu vào Công ty cũng thực hiện đánh giá NVL. Ví dụ về bảng đánh giá cao su RSS:

(Nguồn: Nguyễn Quỳnh Mai, 2013)

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

Việc áp dụng ISO 9001:2008 vào việc quản lý NVL đầu vào góp phần giúp Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, ổn định thông số kỹ thuật của công nghệ sản xuất, giúp phân loại để lựa chọn được nhà cung cấp đạt yêu cầu và hạn chế được tình trạng tiêu cực trong thu mua NVL.

Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm

- Xây dựng hệ thống những nhà cung cấp dự phòng.

- Công bố những tiêu chuẩn đánh giá NVL cho nhà cung cấp.

- Đào tạo nhân viên về vai trò và tầm quan trọng của quá trình đánh giá NVL. - Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng NVL đầu vào dựa trên chỉ tiêu chất

lượng yêu cầu của sản phẩm đầu ra.

- Lượng hóa từ những quy định của ISO trong việc kiểm soát NVL đầu vào thành những tiêu chí rõ ràng, cụ thể cho việc đánh giá.

1.4.2. Trên th ế giới

Toyota là một tập đoàn đa quốc gia, là một nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới, đã sử dụng hệ thống kéo (Just-in-time) trong sản xuất kinh doanh. Hệ thống này dựa trên cơ sở nhu cầu sử dụng ngay của khách hàng. Ngay khi khách hàng lấy đi sản phẩm, sản phẩm sẽ được sản xuất và bổ sung ngay tức thì (nó được áp dụng phổ biến trong các siêu thị lớn). Nếu khách hàng không sử dụng, hàng còn tồn trong kho (số lượng tối thiểu), hàng sẽ không được sản xuất hay bổ sung. Khách hàng ở đây được hiểu với nghĩa rộng hơn: đó là người công nhân ở công đoạn tiếp theo trong dây chuyền, là nhà phân phối, nhà bán lẻ và người sử dụng cuối cùng. Trong dây truyền sản xuất không có chi tiết thiếu hay thừa, toàn xưởng sản xuất không có sản phẩm tồn kho, cũng không có các nguyên liệu tồn kho. Phương pháp này tạo ra một quy trình sản xuất khép kín cao độ, nhanh và khoa học. Các công ty vệ tinh phải làm việc đúng với quy trình và thời gian mà hệ thống OA (office automation) của công ty mẹ điều khiển thông qua các phiếu đặt hàng có chỉ thị giờ thực hiện, số lượng chính xác. Sử dụng hệ thống kéo để tránh việc sản xuất thừa trong các khâu cũng như thành phẩm tạo ra không bị ứ đọng. Việc quản lý NVL theo một quy trình

Nguyễn Minh Châu Lớp K19QTDNA

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

hệ thống máy tính phần mềm đảm bảo cho sự ổn định sản xuất liên tục, không bị gián đoạn đã giúp cho Toyota giảm một lượng chi phí rất lớn từ tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu 353 hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty cổ phần tư vấn và thi công xây dựng hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41)

w