Hình thức tạo động lực

Một phần của tài liệu 364 hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH may đồng tâm,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 31)

1.2. Nội dung công tác tạo động lực cho người lao động:

1.2.1. Hình thức tạo động lực

1.2.1.1. HÌnh thức tài chính:

Tạo động lực theo phương pháp tài chính như tiền lương, thưởng, hoa hồng, phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi ... Đó có thê là tiền trả cho sô lượng, chất lượng , những đóng góp vượt chỉ tiêu, những cô gắng trong điều kiện làm việc không bình thường. Không chỉ bù đắp cho những gì mà người lao động làm việc mà nó còn thúc đẩy tinh thần lao động đáng kê.

a. Tiền lương:

Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thê biêu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quôc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.

Tiền lương là yếu tô đầu tiên khi người lao động lựa chọn việc làm. Lương cao sẽ thu hút người lao động đến với doanh nghiệp, bởi tiền lương là thu nhập chính giúp

con người duy trì cuộc sống, ổn định gia đình. Neu tiền không đủ trang trải, mức sống của người lao động bị giảm sút, họ phải kiếm thêm việc làm ngoài doanh nghiệp như vậy có thể làm ảnh hưởng kết quả làm việc tại doanh nghiệp. ngược lại nếu tiền lương trả cho người lao động lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu thì sẽ tạo cho người lao động yên tâm, phấn khởi làm việc, dồn hết khả năng và sức lực của mình cho công việc vì lợi ích chung và lợi ích riêng, có như vậy dân mới giàu, nước mới mạnh.

Để tiền lương phát huy được năng lực thì cần chú ý :

• Trả lương ngang nhau : nguyên tắc này giúp nhà quản lý so sánh, đánh giá, thực hiện trả lương. Những người lao động có năng suất làm việc, tuổi tác như nhau thì sẽ được trả mức lương giống nhau. Đây là nguyên tắc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến động lực làm việc, xóa đi cảm giác bất công bằng và hạn chế tình trạng ganh tị nhau.

• Tiền lương phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

• Năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương: Năng suất lao động không ngừng tăng lên, tiền lương cũng vậy. Tăng tiền lương sẽ thúc đẩy tăng năng suất từ đó làm tăng doanh thu.

• Người lao động phải được nắm rõ ràng về lương, quy chế tính lương và cách tính lương.

Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp. Vì vậy để có thể trả lương một cách công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, sự quan tâm đúng đắn của người lao động đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Có thể nói hạch toán chính xác đúng đắn tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thích các nhân tố tích cực trong mỗi con người, phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người lao động tạo thành động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế.

b. Tiền thưởng :

Ngoài cơ chế tiền lương, doanh nghiệp còn có thể ra tăng động lực cho người lao động thông qua tiền thưởng. Tiền thưởng là một trong những yếu tố khiến doanh nghiệp thu hút nhân viên hơn so với các doanh nghiệp khác, rất quan trọng và cần thiết để ra tăng cạnh tranh về sản phẩm, giá thành, nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Để thưởng có tác dụng thì nguyên tắc tiền thưởng phải đảm bảo các yếu tố sau:

• Thưởng phải dựa trên cơ sở thành tích đạt được của cá nhân và thưởng phải công bằng và hợp lý.

• Thực hiện một chương trình khuyến khích với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để phát huy vai trò vốn có.

• Tiền thưởng phải có ý nghĩa nhất định trong tiêu dùng hay với mức thưởng này,

người lao động có thể thực hiện một việc gì đó ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.

• Khoảng cách giữa thời gian diễn ra hành vi thưởng và thời điểm thưởng không nên quá dài.

• Tiền thưởng phải gắn bó với các chỉ tiêu cụ thể, dựa trên căn cứ nhất định.

• Phải xây dựng hệ thống tiền thưởng công bằng, hợp lý và đảm bảo tính lâu dài. c. Phụ cấp :

Phụ cấp là khoản mà doanh nghiệp trả thêm cho người lao động, bù đắp cho công sức của họ trong những điều kiện làm việc không ổn định hoặc không thuận lợi.

• Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

• Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng với những người lao động làm công tác quản lý như tổ trưởng, tổ phó ...

• Phụ cấp lưu động: áp dụng cho những người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm.

• Phụ cấp thu hút: dành cho những người làm việc ở vùng kinh tế mới, vùng có điều kiện sinh hoạt khó khăn.

• Phụ cấp khu vực.

• Phụ cấp chức vụ.

Phụ cấp không chỉ giúp gia tăng thu nhập mà còn là sự chia sẻ khó khăn với

người lao

động, ổn định và tạo sự công bằng cho người lao động, bù đắp cho những trách nhiệm nặng

nề hơn của họ. Do đó khiến người lao động tin tưởng hơn vào doanh nghiệp. d. Phúc lợi và dịch vụ :

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động.

Có hai loại phúc lười cho người lao động:

• Phúc lợi bắt buộc: 5 chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm trợ cấp ôm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghệ nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.

• Phúc lợi tự nguyện :

S Phúc lợi bảo hiểm: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm mất khả năng lao động.

S Phúc lợi bảo đảm: bảo đảm thu nhập, bảo đảm hưu trí.

Phúc lợi giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân người lao động, quan trị rủi rọ và giảm bớt gánh nặng tài chính. Phúc lợi giúp nhân viên thấy an tâm và tăng năng suất lao động, khiên họ thấy tự hào về công ty của họ nếu họ hài lòng với mức bảo hiểm nhận được.

1.2.1.2. Hình thức phi tài chính:

a. Xác định nhiệm vụ cụ thể và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng người lao động.

Việc xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng người lao động là vô cùng cần thiết bởi như vậy giúp họ hiểu hơn công việc mình đang làm và thực hiện nó một cách đúng đắn.

Do đó nhà quản lý phải có cách nhìn khách quan nhất về năng lực của từng người

và giao cho họ công việc phù hợp. Việc xác định đúng người đúng việc không chỉ giúp nhà quản lý trả lương, thưởng đúng mà còn thúc đẩy năng suất hiệu quả.

b. Tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ:

Môi trường làm việc là nơi người lao động làm việc và gắn bó vì vậy nó sẻ ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và hành vi làm việc. Neu đó là môi trường tích cực, cạnh tranh công bằng thì người lao động sẽ hứng thú và ham muốn làm việc hơn, ngược lại có thể khiến họ chán nản và tìm đến công việc mới.

Tổ chức cần xây dựng bầu không khí làm việc thi đua lành mạnh, cùng nhau phát triển và hướng tới mục tiêu chung.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thoái mái nhưng có quy củ, xây dựng các hoạt động nhóm để ra tăng tinh thần đoàn kết như văn nghệ, dã ngoại.... Tạo cơ hội cho người lao động gắn bó với nhau nhiều hơn, trò chuyện và chia sẻ với nhau.

c. Khuyến khích tinh thần làm việc của người lao động :

• Đánh giá kết quả làm việc của người lao động.

Đánh giá kết quả làm việc là hoạt động quản lý nguồn nhân lực có tầm quan trọng lớn và luôn tồn tại trong tổ chức. Đánh giá thực hiện công việc là hoạt động có sự ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động, do vậy kết quả đánh gía ảnh hưởng lớn đến kết quả và thái độ làm việc.

Đánh giá kết quả làm việc là hình thức cho người lao động thấy điểm mạnh và điểm yếu, điểm được và chưa được, tạo động lực đòn bẩy cho người lao động. Nó là cơ sở để đảm báo sự công bằng trong trao lương, thưởng và các hoạt động nhân sự khác như thăng tiến. Khi kết quả làm việc xứng đáng với những gì họ nhận được họ sẽ thấy thỏa mãn, nếu người quản lý đánh giá đúng năng lực của họ còn khiến họ tin tưởng hơn.

• Tạo động lực thông qua sử dụng, bố trí nhân lực.

Các nhà quản trị cần xác định đúng trình độ lành nghề của người lao động, tiêu

chuẩn thực hiện công việc, xác định đúng mức độ phúc tạp của công việc từ đó bố trí và sắp xếp lao động phù hợp.

Việc phân bổ đúng người đúng việc sẽ mang lại kết quả và lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động của tổ chức khiến họ thấy mình là nhân viên quan trọng.

Ngoài ra tổ chức có thể tạo ra các cuộc thi đua tháng hoặc quý để thúc đẩy hiệu quả làm việc.

• Tạo điều kiện thông qua môi trường làm việc:

Môi trường làm việc như: máy móc, trang thiết bị, bảo hộ được trang bị đầy đủ để đảm bảo an toàn lao động.

Giờ giấc làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, văn hóa và chính sách công ty cũng là yếu tố để người lao động lựa chọn nơi làm việc, họ sẽ lựa chọn công việc mà không phải về nhà quá muộn và được nghỉ cuối tuần.

Trang thiết bị hiện đại, văn phòng đẹp, đồng nghiệp trẻ trung, sếp thân thiện là những yếu tố khiến người lao động thấy hứng thú hơn, vui vẻ hơn mỗi khi đến công ty.

Tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi, giúp người lao động có nhiều khả năng tăng năng suất lao động, giảm bớt thời gian lãng phí không cần thiết, tạo ra sự thoải mái trong công việc.

• Tạo điều kiện thông qua đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Doanh nghiệp cần phải mở các lớp đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn cho người lao động. Hiện nay trình độ lao động nước ta còn thấp, số người tốt nghiệp đại học chưa nhiều vì vậy còn thiếu sót trong quá trình làm việc. Nếu tổ chức không mở các lớp đào tạo nhân viên thì sẽ dẫn đến làm việc sai xót nhiều, ảnh hưởng đến dây chuyền và sản phẩm.

Việc mở thêm các lớp đào tạo là vô cùng cần thiết vì nó giúp thống nhất ý tưởng, hướng người lao động đến văn hóa chung. Nâng cao tay nghề sẽ giúp tổ chức tiết kiệm rất nhiều những khoản chí phí không cần thiết và những khoản thời gian kèm cặp nhân

viên mới.

Thống nhất người lao động theo những hướng đi chung vừa giúp họ hiểu biết về công việc, tránh những sai lầm không đáng có và giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

Một phần của tài liệu 364 hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH may đồng tâm,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w