Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow

Một phần của tài liệu 363 hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH KPMG,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 28)

Hệ thống nhu cầu do Abraham Maslow xây dựng nên là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu về động cơ cá nhân. Ông nhấn mạnh rằng trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại một hệ thống phức tạp gồm 5 nhóm nhu cầu, thứ tự từ thấp tới cao:

Hình 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow

Nguồn: PGS.TS Lê Thanh Hà (2009)

Nhu cầu sinh lý: ở vị trí thấp nhất trong hệ thống. Đây là những nhu cầu mà con người luôn cố gắng để thỏa mãn trước tiên. Neu như chúng ta đang phải chống chọi với cái đói hoặc có những nhu cầu cơ bản như không khí để thở, giấc ngủ và nước uống.. .chúng ta sẽ nghĩ tới việc thỏa mãn những nhu cầu này. Khi đó mọi nhu cầu khác sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu.

Nhu cầu an toàn: đây là nhu cầu sẽ xuất hiện tiếp theo khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn. Ở mức nhu cầu này con người sẽ có những phản ứng lại đối với những dấu hiệu nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa đến bản thân, người lao động sẽ

không thích làm việc trong những điều kiện nguy hiểm mà thích được làm việc trong điều kiện an toàn.

Nhu cầu xã hội: khi đã thỏa mãn các nhu cầu sinh lý, được an toàn thì ngay lập tức nảy sinh cấp độ tiếp theo của nhu cầu. Các nhu cầu “xã hội” hay tình cảm lúc đó sẽ trở lên quan trọng, đó là nhu cầu được yêu thưong, có tình bạn và được là thành viên của một tập thể nào đó.

Nhu cầu được tôn trọng: nhu cầu này bao gồm cả việc cần hay mong muốn có được giá trị cao cả của tự động hoặc kích thích và tôn trọng của người khác. Maslow đã chia ra làm hai loại: các loại mong muốn về sức mạnh, sự đạt được, lòng tin đối với mọi người, đối với độc lập, tự do. Loại có mong muốn về thanh danh, uy tín, địa vị, thống trị, được chú ý, được thể hiện mình...

Nhu cầu tự hoàn thiện mình: ông cho rằng “mặc dù tất cả các nhu cầu trên được thỏa mãn, chúng ta vẫn cảm thấy sự bất mãn mới và sự lo lắng sẽ xuất hiện, từ khi các nhu cầu cá nhân đang làm những công việc mà phù hợp với mình”. Như thế rõ ràng nhu cầu này xuất hiện khi đã có sự thỏa mãn nhu cầu thấp hon nó. Ta thấy rằng không phải trong một thời kỳ mọi người đều xuất hiện những nhu cầu như nhau, mà ở từng thời điểm thì mọi người khác nhau có nhu cầu khác nhau. Nhưng về nguyên tắc các nhu cầu thấp hon được thỏa mãn trước khi được khuyến khích được thỏa mãn các nhu cầu ở bậc cao hon.

Như vậy theo lý thuyết này, thì trước tiên các nhà lãnh đạo phải quan tâm đến các nhu cầu vật chất trên co sở đó mà nâng dần lên các nhu cầu bậc cao. Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến này, chưa có thuyết nào thay thế tốt hon thuyết này của ông.

Maslow đã khẳng định rằng với mỗi cá nhân người lao động có hệ thống nhu cầu khác nhau và nó được thỏa mãn bằng những cách, những phưong tiện khác nhau. về nguyên tắc con người cần được thỏa mãn nhu cầu ở bậc thấp hon trước khi được khyến khích thỏa mãn những nhu cầu ở bậc cao hon. Do đó, người quản lý

cần phải quan tâm đến các nhu cầu của người lao động từ đó có biện pháp để thỏa mãn nhu cầu đó một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu 363 hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH KPMG,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w