Giải pháp về nhóm các nhân tố duy trì động lực làm việc của công ty KPMG

Một phần của tài liệu 363 hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH KPMG,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 89 - 92)

KPMG Việt Nam

a. về lương-thưởng

về xác định mức thưởng năng lực: Hiện tại, KPMG đánh giá khả năng nhân viên qua 5 tiêu chuẩn: Thể hiện sự tò mò và đưa ra các sáng kiến, Hướng đến sự hợp tác trong nhóm, Cố gắng nỗ lực để hoàn thiện, Hướng đến sự chất lượng và Kỹ năng nghiệp vụ. Tuy nhiên hầu hết các tiêu chuẩn này chưa cụ thể và chi tiết, do đó khó có thể đánh giá chính xác.

Ngoài đánh giá 5 tiêu chí trên thì công ty còn có thể xây dựng một bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc có điểm đánh giá của nhân viên cung cấp dịch vụ cho một số khách hàng cụ thể để mang tính đo lường một cách thuyết phục hơn. Bảng đánh giá thực hiện công việc trong phần giải pháp này được trình bày trong phần Phụ lục 2.

Hoàn thiện chính sách khen thưởng: Hiện tại KPMG mới chỉ dừng lại ở hai loại khen thưởng: Thưởng tháng lương thứ 13 và thưởng năng lực. Tuy nhiên KPMG nên cân nhắc một chính sách khen thưởng đa đạng hơn trên nền tảng hiệu quả công việc và doanh thu mà từng phòng ban đem lại. Để đảm bảo yếu tố công bằng giữa các phòng và cá nhân, lãnh đạo của KPMG thực sự nên cân nhắc và có thể bổ sung thêm hình thức khen thưởng bằng tiền hoặc hiện vật cho cá nhân hoặc phòng ban có thành tích tốt.

Ngoài ra, quyết định khen thưởng nên được đưa ra kịp thời. Tính từ khi nhân viên hoặc phòng có kết quả công việc tốt đến khi được thưởng thì không nên quá lâu mà chỉ nên trong vòng một tháng. Nếu chưa thể thưởng trong một tháng sau đó thì người lãnh

đạo cần có hành động biểu dương một cách kịp thời. Khi doanh nghiệp chậm trễ trong quá trình ghi nhận thành tích của tập thể hay cá nhân thì người lao động dễ dàng mất lòng tin và sự hứng thú, kết quả là người lao động và tập thể không muốn cố gắng và hết sức mình đối với công ty. Ngoài ra, nên tiến hành biểu dương một cách công khai với mục đích tạo động lực cho cá nhân khác muốn học hỏi và đạt được những thành tích tương tự. Do vậy, việc cân nhắc thêm chính sách tặng thưởng công bằng, hợp lý sẽ thực sự đạt được những kết quả rất tích cực cho toàn thể đội ngũ nhân viên.

Các giải pháp KPMG có thể tham khảo như: Đối với cá nhân có thành tích xuất sắc: Tặng học bổng các khóa học để người lao động có thành tích xuất sắc được tiếp tục phát triển năng lực và bản thân, tăng thêm số ngày nghỉ phép trong năm, cử nhân viên trao đổi công tác với các doanh nghiệp KPMG nước ngoài, ... Đối với phòng ban có thành tích xuất sắc về doanh thu thì Doanh nghiệp có thể trích một phần từ số doanh thu chênh lệch so với mục tiêu đề ra ban đầu.

b. về phụ cấp và phúc lợi

KPMG và các doanh nghiệp Kiểm toán khác có một khoảng thời gian 4 tháng cao điểm và sẽ không thể thay đổi vì nó là một phần của ngành nghê mà KPMG đang hoạt động, nên KPMG ngoài tiếp tục triển khai những chính sách phụ cấp và phúc lợi như hiện tại thì có thể cân nhắc và thực hiện các chính sách có tính động viên tinh thần cao hơn cho người lao động.

Khám sức khỏe định kì 2 lần/năm: KPMG hiện tại có lịch khám sức khỏe thường niên vào tháng 10. Nếu KPMG triển khai thêm đợt khám sức khỏe vào tháng 4, khi mùa bận kết thúc thì sẽ giúp khuyến khích tinh thần của người lao động một cách tốt hơn khi họ biết rằng doanh nghiệp thực sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe của họ.

Tổ chức các chương trình du lịch nghỉ mát cho người lao động: Chế độ của KPMG hiện tại là chi 1,5 triệu đồng cho mỗi nhân viên ở mỗi phòng để các phòng tự do lựa chọn địa điểm và hình thức du lịch. Tuy nhiên số tiền này còn ở mức hạn chế và nếu có thể, Công ty có thể tăng thêm mức chi như hiện tại. Qua chuyến đi, chắc chắn

người lao động sẽ được khôi phục lại thể trạng và tinh thần sau khoảng thời gian căng thẳng kéo dài.

Trợ cấp đi lại: Trên thực tế, nhân viên tại công ty thường xuyên phải về muộn trong 4 tháng này. Người lao động thường sẽ phải ở lại hoàn thành công việc cho kịp tiến độ và thời hạn nên thường về nhà sau 22h tối. Do đó, KPMG có thể cân nhắc việc trợ cấp đi lại cho người lao động khi họ kết thúc ngày làm sau 21h bằng việc sử dụng thẻ taxi của Công ty. Một mặt sẽ bảo đảm sự an toàn cho bản thân họ, mặt khác nhân viên sẽ giảm thiểu thời gian di chuyển và sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn nhằm giúp họ tái tạo lại thể lực và tinh thần sau ngày làm việc

c. Các hoạt động tập thể

Tuy KPMG đã tổ chức khá nhiều các câu lạc bộ nhưng một số nhân viên cho rằng nhu cầu của họ chưa được đáp ứng. Do đó, muốn cải thiện tình trạng này thì KPMG trong tương lai nên:

- Tiến hành khảo sát nhu cầu của người lao động bằng cách xây dựng bảng hỏi nhu cầu tham gia các câu lạc bộ và thu thập lại kết quả. Sau đó doanh nghiệp sẽ đánh giá, phân tích và chọn các hoạt động thỏa mãn đa số nhu cầu của nhân. - Khuyến khích người lao động tại doanh nghiệp tham gia bằng cách nhờ sự ảnh

hưởng của lãnh đạo trực tiếp mỗi phòng ban để lôi kéo tất cả mọi người đều tham gia.

- Duy trì và khuyến khích họ tham gia thường xuyên, đặc biệt là những ngày nghỉ cuối tuần trong mùa bận để giúp họ lấy lại tinh thần, sức khỏe và cân bằng cuộc sống.

- Các câu lạc bộ nên được tổ chức tại một địa điểm để người lao động có thể thường xuyên gặp nhau và giao lưu với nhau nhiều hơn để tránh xảy ra tình trạng “người phòng nào chỉ biết phòng ấy”.

Những hoạt động thể chất này chính là nhân tố duy trì trong Học thuyết hai yếu tố của Herzberg, giúp khuyến khích tinh thần và là một cách giữ chân người lao động. Nó

giống như chiếc cầu nối để đưa một tập thể hơn 400 người tại mỗi chi nhánh xích lại gần nhau hơn, giúp họ có cảm giác nơi làm việc cũng giống như một “nhà” và giúp KPMG duy trì vị trí Số 1 trong số những nơi làm việc tốt nhất trong ngành cung cấp dịch vụ Tài chính.

Một phần của tài liệu 363 hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH KPMG,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 89 - 92)