a. Tập đoàn KPMG toàn cầu
Tiền thân của KPMG là 2 công ty lớn đó là KMG và Peat Marwick. Vào năm 1987, hai doanh nghiệp sáp nhập, đặt tên công ty là KPMG. Vào năm 1991, doanh nghiệp này được đổi tên là KPMG Peat Marwick McClintock. Tuy nhiên sau đó, công ty lại giữ nguyên tên cũ là KPMG vào năm 1995.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Chính khối người lao động là chiếc khóa vàng giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu doanh thu và đi đến sự thịnh vượng. Do đó, công tác quản trị nguồn nhân lực nói chung và công tác tạo động lực nói riêng thực sự đóng một vai trò không thể thiếu để doanh nghiệp có thể phát huy toàn bộ nội lực của khối nhân viên để họ góp năng lực của mình vào mục tiêu của tổ chức.
Cần gắn trách nhiệm và thu nhập thực tế của người lao động với số lượng và chất lượng công việc mà họ đã hoàn thành. Việc quan tâm đến nhu cầu vật chất (lương, thưởng, ...) là điều quan trọng hơn hết. Nâng cao thu nhập cho người lao động phải được coi là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp.
Phần thù lao không cố định mà thay đổi tùy theo tình hình thực hiện công việc của người lao động. Như vậy, người lao động sẽ nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thù lao mà họ nhận được với kết quả thực hiện công việc của bản thân, từ đó kích thích họ làm việc tốt hơn. Doanh nghiệp cần quan tâm đến các chương trình phúc lợi cho người lao động hăng say làm việc. Doanh nghiệp cần làm tăng quyền tự chủ của người lao động, khuyến khích người lao động tham gia vào các quá trình ra quyết định. Điều này sẽ giúp người lao động làm việc có trách nhiệm, sáng tạo và hiệu quả hơn, làm tăng sự thỏa mãn với công việc.
Cùng với việc quan tâm đến nhu cầu vật chất, doanh nghiệp cần chú ý đến các nhu cầu tinh thần của người lao động như tạo điều kiện cho người lao động được giao lưu, học tập, phát huy khả năng của mỗi người. Từ đó người lao động sẽ sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự phát triển bền vững của cả tập thể doanh nghiệp nói chung.
Kiểm toán, Thuế, và Tư vấn. KPMG hình thành nên mạng lưới toàn cầu (KPMG Global), sở hữu số lượng nhân viên lên đến 189,000 đồng thời cam kết đem đến giá trị tại 155 đất nước trên toàn thế giới. (Wikipedia, 2019)
Cho đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã trở thành một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực Kiểm toán và Tư vấn, là doanh nghiệp đáng tin cậy để cho các doanh nghiệp khách hàng lớn, có tiếng và có tầm sử dụng dịch vụ. (KPMG, 2019)
Theo Báo cáo năm tài chính năm 2018, KPMG đã đạt một số các giải thưởng tiêu biểu sau:
- Theo OpRisk & Compliance bình chọn, KPMG được xếp hạng thứ hai trong danh sách các Công ty Tư vấn tài chính tốt nhất năm 2009
- Năm 2011, công ty được xếp hạng thứ 2 trong số các công ty có các Chuyên gia cố vấn tốt nhất để ghi nhận chiều sâu kinh nghiệm, khả năng tiếp cận toàn cầu. Cùng năm đó, KPMG được ghi nhận 15 năm liền là công ty được đánh giá là nơi làm việc tốt nhất cho các “Working Mothers”.
Fortunate bình chọn. Trong cùng năm, KPMG cùng với PwC, Deloitte, và PA Consulting Group, nằm trong số 25 công ty hàng đầu Việt Nam làm việc.
- Năm 2018: KPMG được xếp hạng vị trí thứ 1 trong Financial Services Industry (Ngành Cung cấp các dịch vụ Tài chính)
b. Công ty TNHH KPMG
KPMG Việt Nam là một công ty con trong tập đoàn KPMG Global (KPMG Toàn cầu - KPMG Quốc tế). Theo đó, công ty có hình thức 100% vốn nước ngoài. KPMG Việt Nam gia nhập vào thị trường tài chính Việt Nam vào năm 1994, sau thời điểm nước ta mở cửa nền kinh tế đồng thời trở thành một trong những công ty kiểm toán xuất hiện quốc tế thành lập đầu tiên nước ta.
Trụ sở của KPMG Việt Nam khi thành lập tại 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Từ ngày 27/4/2012, KPMG chuyển trụ sở đến Tầng 46, tòa Keangnam 72 tầng, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Vào năm 1994 vốn đầu tư của doanh nghiệp là 1 triệu USD, đó là thời điểm doanh nghiệp được thành lập. Vào năm 1998, nhằm tăng trưởng và mở rộng, vốn đầu tư đã tăng nhanh, đạt 4 triệu USD.
Trong lĩnh vực ngành nghề cung cấp dịch vụ kiểm toán mà doanh nghiệp đang hoạt động, KPMG là một trong 4 công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn lớn nhất tính đến nay. Văn phòng KPMG tại 3 tỉnh thành bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nang có hơn 1000 chuyên viên cao cấp. Tính riêng tại văn phòng Hà Nội đã có hơn 400 chuyên viên và trong số đó có những chuyên viên người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Hầu hết người lao động sở hữu chứng chỉ kiểm toán viên cấp Nhà nước CPA và đa số người lao động đều đang trong quá trình sở hữu Chứng chỉ Kiểm toán ACCA.
KPMG Việt Nam là một thành viên của mạng lưới KPMG toàn cầu, như một hệ quả, doanh nghiệp sở hữu những lợi ích nhất định để vươn tới vị trí là doanh nghiệp
(Trưởng nhõm)
(Nguồn: Tự tổng hợp)
a. Ban Giám đốc
Bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Trong đó, người đại diện toàn quyền là Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh
cung cấp dịch vụ tài chính bậc nhất Việt Nam. Doanh nghiệp đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá của Chính phủ Nhà nước Việt Nam. Giải thưởng Rồng Vàng năm 2017 được nhận là một minh chứng cho thấy Nhà nước công nhận sự hoạt động hiệu quả và đóng góp một phần không nhỏ của KPMG vào sự phát triển của đất nước ta. Ngoài ra, KPMG Việt Nam tự hào là công ty hàng đầu xứng đáng là nơi làm việc tốt nhất trong năm 2018.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Cơ cấu bộ máy quản lý là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến thành công trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Tại KPMG Việt Nam, bộ máy hoạt động có thể được hiểu như sau:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy KPMG
(Nguồn: Tự tổng hợp)
31
Trong từng các phòng nghiệp vụ, các bậc của nhân viên như sau:
Director
(Trường phòng)
Associate director (Phó phông)
KPMG Việt Nam là Ông John Ditty. Ngoài ra, ở từng phòng nghiệp vụ cụ thể sẽ có các Phó Giám đốc quản lý, đồng thời giúp đỡ Giám đốc hoạch định chiến lược cho từng phòng ban mình phụ trách.
b. Khối nghiệp vụ
Bao gồm phòng Kiểm toán, phòng Thuế, phòng Tư vấn và phòng Pháp lý.
Phòng Kiểm toán được chia thành các bộ phận nhỏ hơn như Phòng kiểm toán 1, 3 và 4. Đây là các phòng kiểm toán các doanh nghiệp khách hàng sản xuất, thương mại và dịch vụ. Trong đó, Audit 1 phụ trách thêm kiểm toán cho các dự án phi chính phủ; Kiểm toán FS hay phòng Kiểm toán 2 chuyên trách lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán hay các công ty thuê tài chính. Có thể thấy, khối Kiểm toán có sự phân nhiệm rõ ràng tùy theo đặc điểm của mỗi khách hàng như vừa đề cập nhưng trên thực
tế, các bộ phận luôn giúp đỡ nhau và hỗ trợ nhau đáng kể về nguồn lực và cả kĩ năng nghiệp vụ khi cần thiết, đã giúp doanh nghiệp kiểm soát khối lượng đầu việc lớn những vẫn đảm bảo được tiêu chí chất lượng.
Phòng Thuế cung cấp dịch vụ tuân thủ luật thuế và tư vấn khách hàng các kế hoạch nộp thuế. Với các nhà đầu tư nước ngoài, việc chấp hành đúng và đầy đủ nghĩa vụ thuế với Việt Nam luôn là một vấn đề phức tạp do hệ thống luật pháp tại nước ta còn chưa thực sự rõ ràng và còn chồng chéo. Dịch vụ cung cấp của KPMG, do đó, là sự hỗ trợ quan trọng để các công ty khách hàng trong và ngoài nước hoàn toàn có thể yên tâm tiếp tục kinh doanh và đầu tư mà vẫn đảm bảo tính tuân thủ luật pháp. Cụ thể, Bộ phận CIT: Thực hiện tư vấn tuân thủ thuế cho các doanh nghiệp. Bộ phận GMS &IES: Các dịch vụ liên quan đến người lao động, hỗ trợ tư vấn thuế cho các cá nhân. Bộ phận Global Transfer Pricing Services: Dịch vụ chuyển giá toàn cầu. Bộ phận Tax Dispute Resolution and Controversy: Giải quyết các vấn đề về tranh chấp thuế; Phòng Merge & Acquisition Tax: Thuế mua bán và sáp nhập.
Tư vấn: Đây được coi là một dịch vụ nhằm giải quyết được những vướng mắc trong quá trình kinh doanh tại nước sở tại của người đầu tư. Dịch vụ tư vấn tài chính mà KPMG cung cấp như một chìa khóa vàng, giúp cho người đầu tư giải được bài toán về doanh thu cũng như hiệu quả kinh doanh đem lại. Mục tiêu cuối cùng trong mỗi dự án có thể là hoàn thiện tổ chức, quy trình vận hành, phát triển nguồn lực, có kế hoạch đào tạo và phát triển. Các dịch vụ tư vấn tại KPMG có thể kể đến như: tư vấn quản lý, tư vấn rủi ro, tìm kiếm đối tác, tư vấn tái cấu trúc, tư vấn chuyển đổi Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Pháp lý: Tư vấn pháp lý doanh nghiệp là một loại hình tư vấn tuy không mới nhưng lại hết sức cần thiết trong nghĩa vụ tuân thủ hành lang pháp lý của các doanh nghiệp. Nguyên nhân là nếu không có kiến thức chuyên ngành sâu rộng về mặt pháp lý thì rất có thể doanh nghiệp sẽ vi phạm những điều khoản trong các bộ luật, gây tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh. Phòng tư vấn pháp lý của KPMG chủ yếu tư vấn
khách hàng thường là doanh nghiệp qua các dịch vụ: Giải quyết tranh chấp; hỗ trợ thâm nhập thị trường và mua bán và sáp nhập.
a. Khối hành chính
Bộ phận tài chính, kế toán (Finance Department). Trách nhiệm của phòng tài chính tại KPMG là quản lý, kiểm soát thu, chi, ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngoài ra, bộ phận còn có chức năng tính toán lương cho đội ngũ người lao động, cập nhật bổ sung, hỗ trợ cập nhật biểu mẫu, sổ sách giúp các phòng nghiệp vụ tại công ty. Bộ phận tài chính đồng thời cũng thường xuyên tham khảo ý kiến của các phòng chuyên môn để đề xuất lên Ban giám đốc những kế hoạch thu, chi, đảm bảo tính có lợi nhất cho doanh nghiệp mà vẫn tuân thủ pháp luật.
PPC (People, Performance & Culture): Được hiểu như bộ phận Human Resources ở các doanh nghiệp khác. PPC trực tiếp tham gia, lên kế hoạch cho những chương trình tuyển dụng, tạo dựng, thực hiện công tác tạo động lực thích hợp để duy trì, giữ chân người tài. Đến mùa bận, PPC dành nhiều thời gian tuyển dụng nhằm tuyển nhân sự mới đáp ứng nhu cầu nguồn lực. Đến giai đoạn tháng tháng 6 hàng năm, PPC phối hợp với các Giám đốc của từng phòng ban thực hiện đánh giá năng lực nhân viên để xác định mức thưởng năng lực, bên cạnh đó lên kế hoạch, đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp luôn ổn định. Xuyên suốt thời gian người lao động làm việc tại công ty, PPC thường xuyên thiết kế các hoạt động tinh thần ngoài trời nhằm đạt được mục tiêu phát triển mối quan hệ giữa những người lao động, xây dựng và bảo vệ văn hóa doanh nghiệp. Đây là mục tiêu lớn mà PPC hướng đến để giúp KPMG giữ vững giá trị cốt lỗi và bảo tồn văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững
Bộ phận IT - tin học: Đây là phòng ban có nhiệm vụ cung cấp và bảo trì phần cứng, phần mềm máy tính cho cả công ty, đồng thời phải luôn đảm bảo hệ thống mạng máy tính nội bộ hoạt động trơn tru. Phòng IT còn có chức năng kết hợp với phòng nghiệp vụ khác nhằm xây dựng mạng lưới nội bộ cho các đối tác khách hàng. Đây là một bộ phận không thể thiếu và là bất khả thi nếu KPMG thuê ngoài, vì số lượng vấn
đề phát sinh liên quan đến máy tính, mạng nội bộ mỗi ngày của hơn 400 nhân viên là một con số không hề nhỏ.
2.1.2. Đặc điểm ngành, nghề dịch vụ của công ty
Công ty TNHH KPMG hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và các dịch vụ tư vấn cho khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Đặc điểm ngành, nghề của KPMG mang đầy đủ tính chất của một công ty lớn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Với các dịch vụ của KPMG, không ai có thể chỉ ra được hình dáng của loại hình dịch vụ này. Ở đây, dịch vụ kiểm toán của KPMG - Khi một khách hàng thuê KPMG để tiến hành kiểm toán sổ sách, bảng biểu hay chứng từ của mình thì sản phẩm cuối cùng của KPMG cung cấp cho họ là những bảng kiểm toán mà công ty nghiên cứu cuối cùng sau cả một quá trình dài của nhân viên đã nghiên cứu và thống nhất. Tính không thể cất trữ là hệ quả của tính vô hình. Ở đây, các dịch vụ mà KPMG cung cấp không thể lưu giữ trong kho nhưng họ có thể cất trữ khả năng cung cấp dịch vụ để xoay vòng tạo ra doanh thu ở những hợp đồng tiếp theo.
Trên thực tế, hầu như không có một tiêu chuẩn chính xác nào để chúng ta có thể xem xét, đo lường một dịch vụ là tốt hay không. Các sản phẩm hữu hình nói chung nếu muốn được đánh giá là tốt hơn sản phẩm khác thường sẽ được đánh giá dựa trên các thông tin kỹ thuật. Như đã đề cập ở trên, do dịch vụ là hàng hóa vô hình nên việc sở hữu những thông số kỹ thuật là việc làm bất khả thi.Xét cho cùng, chất lượng của hàng hóa dịch vụ chỉ có thể được đánh giá qua mức độ thỏa mãn, hài lòng của người tiêu dùng là nhiều hay ít.Tại KPMG, mỗi dịch vụ khi đã cung cấp cho khách hàng thì luôn đạt đến mức hoàn hảo nhất có thể và luôn được kiểm tra chặt chẽ bởi các Cố vấn (thường là Trưởng phòng), những người đã có nhiều thâm niên kinh nghiệm. Thực tế, dịch vụ tuân thủ thuế cho một doanh nghiệp khách hàng tại KPMG luôn được xác thực độ chính xác đến mức cao nhất, giúp họ cảm thấy thỏa mãn, tạo cơ sở đảm bảo sự trung thành của họ.
STT Năm Doanh thu Chi phí Tỷ trọng (%) T 201 4 639.60 7 634.853 99.26 % 2 ^ 5 201 9 684.03 681.511 % 99.63 T 201 6 9 499.26 490.157 % 98.17 4 ^ 7 201 9 447.46 446.697 % 99.83
Như vậy, có thể kết luận rằng sản phẩm của công ty KPMG tạo ra không có hình thù hay hình dáng nhất định và những dịch vụ mà công ty đang cung cấp chính là sự kết tinh của khối óc hay chất xám của tất cả người lao động đang cống hiến để đem lại kết quả tốt nhất đến khách hàng. Hiểu được tính chất, đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp sẽ giúp cho PPC hiểu rõ hon nhân viên trong doanh nghiệp, tạo tiền đề, cơ sở hướng đến hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên một cách toàn diện và hiệu quả. Để làm rõ hơn, vấn đề này sẽ được nghiên cứu và đánh giá trong Chương 3 và mục 2 trong chương này.
2.1.3. Ket quả hoạt động kinh doanh tại công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của KPMG trong 5 năm gần đây được tổng hợp như trong biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 2.1: Doanh thu và Lợi nhuận giai đoạn 2014-2018
(Đơn vị: tỷ đồng)
■ Doanh thu ■Lợi
(Nguồn: Tự tổng hợp)
36
Năm 2014 và năm 2015 đánh dấu là hai năm thành công đối với KPMG. Doanh thu của KPMG lần lượt là 639.607 và 684.039 tỷ đồng, đồng thời giữ vị trí thứ 3 trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất, đứng sau Deloitte và PwC.
72 58 0 Các phòng ban khác 10 8 18 8 29 6 ________Tổng________ 18 0 24 6 42 6 (Nguồn: Tự tổng hợp)
Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2015 lại sụt giảm 48.62% so với năm 2014. Nguyên nhân lớn nhất là bởi chi phí tăng từ 99.26% lên đến 99.63%.