Các biện pháp tạo động lực bằng kích thích tinh thần

Một phần của tài liệu 357 hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư nguyễn tấn (Trang 59 - 69)

2.2.3.1. Môi trường - điều kiện làm việc của nhân viên

Khi trở thành một phần của đại gia đình Nguyễn Tấn thì hầu hết NLĐ nào cũng muốn có thể hòa thuận với những đồng nghiệp, cấp trên của mình và tinh thần làm việc của NLĐ có thể bị ảnh hưởng ít nhiều bởi điều này. Theo các nhà tâm lý thì NLĐ cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái hơn và họ sẽ mong muốn có thể cống hiến hơn khi được làm việc trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái tại công sở.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên làm việc thoải mái, hiệu quả, công ty chú trọng vào vấn đề cơ sở vật chất tại các phòng ban và trang bị những thiết bị thiết yếu như: điều hòa, điện thoại, máy in,... Phòng làm việc được bố trí thoáng mát, thoải mái, sạch sẽ.

Nhân viên tại công ty CP Đầu tư Nguyễn Tấn làm việc 8 tiếng/ ngày, buổi trưa nhân viên được nghỉ ngơi. Thời gian làm việc theo giờ hành chính: từ 8h sáng đến 17h30 chiều, nghỉ trưa từ 12h đến 13h30, thứ 7: 8h - 12h nếu công ty không yêu cầu làm đủ giờ, trong những dịp đặc biệt công ty yêu cầu thì giờ làm việc vẫn như ngày thông thường là từ 8h - 17h30. Đối với nhân viên có con nhỏ (bao gồm cả nam và nữ):

+ Con từ 1 - 3 tuổi: được nghỉ sớm 60 phút/ ngày/ 01 con.

Quy định trên thể hiện phần nào ban lãnh đạo công ty đã quan tâm tới cấp dưới của mình khi đã nghĩ đến vấn đề có con nhỏ cũng như các mối bận tâm khác đến từ gia đình có thể ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của NLĐ.

Bầu không khí làm việc thoải mái, thân thiện, tôn trọng lẫn nhau giữa đồng nghiệp và giữa cấp dưới với cấp trên đã tạo nên không khí vui vẻ, tích cực khi làm việc. Chính nhờ tinh thần thoải mái, dễ chịu nên nhân viên có thể tự do sáng tạo, đưa ra các ý kiến đóng góp nhằm tối ưu hóa công việc. Nơi làm việc cũng được công ty đầu tư về không gian, trang trí theo phong cách thoải mái, gần gũi. Không gian làm việc thoáng mát, thường xuyên được lau dọn, vệ sinh sạch sẽ.

Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng đối với môi trường làm việc

16 14 12 10 LiihLk 8 6 4 2 0 Hài lòng với môi trường và điều kiện làm việc Được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết Môi trường làm việc an toàn Không gian thoáng mát, sạch sẽ Không khí tập thể thoải mái, vui vẻ, tích cực ■ Đồng ý ■ Tương đối đồng ý ■ Không có ý kiến ■ Không đồng ý

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Biểu đồ cho thấy rằng đa số nhân viên cho rằng điều kiện và môi trường làm việc giúp họ an tâm làm việc, hài lòng với tỷ lệ là 72,4%, có 68,97% nhân viên được hỏi và trả lời rằng họ đang làm việc trong không gian sạch sẽ, thoáng mát, 72,4% số người cảm thấy môi trường làm việc an toàn, cùng với 75,86% số người hài lòng về không khí tập thể thoải mái, vui vẻ, hòa đồng. Có sự bất đồng giữa quan điểm về việc NLĐ đang được sử dụng những thiết bị cần thiết khi lượng người đồng ý và không đồng ý có sự chênh lệch không nhiều. Sở dĩ là do mặc dù mỗi phòng

ban có số lượng trang thiết bị tối thiểu nhưng khi số lượng nhân viên tăng thêm thì công ty vẫn chưa mua sắm đầy đủ cho từng nhân viên. Bên cạnh đó, trong văn phòng công ty vẫn chưa có những tiện ích phục vụ cho nhân viên như: quầy bar uống nước, phòng nghỉ ngơi, phòng mát xa,... Nhìn chung có thể nói rằng ban lãnh đạo đang tương đối quan tâm về môi trường và điều kiện làm việc mà tạo cảm giác thoải mái, tích cực năng động mỗi khi làm việc. Còn về các trang thiết bị, những tiện ích giải trí, thư giãn khác thì công ty có thể cân nhắc và cải thiện hơn.

2.2.3.2. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong tổ chức * Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới

Với quan điểm không có câu “Ông chủ với nhân viên” và “Làm việc trước khi hỏi và hỏi sau khi làm việc” đồng thời cấp trên cũng định hướng công việc sát sao, đề cao những ý kiến đóng góp của nhân viên đã xây dựng nên môi trường làm việc tích cực, đoàn kết, gắn bó mà ở đó cấp trên và cấp dưới làm việc với tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Ở công ty không có tình trạng tôi là chủ, là cấp trên của anh nên anh phải nghe lệnh và không được thắc mắc hay nhận xét bất cứ điều gì. Đây cũng thể hiện phong cách lãnh đạo dân chủ được thực hiện nhất quán từ trên xuống dưới, từ cấp cao đến cấp cơ sở.

■ Thường xuyên ■ Ít quan tâm ■ Không quan tâm

Biểu đồ 2.5. Đánh giá về sự quan tâm của cấp trên dành cho cấp dưới

Theo số liệu thu thấp được từ phiếu khảo sát tại công ty thì cấp trên không chỉ thường xuyên để ý, hỏi thăm tình hình của nhân viên về công việc mà còn có những tư vấn, động viên về cả đời sống tinh thần. Với môi trường thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên sẽ có rất nhiều những sự cố, những vấn đề phát sinh mà cần sự hỗ trợ của cấp trên. Bên cạnh đó, cấp trên thường xuyên gặp mặt, trao đổi và hỏi ý kiến nhân viên về những chính sách, quy trình và kết quả làm việc nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm để cấp dưới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Bên cạnh công việc thì khi được hỏi về cấp trên hỏi han đến đời sống tinh thần, gia đình của nhân viên không thì có 82,76% số người trả lời là có, 17,24% người cho rằng cấp trên không hỏi về đời sống riêng tư hay những vấn đề về gia đình họ. Điều này thể hiện rằng ban lãnh đạo công ty không chỉ có những chính sách quan tâm những người có gia đình, có con nhỏ mà còn thể hiện qua hành động, sự động viên, đồng cảm và chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc mà NLĐ đang gặp trong cuộc sống. Điều này là nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của công ty: luôn quan tâm đến từng cá nhân trong tổ chức.

* Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp

Ban lãnh đạo luôn đề cao, chú trọng đến vấn đề tình trạng quan hệ đồng nghiệp tại nơi làm việc. Nếu có những mâu thuẫn thì mọi người đều khuyến khích nên giải quyết dựa trên tinh thần bình đẳng, tự nguyện, đảm bảo hòa khí.

■ Quan tâm, giúp đỡ

■ Xã giao

■ Không quan tâm đến nhau

■ Chia thành bè phái

Biểu đồ 2. 6. Đánh giá của nhân viên về mối quan hệ đồng nghiệp tại công ty

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Yếu tố Mức đánh giá ĐiểmTB hạngThứ Kết luận

1 2 3 4 5

Kết quả khảo sát cho thấy các nhân viên đối xử với nhau tương đối tốt, 59% số người cho rằng họ hài lòng về sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng nghiệp, 31% cảm thấy mối quan hệ tại nơi làm việc chỉ là xã giao, chỉ có 10% không hài lòng, cảm thấy đồng nghiệp không quan tâm hay thậm chí chia bè kết phái. Khi làm việc trong môi trường có số người có trình độ học vấn đại học và trên đại học chiếm hơn 80% thì có thể dễ hiểu rằng mọi người luôn tỏ ra lịch sự, tôn trọng lẫn nhau. Mặc dù có thể toàn bộ nhân viên không thực sự thân thiết như người nhà, người thân trong đại gia đình do khoảng cách, sự khác biệt về tính chất công việc, khác nhóm, khác phòng

ban nhưng hiện nay ban quản lý vẫn đang nỗ lực tạo nhiều cơ hội để các nhân viên có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tăng sự đoàn kết, gắn bó.

2.2.3.3. Cơ hội đào tạo và triển vọng thăng tiến sự nghiệp

* Đào tạo và phát triển công việc

Đào tạo và phát triển là một trong các hoạt động ưu tiên hàng đầu của công ty nhằm tăng cường chất lượng nhân lực. Bởi vậy việc đào tạo nhân viên luôn được ban

lãnh đạo coi trong, tổ chức những khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức,

kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho NLĐ tại công ty.

Với quan điểm “Chúng tôi không tuyển nhân tài, chúng tôi đào tạo nhân tài” cũng như kinh nghiệm về mảng tuyển dụng nên chất lượng đầu vào của công ty tương

đối tốt, phù hợp với vị trí công việc. Đối với những cộng tác viên, thực tập sinh, công

ty cũng đầu tư công sức để hướng dẫn, chỉ dạy, giám sát những sinh viên chưa có hoặc ít kinh nghiệm để thu hút nguồn lao động trẻ, tích cực, sáng tạo nhằm phát triển

công ty. Đối với những nhân viên mới vào thì công ty áp dụng hình thức đào tạo 1:1,

được kèm cặp, chỉ bảo tận tình bởi những người đi trước, có kinh nghiệm lâu năm, đảm bảo họ có thể nắm chắc cơ bản những nghiệp vụ, quy trình làm việc cùng trình đào tạo). Các buổi đào tạo luôn được cập nhật nội dung mới, được đứng lớp bởi

các chuyên gia, giáo viên có chuyên môn, giúp nhân viên thêm nhiều kiến thức. Song

song là những buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của các nhân viên xuất sắc, giữa các nhân viên với nhau để học hỏi thêm nhiều điều mới, mở mang đầu óc và khơi gợi

sự sáng tạo. Không chỉ tổ chức đào tạo định kỳ các khóa kỹ năng chuyên môn mà đối với những NLĐ gặp vấn đề khó khăn, mệt mỏi liên quan đến sức khỏe tinh thần thì công ty cũng có những buổi trao đổi, chia sẻ những kỹ năng mềm để giải tỏa áp

Mức độ hài lòng với

công tác đào tạo 3 3 7 11 5

3.4

1 2 Đồng ý

Bản thân học hỏi nhiều,

giúp ích cho công việc 3 3 12 8 3 73.1 4 Đồng ý

Hình thức đào tạo phù

hợp, đa dạng 2 5 10 8 4 43.2 3 Đồng ý

Cử đúng người đi đào

tạo 5 4 9 8 3 3 5

Không có ý kiến rõ ràng

Được công ty tạo điều

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Qua bảng tổng hợp, trong số người được hỏi về công tác đào tạo thì đa phần họ tương đối hài lòng, trong đó yếu tố được công ty tạo điều kiện học tập đứng thứ nhất.

Sở dĩ như vậy là do bên cạnh việc đào tạo liên quan đến công việc thì công ty cũng rất chú trọng về những lớp tư vấn tâm lý, đào tạo kỹ năng mềm giúp ích rất nhiều trong cuộc sống cá nhân của nhân viên. Tuy nhiên công tác bồi dưỡng và nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên của công ty vẫn còn một số tồn tại, cần được quan tâm và điều chỉnh. Thứ nhất, ban quản lý cần xem xét về lượng kiến thức mà

cách hay chưa. Thứ hai, việc lựa chọn đối tượng được cử đi học còn chưa thực sự chính xác do ban lãnh đạo muốn mọi người đều có thể được đào tạo, hoàn thiện bản thân hơn nên dẫn đến tình trạng một số NLĐ chưa có nhu cầu và mong muốn đào tạo

lại bị ép buộc phải đi học. Điều này khiến cho chi phí tốn kém mà kết quả của việc đào tạo không như mong đợi, công ty cần phải có tiêu chí cụ thể để lựa chọn đối tượng thực sự chính xác. Công ty đang cần có những sự thay đổi nhất định về nội dung đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, góp phần tạo động lực, giữ chân nhân viên và thu hút nhân tài, những người có năng lực đến làm việc.

* Sự thăng tiến

Thăng tiến hay đề bạt là đưa những nhân viên có triển vọng, có khả năng vào một vị trí cao hơn với tiền lương, quyền lợi và trách nhiệm cao hơn. Thăng tiến cũng là một trong các chính sách thúc đẩy, tạo động lực giúp nhân viên tích cực làm việc, nâng cao năng suất, hoàn thiện bản thân hơn. Việc thăng tiến phụ thuộc vào năng lực của chính nhân viên đó thông qua các chỉ tiêu đánh giá cụ thể, những thành tích đạt được cùng định hướng phát triển công ty. Đối với mỗi nhân viên, công ty luôn đề ra những phương hướng phát triển cùng lộ trình thăng tiến phù hợp với năng lực, đặc điểm công việc, vị trí hiện tại cũng như mong muốn của họ. Ở đây, công ty không chỉ tạo điều kiện, khuyến khích nhân viên làm việc một cách tích cực để đạt được vị trí cao hơn mà còn động viên, hướng dẫn cách thức để đạt được ước mơ của họ. Ví dụ một nhân viên ở bộ phận kinh doanh mong muốn sau khi làm việc tại công ty, đã tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức thì anh ta muốn ra ngoài làm chủ một doanh nghiệp. Vậy thì ở công ty CP Đầu tư Nguyễn Tấn, ban lãnh đạo sẽ cùng anh ta ngồi bàn bạc, trao đổi, đánh giá ý tưởng kinh doanh của nhân viên đó. Nếu ý tưởng tốt, có thể thực hiện được thì công ty sẵn sàng đầu tư về tiền bạc và nhân lực, hỗ trợ anh ta có thể thực hiện ước mơ đó. Đây cũng là một trong những chính sách đặc biệt tại công ty nhằm thúc đẩy những người có khả năng, năng lực cố gắng cống hiến và họ sẽ đạt được những điều mà họ mong muốn.

■ Có nhiều cơ hội

■ Có ít cơ hội

■ Không có cơ hội

Biểu đồ 2.7. Đánh giá về sự thăng tiến phát triển nghề nghiệp tại công ty

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ket quả khảo sát về sự thăng tiến phát triển nghề nghiệp cho thấy chính sách thăng tiến của công ty làm cho nhân viên tương đối hài lòng - 69% cho rằng có nhiều cơ hội thăng tiến, 28% số người cảm thấy có ít cơ hội thăng tiến. Bởi vì miễn là họ có cố gắng, có sự ham học hỏi cũng như tinh thần cầu tiến thì chắc chắn họ có cơ hội lên một vị trí cao hơn ít nhất một bậc, còn đối với những vị trí cấp cao thì đòi hỏi về năng lực cũng như những kỹ năng khác nữa.

2.2.3.4. Bố trí, phân công và đánh giá công việc

Việc bố trí, phân công công việc phù hợp năng lực, mong muốn cùng với bản mô tả công việc phải làm rõ ràng, cụ thể sẽ giúp cho nhân viên chủ động thực hiện công việc mà không phải mất nhiều thời gian lo lắng về phương hướng làm việc, hỏi ý kiến cấp trên. Điều này sẽ phần nào giảm việc lãng phí thời gian mà nhân viên có thể tiếp cận phương thức làm việc nhanh và chính xác nhất.

Không chỉ vậy, ĐGTHCV cũng quan trọng không kém. Bản ĐGTHCV cần đảm bảo các nguyên tắc công bằng, công khai và minh bạch. Quy định về ĐGTHCV trong Công ty CP Đầu tư Nguyễn Tấn được áp dụng cho toàn thể nhân viên. ĐGTHCV là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của

NLĐ trên cơ sở so sánh kết quả làm việc thực tế với các tiêu chuẩn đã được xây dựng

cứ săp xêp vị trí làm việc phù hợp với khả năng của họ như giao nhiệm vụ, luân chuyển, bổ nhiệm,...

Hiện nay, công ty đang sử dụng phương pháp thang đo đánh giá đồ họa. Với phương pháp này, người đánh giá sẽ căn cứ tình hình thực tê mà đưa ra ý kiên về kêt quả ĐGTHCV của đối tượng đánh giá so với chỉ tiêu KPIs đã đặt ra, dựa trên sự quan sát, kinh nghiệm để đánh giá theo thang đo từ thấp đên cao (gồm 04 mức: xuất săc, khá, đạt yêu cầu, dưới mức yêu cầu). Có ba tiêu chí mà công ty sử dụng: mức độ hoàn thành nhiệm vụ; số ngày công làm việc thực tê trong tháng và việc chấp hành nội quy công ty của người được đánh giá. Từ những tiêu thức trên, người đánh giá sẽ đưa ra kêt luận cuối cùng về người được đánh giá theo 4 mức xuất săc, khá, trung

Một phần của tài liệu 357 hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư nguyễn tấn (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w