Tăng cường kiểm tra kiểm soát sau cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng​ (Trang 84 - 86)

Sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn và duyệt hạn mức cho vay khách hàng, CBTĐTD sẽ chuyển hồ sơ lên hệ thống, CVHKD sẽ thông báo với khách hàng, soạn hợp đồng và tiến hành giải ngân cho khách hàng, việc quản lý tình hình trả nợ của khách hàng đó sẽ do CVHKD của chi nhánh/PGD thực hiện.

Chính vì vậy, mà khi khách hàng phát sinh nợ xấu hoặc sử dụng vốn sai mục đích thì CVHKD sẽ là người phải chịu trách nhiệm đầu tiên, còn CBTĐTD hầu như

không chịu trách nhiệm gì cả, có chăng là khi tổng kết chất lượng khách hàng thì CBTĐTD đó bị đánh giá là khả năng thẩm định chưa tốt. Mà thực tế tại CBTĐTD được đánh giá là hoàn thành công việc thông qua bộ chỉ tiêu quy định về thời gian, và thông qua số lượng hồ sơ thẩm định được mỗi tháng. Dẫn đến việc, nhiều CBTĐTD chủ quan khi thực hiện thẩm định hồ sơ, chỉ tập trung vào việc thẩm định cho đúng thời gian và xử lý thật nhiều hồ sơ, chứ không rõ là chất lượng thực sự khi thẩm định hồ sơ đó là như thế nào.

Do đó, để thực sự nâng cao chất lượng thẩm định HKD, Ban lãnh đạo của nên thành lập một tổ chuyên trách công việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau thẩm định. Công việc và trách nhiệm của nhóm này cụ thể như sau:

+ Phân nhóm khách hàng vay vốn theo sản phẩm và theo khu vực, để trong quá trình đi thực tế, không bị tốn kém về chi phí và tiết kiệm được thời gian.

+ Nhóm sẽ kết hợp với các CVHKD ở CN/PGD cùng thực hiện việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng, đánh giá tình hình kinh doanh của khách hàng có đúng như thực tế khách hàng khai báo hay không? Nếu khách hàng có sai phạm thì kịp thời đưa ra các biện pháp để xử lý, nhằm hạn chế rủi ro có thể phát sinh.

+ Nhóm vẫn thực hiện công việc thẩm định như quy định, tuy nhiên sẽ lên lịch trình, bố trí các ngày trong tháng để nhóm thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá khách hàng bên ngoài, trong những ngày đó nhóm sẽ không nhận các hồ sơ mới, và xử lý các hồ sơ tồn đọng trước đó hoặc giao cho CBTĐTD khác thực hiện để tránh làm ảnh hướng đến tiến độ hồ sơ.

+ Khi đi thực tế khách hàng về, lập bảng báo cáo đánh giá tình hình sử dụng vốn vay, tình hình kinh doanh thực tế của khách hàng, khả năng trả nợ tiếp theo của khách hàng, chỉ ra những điểm hạn chế của nội dung trên báo cáo thẩm định cũ, những điểm nội dung thẩm định tốt, chuẩn xác.

+ Ban lãnh đạo sẽ dựa trên bảng báo cáo mà nhóm thu thập được, sẽ tổ chức họp các CBTĐTD lại, đánh giá kỹ năng thẩm định của CBTĐTD như vậy đã tốt hay chưa, cần nâng cao thêm các kỹ năng thẩm định nào, cần rút kinh nghiệm gì ở những lần thẩm định sau. Và những CBTĐTD yếu kỹ năng thẩm định nào, Ban lãnh

đạo có thể tổ chức, bố trí cho CBTĐTD đó đi học và đào tạo thêm. Từ đó không ngừng nâng cao chất lượng thẩm đinh cho vay KHD

Như vậy, với việc thành lập một nhóm kiểm tra, giám sát khách hàng sau thẩm định, sẽ giúp các CBTĐTD có trách nhiệm hơn với việc thẩm định hồ sơ của mình, và đúc rút ra những bài học quý báu trong công tác thẩm định. Ngoài ra, do tính chất công việc của nhóm kiểm tra, nên khi đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhóm này, Ban lãnh đạo nên xây dựng một bản đánh giá khác so với các CBTĐTD , vì nếu đánh giá theo số lượng, thì nhóm CBTĐTD này sẽ bị thiệt thòi so với các CBTĐTD còn lại, từ đó dẫn đến việc nhóm thực hiện công tác qua loa, sơ sài, cho xong việc, khiến cho công tác kiểm tra, giám sát không còn đúng như mục đích ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng​ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)