Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng​ (Trang 72 - 76)

3.4.2.1. Hạn chế

- Các chỉ tiêu định tính

Mặc dù nhiều chỉ tiêu có điểm đánh giá ở mức độ tán thành nhưng mức điểm vẫn chưa tuyệt đối, điều này vẫn còn cho thấy công tác thẩm định cho vay hộ kinh doanh chưa hoàn thiện, cụ thể như:

+ Sự tuân thủ trong quy trình: trong công tác thẩm định, mặc dù đã có quy trình cụ thể nhưng do nhiều yếu tố mà nhân viên chưa thực hiện đúng theo quy trình, bỏ qua một số bước như khảo sát, đến cửa hàng hộ kinh doanh để kiểm tra xác thực thông tin, một số giấy tờ chưa hoàn thiện nhưng vì tin tưởng khách hàng, áp lực doanh số mà tạm chấp nhận.

+ Kết quả báo cáo thẩm định được đánh giá là có độ chính xác chưa cao, điều này dẫn đến tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu thời gian qua.

+ Các kênh để khai thác thông tin tín dụng của Ngân hàng còn hạn chế, dẫn đến tình trạng bất cân xứng thông tin

Ngoài ra còn các chỉ tiêu định tính khác mức điểm vẫn chưa cao, cho thấy vẫn còn phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định cho vay hộ kinh doanh.

- Các chỉ tiêu định lượng

+Tỷ trọng hộ kinh doanh phát sinh nợ xấu khá cao, chiếm đến trên 40% vào năm 2019, do vậy VPbank cần xem xét lại điều này.

+ Nợ quá hạn và nợ xấu từ cho vay hộ kinh doanh ngày càng tăng, điều này phần nào phản chất lượng báo cáo thẩm định chưa cao vì trong nội dung thẩm định

có dòng tiền thu nhập của chủ hộ kinh doanh và các đối tượng liên quan (nếu vay chung), có kế hoạch trả nợ nhưng khách hàng lại không trả nợ đúng như trong báo cáo.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định tại Ngân hàng còn yếu. Mặc dù trong thời gian qua, Ngân hàng thường xuyên cử cán bộ tín dụng đi học các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nhưng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng phức tạp trong công tác thẩm định hộ kinh doanh.. Trình độ cán bộ thẩm định không đồng đều và hầu hết tuổi đời còn trẻ nên chưa tích lũy được kinh nghiệm. Chính vì trình độ còn hạn chế nên nhiều trường hợp phức tạp, nên quá trình thẩm định kéo dài, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả phương án kinh doanh, dòng tiền thu nhập còn thiếu chính xác gây sai lệch các chỉ tiêu này. Số lượng cán bộ thẩm định còn mỏng mà số hộ kinh doanh ngày càng nhiều gây nên áp lực đối với cán bộ thẩm định, một lúc họ phải thẩm định nhiều hộ khác nhau nên chất lượng thẩm định không thể cao.

Mặt khác, Ngân hàng chưa có phòng thẩm định riêng, cán bộ tín dụng kiêm luôn việc thẩm định nên tính chuyên nghiệp chưa cao. Lĩnh vực hộ kinh doanh khá đa dạng đòi hỏi cán bộ có chuyên môn cao mà cán bộ tín dụng lại tương đối trẻ, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định tại Ngân hàng.

Thứ hai, về nguồn thông tin, số liệu làm căn cứ tính toán phục vụ cho quá trình thẩm định, nhất là thẩm định dòng tiền còn chưa đầy đủ, thiếu tính chính xác và ít khi các nguồn thông tin được thẩm định lại.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng và thiết bị phục vụ cho thẩm định cho vay hộ kinh doanh tại VPbank chưa được hiện đại, đồng bộ, cần nâng cấp đồng bộ và hiện đại hóa để nâng cao chất lượng thẩm định cho vay hộ kinh doanh thời gian tới.

Thứ tư, kinh phí cho thẩm định cho vay hộ kinh doanh tại VPbank hiện nay còn thấp, một số cán bộ còn phải tự bỏ chi phí ra thêm để có thể hoàn thành nhiệm

vụ, do đó cần trích thêm kinh phí hỗ trợ để giúp các cán bộ đi công tác, đến kiểm tra tận nơi các hộ kinh doanh triển khai, chi phí ngoại giao để có được thông tin cần thiết trong thẩm định cho vay hộ kinh doanh .

Thứ năm, quy trình thẩm định còn thiếu bộ phận kiểm tra kiểm soát, toàn quyền làm báo cáo thẩm định hộ kinh doanh là nhân viên thẩm định sau đó trình lãnh đạo, do vậy cần hoàn thiện quy trình thẩm định để nâng cao chất lượng thẩm định tại VPbank

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Hệ thống thông tin giữa các Ngân hàng chưa phát triển

Nhìn chung thẩm định hộ kinh doanh trong ngành Ngân hàng chưa có được sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ giữa NHNN với các NHTM cũng như giữa các NHTM với nhau trong việc cung cấp thông tin trong hoạt động thẩm định hộ kinh doanh ở từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.

Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Vụ tín dụng NHNN tuy đã được thành lập và hoạt động khá lâu nhưng cũng chưa thực hiện được đầy đủ vai trò của mình trong việc hỗ trợ các ngân hàng. Điều này cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng thẩm định hộ kinh doanh của các ngân hàng nói chung và Vpbank nói riêng, điều này ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cho vay hộ kinh doanh tại Vpbank.

Thứ hai, Hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ và đồng bộ

Hoạt động thẩm định nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung liên quan rất chặt chẽ với các quy định của pháp luật trên nhiều khía cạnh khác nhau, mà hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa đầy đủ, thiếu tính ổn định. Điều đó đã làm cho thẩm định của VPbank gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, thẩm định cho vay hộ kinh doanh cũng đang gặp một số khó khăn về chính sách trong thực hiện cho vay, đặc biệt là vấn đề bảo đảm tiền vay.

Thứ ba, về tình hình thị trường, giá cả tiền tệ ở nước ta, tuy đã tương đối ổn định nhưng chưa hẳn đã vững chắc, cộng vào đó các hình thức của thị trường tài

chính chưa phát triển mạnh ở Việt Nam, tâm lý và thói quen đầu tư chưa hình thành rõ nét, giá cả của đồng tiền, vốn vay chưa được quan tâm đúng mức. Nước ta hiện nay đang trong thời gian lạm phát lớn vì thế các yếu tố về thị trường cũng thay đổi liên tục, rất khó để phán đoán và đánh giá chính xác.Vì vậy các hộ kinh doanh sử dụng vốn được vay ở Ngân hàng dễ dẫn đến tình trạng không có khả năng hoàn trả nợ vay. Rủi ro tiềm ẩn đối với Ngân hàng là rất lớn.

Thứ tư, nhiều khách hàng hộ kinh doanh phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu cũng là do nhiều yếu tố bất khả kháng, như thiên tại địch họa, dịch bệnh, đặc biệt trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh thường tập trung các hộ kinh doanh thuộc về thực phẩm, nông sản, hay các hộ kinh doanh dịch vụ như nhà nghỉ, hát karaok nếu có dịch bệnh thường phải đóng cửa theo chính sách của Nhà nước.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN

HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

4.1. Định hướng về công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Vi ệt Nam Thịnh Vượng đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng​ (Trang 72 - 76)