Nội dung thẩm định cho vay hộ kinh doanh tại VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng​ (Trang 49 - 58)

3.2.1.1. Phân cấp thẩm định cho vay hộ kinh doanh

Tại Vpbank, mô hình thẩm định cho vay hộ kinh doanh là mô hình tập trung để thẩm định cho vay hộ kinh doanh, các bộ phận tham gia vào công tác thẩm định cho vay hộ kinh doanh theo trình tự như sau:

Hình 3.5. Các bộ phận tham gia thẩm định cho vay hộ kinh doanh

Theo đó Chuyên viên thẩm định (CO) tại Đơn vị kinh doanh (ĐVKD) chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

Thẩm định hồ sơ vay:

- Thẩm định trực tiếp tất cả hồ sơ vay tại ĐVKD bao gồm: kiểm tra, xác minh thông tin khách hàng vay, phân tích, đánh giá hồ sơ vay theo quy định, chính sách cho vay của Khối đảm bảo tất cả các hồ sơ vay đều được kiểm tra;

- Đánh giá chi tiết, trung thực và phản ánh chính xác thông tin đã kiểm tra, thẩm định vào Tờ trình phê duyệt;

- Chuyển toàn bộ hồ sơ vay cùng với Tờ trình phê duyệt cho Chuyên gia phê duyệt xem xét và phê duyệt.

Thực hiện công tác kiểm tra:

- Kiểm tra báo cáo lịch sử tín dụng của khách hàng vay thông qua hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia hoặc Công ty Cổ phần Thông tin Tín dụng Việt Nam (CIC/PCB), kiểm tra trùng lắp, kiểm tra danh sách cảnh báo, kiểm tra chéo, thực địa cơ sở kinh doanh;

- Kiểm tra hạng khách hàng, gói vay (đối với sản phẩm có tính hạng khách hàng, gói vay theo quy định sản phẩm hiện hành), thời gian vay, lãi suất vay.

Kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng vay:

- Tính toán nguồn thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng và/hoặc người đồng vay (nếu có);

- Kiểm tra thông tin nguồn thu nhập, nợ vay của người hôn phối nếu người hôn phối có nguồn thu nhập độc lập với khách hàng vay;

- Kiểm tra chứng từ chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng và người đồng vay (nếu có);

- Phản ánh nguồn thu nhập trên bảng phân tích dòng tiền (đối với các sản phẩm yêu cầu thực hiện) bảo đảm thông tin thu nhập được phản ánh chính xác, trung thực và đầy đủ.

Phản ánh toàn bộ thông tin hồ sơ vay đã thẩm định, kiểm tra vào Tờ trình phê duyệt, đồng thời đưa ra đề xuất:

- Đồng ý cấp tín dụng: ghi nhận cấp tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro (nếu có) theo quy định của VPBank; hoặc

- Từ chối cấp tín dụng: ghi nhận đúng trạng thái và đúng lý do từ chối khoản vay (reject code) lên hệ thống.

Chuyên gia phê duyệt các cấp chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra tổng thể hồ sơ vay, xác định tính phù hợp của hồ sơ vay so với quy định.

- Thực hiện xác minh lại thông tin hồ sơ vay khi cần thiết.

- Trong thẩm quyền được giao phê duyệt, Chuyên gia phê duyệt các cấp có quyền:

- Đưa ra quyết định phê duyệt cấp tín dụng: nếu hồ sơ vay đáp ứng theo sản phẩm cho vay và thuộc hạn mức phê duyệt của Chuyên gia phê duyệt; hoặc

- Đề xuất chuyển Cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt: nếu hồ sơ vay trình ngoại lệ phê duyệt (ngoại lệ hồ sơ vay hoặc hạn mức phê duyệt); hoặc

- Từ chối cấp tín dụng: nếu hồ sơ vay không đáp ứng theo sản phẩm cho vay.

3.2.1.2. Nội dung thẩm định cho vay hộ kinh doanh tại Vpbank

Xác định hồ sơ vay và ngành nghề kinh doanh không cho vay

- Xác định đối tượng cho vay và không cho vay

CO chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định, kiểm tra và xác định đối tượng cho vay phù hợp theo từng sản phẩm cho vay và văn bản hướng dẫn có liên quan của Khối TDTT ban hành trong từng thời kỳ.

Các đối tượng không được cho vay:

+ Kinh doanh dạng xe đẩy; không có mái che cố định; kinh doanh trên vỉa hè không ổn định; kinh doanh mái che tạm bợ (xem hình ảnh tại điểm 2.1.3), trừ trường hợp có hướng dẫn khác của Cấp có thẩm quyền trong từng thời kỳ.

+ Cơ sở kinh doanh không có hàng hóa; không thể quan sát được hoạt động kinh doanh đang diễn ra.

+ Kinh doanh online không có hàng hóa (trừ khi sản phẩm cho vay có quy định riêng trong từng thời kỳ).

- Ngành nghề kinh doanh không cho vay

+ Thuộc danh mục ngành nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh (ma túy, sản xuất hóa chất bị cấm, sản phẩm văn hóa đồi trụy, mê tín dị đoan, mua bán vũ khí, mua bán vàng miếng ...), nhu cầu vay vốn không được cho vay theo quy định pháp luật, Luật doanh nghiệp và qui định hiện hành của VPBank.

+ Các ngành nghề thuộc đối tượng không cấp tín dụng theo quy định của Pháp luật, của VPBank và Khối TDTT từng thời kỳ.

Kiểm tra danh sách cảnh báo(Blacklist)

CO phải thực hiện các công việc sau:

- Tra cứu danh sách cảnh báo của khách hàng (Người vay chính) và vợ/chồng khách hàng được kiểm tra trên hệ thống RRT (cơ sở dữ liệu của VPBank) theo quy định 49/2017/QĐiTGĐ và các văn bản điều chỉnh theo từng thời kỳ, đồng thời lưu lại kết quả kiểm tra trên hệ thống RRT.

- Kiểm tra tất cả các số chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD), hộ chiếu có trong hồ sơ vay, đặc biệt các số CMND, CCCD, hộ chiếu cũ. ĐVKD không được phê duyệt bất kỳ trường hợp nào khi khách hàng hoặc vợ/chồng khách hàng có tên trong danh sách cảnh báo tại hệ thống RRT. Trường hợp vợ/chồng khách hàng có tên trong danh sách cảnh báo, áp dụng quy định như Người vay chính (khách hàng).

- Nếu phát hiện khách hàng và hoặc vợ/chồng khách hàng có tên trong danh sách cảnh báo tại hệ thống RRT (trùng khớp thông tin theo hệ thống RRT): xử lý theo quy định của VPBank về nguyên tắc ứng xử trong từng thời kỳ. Nếu không trùng khớp thông tin: xử lý hồ sơ bình thường theo quy định.

- Trong trường hợp phát hiện trùng số CMND, tuy nhiên khác tên khách hàng, tên vợ/chồng khách hàng hoặc bất cứ nội dung nào chưa rõ, ĐVKD liên hệ Phòng Thẩm định tập trung (CUW) để được hướng dẫn.

Kiểm tra thông tin lịch sử tín dụng tại hệ thống CIC/PCB

- Việc kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng thông qua hệ thống CIC/PCB

được thực hiện theo quy định 66/2018/QĐi-TGĐ (và các văn bản thay thế/sửa đổi theo từng thời kỳ). CO là người chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả tra cứu CIC/PCB theo đúng quy định. Các nội dung cần kiểm tra trên báo cáo CIC/PCB:

+ Tên họ và số CMND, CCCD, Hộ chiếu trùng khớp

+ Lịch sử tín dụng: cần đáp ứng quy định của Ngân hàng nhà nước và của VPBank.

+ Tổng dư nợ tín dụng, tổng dư nợ không có tài sản bảo đảm

+ Diễn tiến dư nợ trong 12 tháng vừa qua + Có phát sinh khoản vay nào gần đây không ? Tra lịch sử trả nợ trên hệ thống T24

CO tra cứu lịch sử trả nợ của khách hàng đối với khách hàng hiện hữu của VPBank, đảm bảo lịch sử trả nợ của khách hàng đáp ứng theo quy định của pháp luật, VPBank và Khối TDTT.

Quá trình tra cứu lịch sử trả nợ đối với các khách hàng thuộc danh sách top up, CO sẽ cho ý kiến việc có nên tái cấp khoản vay top up cho khách hàng hay không dựa vào tình hình kinh doanh và lịch sử thanh toán của khách hàng.

Xác minh thực địa cơ sở kinh doanh

Xác minh thực địa là một trong những phương pháp thẩm định sử dụng tại Khối TDTT. Xác minh thực địa là trực tiếp thăm viếng nơi kinh doanh của khách hàng được thực hiện bởi CO nhằm xác minh hoạt động kinh doanh, mức độ ổn định, mức thu nhập, thói quen kinh doanh, điều kiện sống, các tài sản khách hàng sở hữu …

- Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong quy trình thẩm định tín dụng. CO thăm và gặp khách hàng tại cơ sở kinh doanh, xác nhận các thông tin hoạt động kinh doanh theo văn bản định dạng chuẩn. CO thực hiện xác minh đảm bảo tất cả các thông tin thu thập và thông tin tham khảo được ghi nhận đầy đủ chi tiết.

- Khi thẩm định thực tế cơ sở kinh doanh, CO cần gặp được khách hàng, người đồng vay (nếu có) và thẩm định khách hàng, người đồng vay (nếu có) về thời gian kinh doanh, cách thức kinh doanh, doanh thu, chi phí, chi tiết về đầu vào, đầu ra, hóa đơn, sổ sách ghi chép...

- Báo cáo xác minh thực địa ghi nhận các thông tin chi tiết của cơ sở kinh doanh và cung cấp cái nhìn tổng thể về bên ngoài và bên trong của cơ sở.

- Quy trình này tạo điều kiện người thẩm định đưa ra kết luận về hồ sơ khách hàng, đồng thời thiết lập được tính xác thực các thông tin khách hàng cung cấp.

- Tính chính xác và hiệu quả của người thực hiện xác minh thực địa (CO) là cực kỳ quan trọng, báo cáo cần phải được Chuyên gia phê duyệt kiểm tra, rà soát lại thông tin dựa vào thực địa của CO và xác thực tính nhất quán của các thông tin thu thập trong các xác minh khác.

- Các yêu cầu xác minh thực địa có thể khác nhau cho từng sản phẩm hoặc các văn bản nội bộ khác được Khối TDTT ban hành trong từng thời kỳ. Yêu cầu bắt buộc là CO cần quan sát được quy mô và hoạt động kinh doanh đang diễn ra, đồng thời khai thác thông tin từ khách hàng kết hợp với nhận định để đánh giá thông tin chính xác nhất. CO cần bảo đảm kiểm tra các nội dung bên dưới và phản ánh vào trong Tờ trình phê duyệt.

Thẩm định chứng từ kinh doanh

- Trường hợp Khách hàng cung cấp giấy ĐKKD làm giấy tờ chứng minh

hoạt động kinh doanh:

+ Khách hàng cần phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế tại cơ quan thuế trước khi nộp hồ sơ vay và phải tìm thấy kết quả mã số thuế kinh doanh đang hoạt động trên trang web chính thống của Tổng Cục thuế.

+ Trong trường hợp không tìm được thông tin đăng ký thuế trên trang web chính thống của Tổng Cục Thuế hoặc người nộp thuế tạm ngưng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế, Khách hàng phải cung cấp cam kết bằng văn bản có đề cập rõ lý do vì sao không có Mã số thuế và BM và CO (trường hợp BM không phải là Chuyên gia phê duyêt) phải xác minh, rà soát, kiểm tra chéo với khách hàng và xác nhận các thông tin khách hàng cung cấp. Dựa trên thông tin cụ thể khách hàng cung cấp (lý do không có Mã số thuế), FCU sẽ bắt buộc thực hiện xác minh chuyên sâu hoặc CO bắt buộc thực hiện xác minh thông tin.

+ Trong trường hợp thông tin người nộp thuế ngừng hoạt động và đã đóng mã số thuế. Chúng ta sẽ không chấp nhận giấy ĐKKD làm giấy tờ chứng minh hoạt

động kinh doanh. ĐVKD có thể sử dụng chứng từ kinh doanh khác theo quy định của sản phẩm.

- Trường hợp khách hàng hiện đang kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể và hình thức doanh nghiệp (theo luật doanh nghiệp)

+ Trường hợp mã số thuế doanh nghiệp vẫn đang hoạt động nhưng không có giấy phép kinh doanh hộ cá thể/mã số thuế hộ kinh doanh hộ cá thể ngừng hoạt động: chúng ta không tiếp tục xử lý các trường hợp này.

+ Trường hợp cả 02 hình thức hộ cá thể và doanh nghiệp vẫn đang hoạt động, đơn vị kinh doanh xử lý như sau:

Yêu cầu chứng từ kinh doanh là giấy phép kinh doanh có mã số thuế kinh doanh của hộ cá thể thể hiện trạng thái đang hoạt động trên trang web chính thống của Tổng Cục thuế.

Đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm thẩm định và thu thập thông tin cùng chứng từ chứng minh thu nhập của hộ cá thể độc lập và không cùng nguồn thu với doanh nghiệp.

Tra CIC doanh nghiệp theo quy định, CO đánh giá uy tín lịch sử nợ của doanh nghiệp vào Tờ trình phê duyệt và cân nhắc có nên đưa nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp vào dòng tiền để hạn chế rủi ro.

- Giấy xác nhận kinh doanh của UBND/BQL Chợ /Chi cục Thuế, giấy chứng nhận đăng ký Thuế

Yêu cầu: bản gốc và bản scan rõ thông tin, có đầy đủ dấu và chữ ký của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, thể hiện địa chỉ KD hiện tại và ngành nghề KD của KH và có thời hạn không quá 01tháng kể từ ngày ký đến ngày Đơn đề nghị vay vốn được ghi nhận trên hệ thống đối với các loại giấy xác nhận. Đối với các giấy tờ được cấp 1 lần duy nhất, thời hạn sử dụng vô thời hạn.

Không chấp nhận giấy xác nhận kinh doanh đối với các trường hợp sau:

+ Sự xác nhận khác biệt của UBND / BQL Chợ / Chi cục Thuế… (ví dụ: yêu cầu xác nhận kinh doanh nhưng lại xác nhận cư trú, xác nhận chữ ký của cấp dưới,...);

+ Các thông tin trên đơn không phù hợp (ví dụ: thời gian kinh doanh, số cmnd, địa chỉ bị khác màu mực, sửa xóa, ...nếu có chỉnh sửa phải có dấu mộc xác nhận);

+ Các thông tin trên đơn được điền sau khi ký tên đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền

+ Nếu BQL Chợ không có dấu tròn thì có thể chấp nhận chữ ký và mẫu dấu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật. BM/CO có trách nhiệm kiểm tra và thu thập thông tin chữ ký và mẫu dấu để phục vụ cho việc đối chiếu. ĐVKD sẽ chuyển cho FCU thực hiện kiểm tra, xác minh nếu có dấu hiệu gian lận. Khi có sự thay đổi về BQL chợ, ĐVKD cần cập nhật ngay chữ ký và mẫu dấu mới qua email/văn bản cho FCU/CU về sự thay đổi này. ĐVKD chịu trách nhiệm trong trường hợp có sự thay đổi về BQL chợ mà không thực hiện cập nhật kịp thời.

+ Người xác minh trên Giấy Xác nhận kinh doanh của ĐVKD và phiếu kiểm tra chéo không được là cùng một người.

- Hóa đơn nộp phí cho BQL chợ/UBND

Yêu cầu khách hàng cung cấp hóa đơn bản gốc hoặc bản scan/photo phải rõ ràng, hóa đơn loại định danh phải có tên của KH hoặc tên cửa hàng, có chữ ký của cấp có thẩm quyền và mộc của chợ/ UBND. Hoặc Hóa đơn bản gốc có dấu đã nộp tiền với form mẫu của BQL chợ

Kiểm tra chéo đối tác – Trade Reference Checks

- Đây là phần kiểm tra chéo do CO thực hiện độc lập về khách hàng, tham khảo thông tin từ những hộ kinh doanh tương tự, nhà cung cấp, hàng xóm v.v để xác minh tính ổn định tình trạng hoạt động kinh doanh của khách hàng, uy tín kinh doanh, xác thực các biên lợi nhuận, thời gian kinh doanh, lý lịch của khách hàng, các món nợ ngoài (nếu có) … Lưu ý: trước khi gặp khách hàng nên tham khảo thông tin của 2-3 hàng xóm xung quanh để biết sơ lược về tình hình kinh doanh của khách hàng để từ đó có thêm cơ sở để thẩm định khi gặp trực tiếp khách hàng, đặc biệt nếu có thông tin tiêu cực về khách hàng thì khi gặp trực tiếp khách hàng thì cần

thẩm định kĩ hơn để có kết quả chính xác. Đây là một trong những nội dung kiểm tra vô cùng quan trọng CO đảm bảo việc kiểm tra chéo được thực hiện độc lập.

- Kiểm tra chéo cần được thực hiện với những người có mối quan hệ kinh doanh với Khách hàng hoặc cán bộ quản lý khu vực/ tổ dân phố mà biết rõ tình hình kinh doanh của Khách hàng.

- Các yêu cầu xác minh kiểm tra chéo đối tác có thể khác nhau cho từng sản phẩm, tùy vào sản phẩm và chính sách tín dụng được phê duyệt.

- Chứng từ thu nhập

Căn cứ vào các tiêu chí dưới đây, CO thực hiện kiểm tra chứng từ chứng minh thu nhập do khách hàng cung cấp:

Các chứng từ chứng minh thu nhập được liệt kê trong quy định sản phẩm vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng​ (Trang 49 - 58)