Đánh giá tiêu chí thẩm định tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng​ (Trang 58 - 66)

VPBank

3.2.2.1. Chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính chương 1 tác giả đưa ra bao gồm: Thứ nhất, sự tuân thủ quy trình thẩm định

Thứ hai, phương pháp thẩm định

Thứ ba, sự đầy đủ và chính xác của báo cáo thẩm định Thứ tư, đảm đảo về mặt thời gian

Từ các chỉ tiêu định tính này, tác giả cụ thể hóa thành các câu hỏi chi tiết trong bảng hỏi (Phụ lục 01) để khảo sát khách hàng.

Để đánh giá các chỉ tiêu định tính về công tác thẩm định hộ kinh doanh tại VPbank, cụ thể:

Số lượng phiếu khảo sát: 200 phiếu

Đối tượng khảo sát: Các cán bộ thẩm định hộ kinh doanh thuộc khối tiểu thương tại VPbank

Cách thức khảo sát: Khảo sát bằng cách gửi qua email. Thời gian khảo sát: từ 01/12/2019 – 01/02/2020 Số phiếu trả lời hợp lệ : 200 phiếu

Bảng hỏi với các câu trả lời được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ, kết quả sẽ được tham chiếu theo bảng 3.2

Bảng 3.1: Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0.8

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1.00 - 1.80 Rất tán thành/Rất dễ 1.81 - 2.60 Không tán thành/Dễ

2.61 - 3.40 Không ý kiến/trung bình/Bình thường 3.41 - 4.20 Tán thành/Khó

(Nguồn: Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2012)

Kết quả khảo sát được tác giả tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn

Nội dung khảo sát Điểm

đánh giá Mức độ

Câu hỏi 1: Các nhân viên tuân thủ đúng theo quy trình

thẩm định hộ kinh doanh thuộc khối tiểu thương 3,905 Bình thường Câu hỏi 2: Công tác thẩm định hộ kinh doanh luôn

minh bạch, rõ ràng 4,03 Tán thành

Câu 3: Nội dung thẩm định hộ kinh doanh được thực

hiện đầy đủ các thông tin 4,02 Tán thành

Câu hỏi 4: Kết quả báo cáo thẩm định hộ kinh doanh

tại VPBank có độ chính xác cao 3,27 Bình thường

Câu hỏi 5: Các cán bộ thẩm định hộ kinh doanh thuộc khối tiểu thương tại Vpbank đều có chuyên môn và kinh nghiệm tốt

3,675 Tán thành

Câu hỏi 6: Công tác thẩm định hộ kinh doanh là một

nghiệp vụ phức tạp 4,39 Rất tán thành

Câu hỏi 7: Đánh giá độ khó trong thẩm định hộ kinh doanh tại VPbank? (Anh chị điền đáp án theo thứ tự ưu tiên từ 1 – 5)

Thẩm định tính pháp lý hồ sơ vay vốn 4,075 Khó

Thẩm định chủ hộ kinh doanh 4,36 Rất khó

Thẩm định kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực

tài chính 4,325 Rất khó

Hiệu quả phương án kinh doanh 4,765 Rất khó

Câu hỏi 8: Đánh giá độ dễ sai sót trong thẩm định hộ kinh doanh?

Thẩm định tính pháp lý hồ sơ vay vốn 3,85 Tán thành

Thẩm định chủ hộ kinh doanh 4,03 Tán thành

Thẩm định kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực

tài chính 4,17 Tán thành

Hiệu quả phương án kinh doanh 4,665 Rất tán thành

Kế hoạch vốn vay và trả nợ 3,12 Bình thường

Câu hỏi 9: Khách hàng đến xin vay vốn hộ kinh doanh

trung thực trong kê khai thông tin 3,62 Tán thành

Câu hỏi 10: Xin anh/chị đánh giá về phương pháp

thẩm hộ kinh doanh tại Vpbank phù hợp 4,5 Rất tán thành Câu hỏi 11: Tại VPbank có nhiều cơ sở dữ liệu thông

tin khách hàng để thẩm định cho vay hộ kinh doanh 3,15 Tán thành Câu hỏi 12: Công tác thẩm định hộ kinh doanh tại

VPbank rất tốt 3,49 Tán thành

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Qua kết quả khảo sát cho thấy, với nội dung câu 1: " Các nhân viên tuân thủ

đúng theo quy trình thẩm định hộ kinh doanh thuộc khối tiểu thương " thì mức điểm

ở mức bình thường, cho thấy các nhân viên thẩm định chưa hoàn toàn tuân theo quy trình thẩm định. Thực tế cho thấy nhiều khâu cán bộ thẩm định chưa thực sự trú trọng. Thực tế, hộ kinh doanh vay vốn, nhiều khi bản thân cán bộ thẩm định không đi tới tận nơi thực hiện để đối chiếu, kiểm tra thông tin vay vốn có đúng theo hồ sơ không, một số báo cáo thiếu hoặc chưa có dấu, chưa có xác nhận kiểm toán thì nhân viên vẫn chấp chận. Những điều này đều ảnh hưởng đến công tác thẩm định cho vay hộ kinh doanh tại VPbank.

Về sự minh bạch trong công tác thẩm định được đánh giá ở mức điểm 4,03

cho thấy nhìn chung công tác thẩm định được thực hiện minh bạch, rõ ràng, tuy nhiên về độ chính xác của báo cáo thẩm định chỉ được 3,27 điểm – thuộc mức điểm đánh giá trung bình/bình thường, điều này cho thấy chất lượng báo cáo thẩm định còn hạn chế. Thực tế có nhiều hộ kinh doanh được thẩm định nhưng có dẫn đến rủi ro tín dụng, hộ kinh doanh phá sản, mất khả năng thanh toán cho khách hàng, hoặc hộ kinh doanh vay vốn nhưng sử dụng không đúng mục đích, chính vì vậy ngân hàng bị tổn thất

Nội dung thẩm định hộ kinh doanh được thực hiện đầy đủ các thông tin, đạt mức điểm 4,03 – mức điểm tán thành, thực tế, báo cáo được để thực hiện thẩm định đầy đủ các khía cạnh pháp lý, dòng tiền, tài sản bảo đảm…

Về đội ngũ nhân sự làm công tác thẩm định, các nhân viên đều tán thành,

đánh giá đội ngũ thẩm định tại VPbank tốt, công tác thẩm định được thực hiện minh bạch rõ ràng, không có những vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Về đánh giá đội ngũ thẩm định, mức điểm đánh giá là 3.67 <4 cho thấy không phải tất cả đều đánh giá mức điểm 4 mà có những nhân viên đánh giá mức điểm thấp hơn. Nguyên nhân là kết cấu nhân lực tại VPbank là nhân lực trẻ chính vì vậy không nhiều kinh nghiệm thực tế khi làm việc, chỉ có một số ít nhân viên gạo cội của ngân hàng làm việc trong công tác thẩm định nên có kiến thức thực tế và kinh nghiệm tốt để đảm bảo công việc.

Về sự phức tạp của công tác thẩm định: Các nhân viên cũng đánh giá công tác thẩm định hộ kinh doanh cũng là một công tác phức tạp, khó. Những khâu được đánh giá là rất khó trong quá trình thẩm định được các nhân viên đánh giá là thẩm định chủ hộ kinh doanh, thẩm định kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính, hiệu quả phương án kinh doanh, các khâu này cũng rất dễ gặp phải sai sót nếu như bỏ qua bất kỳ một thông tin nào. Duy nhất chỉ có khâu lập kế hoạch vốn vay và trả nợ thì có phần đơn giản hơn nên được đánh giá là bình thường. Điều này cũng dễ hiểu vì các ngân hàng hiện nay đều có phần mềm, chỉ cần nhập số là lên được kế hoạch. Còn các khâu còn lại mặc dùng có phần mềm hoặc có excel hỗ trợ

nhưng việc tổng hợp thông tin để lựa chọn đưa vào lại là khâu khó, cũng rất cần đến sự nhạy bén của các cán bộ thẩm định. Nếu khâu thẩm định hiệu quả phương án kinh doanh của hộ kinh doanh có sai sót sẽ dẫn đến quyết định sai gây tổn thất cho ngân hàng, khâu thẩm định kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính đơn giản hơn nhưng lại dễ bị khách hàng tạo các kết quả kinh, dòng tiền thu nhập giả mạo, hay những con số sai lệch dẫn đến phân tích sai so với thực tế gây nên hậu quả khó lường, và khâu kế hoạch trả nợ, mặc dù lập kế hoạch trả nợ nhưng đó là những tính toán dự tính, thực tế tiến trình trả nợ phụ thuộc nhiều vào khả năng thanh toán của khách hàng. Các khâu còn lại đơn giản nhưng mất thời gian thẩm định về độ chính xác của hồ sơ như tính pháp lý, các yếu tố về hộ kinh doanh, xác nhận thu nhập của chủ hộ, dòng tiền thu nhập từ kinh doanh… theo kết quả khảo sát thì khâu tính toán dòng tiền là dễ sai sót nhất do tính chất phức tạp của từng hộ.

Về việc khách hàng trung thực, đạt mức điểm 3,62 mặc dù trong khung điểm

tán thành nhưng mức điểm này vẫn chưa đạt 4, cho thấy còn có nhân viên không tán thành về vấn đề này. Thực tế cũng có hy hữu trường hợp xảy ra về sự gian dối của khách hàng hộ kinh doanh do vay vốn sai mục đích, không dùng để kinh doanh mà để đảo nợ…Tuy nhiên lỗi ở ngân hàng một phần nhưng sự gian dối của khách hàng đôi khi ngân hàng không lường hết được. Những trường hợp tương tự hy hữu xảy ra.

Nhìn chung, các nhân viên đều tán thành về phương pháp thẩm định tại

VPbank phù hợp, nhưng khi được hỏi về tuy nhiên khi hỏi về cơ sở dữ liệu khách hàng để tra thông tin và độ tin cậy các tài liệu khách hàng nộp cho ngân hàng thì

mức điểm là 3,15 (mức điểm chưa đạt sự tán thành), điều này là do ngoài CIC và chính quyền địa phương, ban quản lý chợ, các công ty cung cấp đầu vào cho hộ kinh doanh hay những khách hàng từng giao dịch tại VPbank thì mới có thông tin, tuy nhiên nguồn thông tin này còn hạn chế. VPbank chưa tạo dựng được nhiều quan hệ trong ngành để check thông tin.

Về đánh giá chung công tác thẩm định cho vay hộ kinh doanh tại VPbank rất tốt thì đạt được mức điểm 3,49. Mức điểm thuộc khung điểm tán thành. Tuy nhiên,

mức điểm tán thành vẫn ở mức điểm thấp hơn 4 – mức điểm thể hiện sự tán thành, cho thấy vẫn còn một bộ phận nhỏ nhân viên chưa tán thành, chưa đánh giá cao công tác này.

Như vậy, nhìn một cách tổng quan, công tác thẩm định hộ kinh doanh tại VPbank được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định như độ chính xác chưa cao.

3.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng

- Dư nợ cho vay hộ kinh doanh trong tổng dư nợ của VPBank

Cho vay hộ kinh doanh là một trong những ngành có tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Dư nợ cho vay hộ kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019 tỷ trọng tăng lên từ 10,59 % đến 13,45%.

Bảng 3.3: Dư nợ cho vay hộ kinh doanh tại VPbank

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019

1 Tổng dư nợ Tỷ đồng 196.673 230.790 264.655

2 Dư nợ cho vay hộ kinh doanh

Tỷ đồng 20.827,67 27.856,35 35.596,09

3 Dư nợ cho vay hộ kinh doanh/Tổng dư nợ

10,59% 12,07% 13,45%

(Nguồn: Khối Tiểu thương – VPBank)

Nguyên nhân của sự gia tăng này một phần là thời gian qua, VPbank hiểu được ưu thế của mình trên thị trường là ngân hàng thương mại không có vốn Nhà nước, thể hiện sự năng động trên thị trường, với định hướng vào ngân hàng bán lẻ, các khách hàng cá nhân và khách hàng hộ kinh doanh là phân khúc mũi nhọn của VPbank, chính vì vậy mà VPbank tăng cường tiếp cận cho vay các tiểu thương, các hộ kinh doanh tại các chợ đầu mối, liên kết với các ban quản lý tại các chợ để lên hệ thống dữ liệu về hộ kinh doanh và tiếp cận cho vay vốn, đồng thời đẩy mạnh cho vay với chính sách nới lỏng để gia tăng tín dụng. Chính vì vậy mà năm 2017 dư nợ từ cho vay hộ kinh doanh là 20.827,67 chiếm 10,59%; năm 2018 là 27.856,35 tỷ chiếm 12,07% và năm 2019 là 35.596,09 chiếm 13,45%.

Như vậy, có thể thấy cho hộ kinh doanh của VPbank cũng là một trong những sản phẩm cho vay được các khách hàng quan tâm trên thị trường, thời gian qua dư nợ của sản phẩm cho này ngày càng tăng và tỷ trọng trên tổng dư nợ của VPbank cũng ngày càng tăng, chính vì vậy, vai trò của công tác thẩm định hộ kinh doanh thuộc khối tiểu thương tại VPbank càng quan trọng.

- Số hộ kinh doanh có nợ xấu

Hình 3.4. Số hộ kinh doanh vay vốn tại VPbank

(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm)

Năm 2017 có 6.433 hộ kinh doanh vay vốn tại VPbank trong đó có 1.955 hộ kinh doanh có nợ quá hạn, chiếm 30,39%. Năm 2018, có 2.586 hộ kinh doanh phát sinh nợ xấu so với 7.644 hộ kinh doanh vay vốn tại VPBank – chiếm 33,83%. Tỷ lệ này tăng lên 40,55% khi có đến 3.253 hộ kinh có nợ quá hạn so với tổng 8.023 hộ kinh doanh vay vốn tại Vpbank

Điều này phần nào phản ánh công tác thẩm định cho vay hộ kinh doanh tại VP gặp vấn đề khi mà sự sàng lọc cho vay hộ kinh doanh lại có tỷ lệ hộ kinh doanh phát sinh nợ xấu lên tới trên 40% thì VP cần xem xét lại công tác thẩm định của mình.

Giai đoạn vừa qua, nợ quá hạn của các hộ kinh doanh thuộc khối cho vay tiểu thương không ngừng tăng lên, nếu như năm 2017, nợ quá hạn là 1.734,94tỷ đồng thì năm 2018 là 2.493,14 tỷ đồng, tăng thêm 758,2 tỷ đồng tức tăng thêm 43,7% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2019 nợ quá hạn là 3.673,52 tỷ đồng, tương ứng với

tăng thêm 1.180,37 tỷ đồng tức tăng thêm 47,34%. Như vậy nợ quá hạn tăng lên với tốc độ khá nhanh trong giai đoạn 2017-2019.

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay hộ kinh doanh cũng không ngừng tăng lên cho thấy các hộ kinh doanh đang gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ ngân hàng. Năm 2017 nợ xấu cho vay hoạt động kinh doanh của ngân hàng là 972,7 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu là 4,67%. Năm 20168 nợ xấu tăng lên 1415,1 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu ở mức 5,08%. Không dừng ở đó, năm 2019 tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay hộ kinh doanh thuộc khối tiểu thương của Ngân hàng là 5,34% tương ứng với 1900,8 tỷ nợ xấu.

Bảng 3.5: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay hộ kinh doanh tại VPbank

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dư nợ cho vay hộ kinh

doanh 20827,6707 27856,353 35596,1

Nợ quá hạn 1734,94 2493,14 3673,52

Tỷ lệ nợ quá hạn 8,33% 8,95% 10,32%

Nợ xấu 972,7 1415,1 1900,8

Tỷ lệ nợ xấu 4,67% 5,08% 5,34%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Như vậy, kết quả thẩm định hộ kinh doanh mặc dù đã qua nhiều cấp thẩm định nhưng vẫn chưa có hiệu quả cao, từ đó làm phát sinh các khoản vay có chất lượng tín dụng kém, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Hình 3.5. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu từ cho vay hộ kinh doanh qua các năm (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Mặc dù chưa có hộ kinh doanh nào mất vốn do chưa hết thời hạn gia hạn, các khoản nợ chưa được theo dõi ngoai bảng nhưng nhìn chung, công tác thẩm định chưa có độ tin cậy cao đã tạo nên hệ quả là gây ra những khoản nợ xấu tại VPbank và ngân hàng có nguy cơ đối mặt với rủi ro tín dụng, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng​ (Trang 58 - 66)