6. Kết cấu đề tài
2.2.2. Thực trạng về nhân viên bán hàng Công ty
Tính đến tháng 2/2021, công ty Phúc Huy Hoàng hiện có quy mô NVHB là 25 người (tương ứng 35,71% so với tổng số lao động trong công ty là 70 người) sau 8 năm hình thành và phát triển kể từ ngày thành lập 25/03/2013. Quy mô cơ cấu của công ty phân theo giới tính, độ tuổi và trình độ chuyên môn như sau:
32
Bảng 2.4: Quy mô cơ cấu theo giới tính, độ tuổi và trình độ chuyên môn tại Công ty cổ phần điện - tự động hóa Phúc Huy Hoàng giai đoạn 2018-2020
Trên 40 2 13,2 2 6,7 1 4 Phân theo trình độ chuyên môn
Trên Đại học 3 13 3 10 3 12
Đại học, cao
đẳng 17 74 24 80 21 84
Lao động phổ
(Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự)
Từ bảng 2.4, ta dễ dàng nhận thấy bức tranh về số lượng NVHB trong công ty Điện - tự động hóa Phúc Huy Hoàng theo giới tính, theo độ tuổi và trình độ chuyên môn.
Về quy mô:
Số lượng NVHB của công ty năm 2018 là 23 người. Sang tới năm 2019, số nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên lên 30 người do yêu cầu về mở
rộng thị trường. Dù sự tăng về số lượng nhân viên kinh doanh còn thấp, xong tỷ trọng nhân viên kinh doanh vẫn luôn giữ ở mức cao trong cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Điều này thể hiện công ty đã luôn chú trọng rất lớn vào bộ phận bán hàng của mình và coi nó như một nhân tố chính, quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp trên thị trường.
Theo bảng thống kê 2.4 ta có thể thấy rõ một sự giảm về số lượng nhân viên bán hàng của doanh nghiệp trong giai đoạn này (cụ thể là 5 nhân viên, tỉ lệ giảm chiếm 17%). Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình hình này do sự khủng hoảng của nền kinh tế trong nước nói riêng và toàn cầu nói chung gây ra bởi đại dịch covid-19. Sự chững lại của nền kinh tế đặc biệt là thời điểm cách ly toàn xã hội khiến doanh thu, lợi nhuận của tổ chức từ hoạt động bán hàng giảm sút trong khi các chi phí khác vẫn phải chi trả khiến doanh nghiệp bắt buộc phải cắt giảm lao động để cân bằng lại tài chính. Cụ thể sa thải 5 nhân viên từ bộ phận kinh doanh. Trong giải pháp lựa chọn cắt giảm nhân sự để giảm chi phí, công ty đã cân nhắc đánh rất kỹ về khả năng làm việc của các nhân viên trong một quá trình dài trước khi đưa ra quyết định sa thải họ. Việc xem xét, đánh giá đó dựa hiệu quả làm việc của nhân viên đã thể hiện sự công bằng trong môi trường lao động, giúp những cá nhân khác trong doanh nghiệp nhận thức được sự cố gắng, nỗ lực hơn và cùng doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn..
về cơ cấu phân theo độ tuổi, giới tính :
Có thể thấy, đa số NVHB ở công ty là lao động trẻ tuổi. Cơ cấu lao động trong công ty đang có sự phối hợp giữa tính năng động, nhiệt tình của lao động trẻ có tuổi đời dưới 30 tuổi và nhóm lao động đã đạt được độ chín nhất định về chuyên môn có tuổi đời từ 31- 40 tuổi. Cơ cấu lao động trẻ tuổi luôn chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng hơn 60% trong tổng số NVHB của công ty và tăng dần qua các năm. Cụ thể, lao động trẻ có tuổi đời dưới 30 trong năm 2018 là 15 người (chiếm 65,2%), năm 2019 là 18 người (chiếm 60%), năm 2020 là 16 người (chiếm 64%).
Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh về kỹ thuật nên số lượng NVHB là nam trong công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Năm 2018 tỉ lệ nhân viên nam là 78,3% (tương ứng với 18 người), nhân viên nữ là 21,7% (5 người). Năm 2019, tỉ lệ
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
nhân viên nam là 73,3% (22 người), nhân viên nữ là 26,7% (8 người). Năm 2020, tỉ lệ nhân viên nam là 76% (19 người), nhân viên nữ là 24% (6 người).
Như vậy, có thể thấy thực trạng về cơ cấu lao động phân theo giới tính của công ty Điện - tự động hóa Phúc Huy Hoàng hiện nay là phù hợp dựa trên tương quan giữa lịch sử hình thành, tốc độ phát triển cũng như lĩnh vực hoạt động của công ty. Nhìn chung, đa số nhân sự tại công ty là những người trẻ, năng động và dễ dàng thích nghi, đổi mới trong môi trường công nghệ vì vậy nhu cầu của những người trẻ này khá cao, đòi hỏi sự đãi ngộ hợp lý để gia tăng cam kết giữa người lao động và doanh nghiệp.
Về cơ cấu phân theo trình độ chuyên môn
Số lượng NVHB có trình độ và tay nghề ngày càng tăng trong 2 năm 2019- 2020 thể hiện sự đáp ứng kịp thời xu thế phát triển chung của xã hội khi những yêu cầu về mở rộng thị trường, phát triển thị phần đang ngày càng trở lên cần thiết trước sự cạnh tranh từ nhiều doanh nghiệp khác trong ngành. Cụ thể số lượng NVHB có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 96% (tương ứng với 24 người trong tổng số 25 người).
Sự phát triển về trình độ công nghệ cũng đòi hỏi người bán hàng có trình độ chuyên môn nhất định mới có thể tận dụng tối ưu hiệu năng của máy móc thiết bị trong doanh nghiệp, từ đó có thể phân tích, hướng dẫn, thuyết phục khách hàng sử dụng. Trong suốt thời gian qua, công ty đã không ngừng chú trọng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho NVHB hiện tại, tuyển dụng đội ngũ bán hàng có trình độ chuyên môn cao.
Trong cơ cấu NVHB của doanh nghiệp, NVHB có trình độ đại học, cao đẳng vẫn chiếm phần lớn, khoảng 74% trong năm 2018 và tăng liên tục trong năm 2019 và 2020, lên tới 80% và 84% , thể hiện việc đáp ứng tốt những yêu cầu trong ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. về NVHB có trình độ cao nhất là trên đại học của doanh nghiệp trong 2 năm vẫn giữ ở mức ổn định do những vị trí trong nhóm này hầu hết đã bão hòa, là nhân viên giữ chức vụ quan trọng trong công ty. Nhân viên đã được doanh nghiệp bồi dưỡng vì vậy tăng năng suất và khả năng làm việc. Ngoài ra, những lao động phổ thông doanh nghiệp cũng đã tổ chức đào tạo bởi lẽ hoạt động kinh doanh đều yêu cầu những trình độ kỹ năng nhất định mới có thể vận hành được các công tác như bán hàng hay sản xuất. Tỉ lệ NVHB này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số NVHB, cụ thể chiếm 3/23 người năm 2018 (tương ứng 13%), giữ nguyên số lượng là 3 năm 2019 (chiếm 10%) và giảm còn 1 người trong tổng số 25 người năm 2020 (chiếm 4%).
Phân tích tỉ lệ nghỉ việc của NVHB tại Công ty
Bảng 2.5: Tỉ lệ nghỉ việc của người lao động tại công ty Cổ phần Điện - tự động hóa Phúc Huy Hoàng (2018 - 2020)
Số lượng (người ) Tỉ lệ ( %) Số lượng (người ) Tỉ lệ (% ) Số lượng (người ) Tỉ lệ (%) 3 13 5 16,6 4 16
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2019 2020 Chênh lệch Doanh thu thuần VNĐ 15,362,596,007 15,309,298,80
8
(53,297,199) Lợi nhuận sau thuế
TNDN
VNĐ 15,741,064 162,369,961 146,628,897
Tổng số NVHB Người 30 25 (5
Năng suất NVHB VNĐ/người 236,347,631 218,704,269 -17,643,362 Sức sinh lời của NVHB VNĐ/người 242,170 2,319,517 2,077,401
(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân Sự)
Qua bảng 2.5, có thể thấy năm 2018 số lượng nghỉ việc tại công ty chỉ có 3 người tương ứng với 13%. Tuy nhiên đến năm 2020, con số ấy đã tăng vọt lên là 5 người nghỉ việc tương ứng với 16,6 %. Tỉ lệ NVHB nghỉ việc tăng cao như vậy là do chính sách lương thưởng và phụ cấp của công ty đưa ra còn quá thấp, chưa phụ thuộc vào kết quả công việc cũng như mức độ đóng góp của người lao động với công ty, chưa có sự chênh lệch về chế độ đãi ngộ giữa những NVHB trẻ tuổi và những người có thâm niên làm việc lâu năm tại công ty. Hơn nữa, công ty cũng đang áp dụng chính sách tiết kiệm chi phí, bù đắp khoản lỗ trong giai đoạn khủng hoảng, gia tăng thời gian làm việc cũng như sức ép về doanh số đối với NVHB khiến họ không được tạo động lực cũng như không đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình họ với mức thu nhập như vậy, dẫn đến sự bất mãn, chán nản, dễ dàng lựa chọn rời bỏ công ty chuyển sang một công ty khác cùng lĩnh vực kinh doanh để làm việc với một mức đãi ngộ tương xứng tốt hơn. Vì vậy, công ty cần hết sức quan tâm, chú trọng đến công tác đãi ngộ để thu hút, giữ chân được nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty cũng như tạo dựng được niềm tin, sự hài lòng, tín nhiệm của NVHB trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Phân tích hiệu quả sử dụng NVHB tại Công ty Phúc Huy Hoàng
Đối với phòng kinh doanh, bộ phận chịu trách nhiệm chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, công ty luôn chú trọng các yếu tố tạo động lực, các chính sách thưởng phạt rõ ràng để thúc đẩy khả năng làm việc của nhân viên. Bảng 2.6 sẽ mô tả về hiệu quả sử dụng lao động bán hàng của doanh nghiệp.
Bảng 2.6: Hiệu quả lao động của NVHB công ty cổ phần Điện - tự động hóa Phúc Huy Hoàng năm 2019-2020
Tiêu chí Đơnvị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Qũy tiền lương Triệuđồng 3416 3160 4520 4197 3850 3628 Tỉ lệ tăng bình quân % 1,5 1,8 2,3 3,7 Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch % 100 92,5 100 92,8 100 94,2 (Nguồn: Phòng Kế toán)
Trong giai đoạn 2019-2020 năng suất lao động của doanh nghiệp chứng kiến một mức tăng trưởng âm khoảng 17,643,000 VNĐ/Người. Sở dĩ có mức giảm như vậy là do sự giảm về doanh thu thuần với mức giảm 53,297,199 VNĐ
Về mức độ sinh lời của một lao động bán hàng: Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thương số của lợi nhuận sau thuế và tổng số lao động bình quân. Cụ thể trong năm 2019 năng suất lao động của một người vào khoảng 236,347,631 đồng, thu về cho công ty 242,170 đồng lợi nhuận/ người. Nhưng sang năm 2020 chỉ tiêu về năng suất lao động tăng lên 218,704,269 đồng trong khi sức sinh lợi của lao động tăng gấp nhiều lần. Nguyên nhân khiến cho khả năng sinh lời trên 1 lao động tăng đột ngột như vậy trong khi năng suất lao động lại giảm một lượng là do lợi nhuận sau thuế TNDN của năm 2019 thấp hơn gấp gần 10 lần năm 2020 trong khi doanh thu lại cao hơn 2020. Lợi nhuận sau thuế của năm 2019 thấp như vậy là do sự tăng cao về chi phí trong năm, đây là giai đoạn công ty triển khai mở rộng xưởng sản xuất, thuê thêm nhân công, phát triển nhiều sản phẩm mới.
Có thể nói công ty đang phát triển đúng hướng, đồng lương của công ty được sử dụng đem lại hiệu quả cho công ty hay nói cách khác hiệu quả sử dụng đồng lương của doanh nghiệp đang rất tốt.
37
Như đã nói ở trên, lượng lao động tăng, chi phí tiền lương cũng tăng do tăng mức lương tối thiểu, tăng để thu hút khuyến khích, giữ lại nhân viên có năng lực có thể gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.