1.4.6.1. Cơ sở hạ tầng
Kho bãi rất quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp logistics nào nhưng kho bãi logistics hiện nay tại Việt Nam, xét ở một góc độ nào đó có thể nói rằng đang trong tình trạng “chỗ ăn không hết, chỗ lần chẳng ra”. Những chỗ có nhu cầu kho bãi cao thì luôn luôn thiếu trong khi có những khu vực
dù đã được quy hoạch để làm kho bãi, thì mặt hàng lại không được sử dụng như kỳ vọng. Đây là tình trạng mất cân bằng cơ sở hạ tầng kho bãi
Ví dụ tại vùng Thủ đô, những khu vực càng gần trung tâm Hà Nội như Đông Anh, Thanh Trì luôn được các công ty sản xuất, bán lẻ muốn đặt kho để có thể vận chuyển hàng vào hệ thống siêu thị, cửa hàng tại nội đô nhanh và tiện nhất, vì vậy các kho ở khu vực này luôn luôn được thuê. Xa hơn một chút là các khu vực lân cận như Bắc Ninh, Hưng yên,... hiện tại rất khó để tìm được vị trí đặt kho mới để phục vụ khách hàng. Tại vùng phía Nam, tình hình còn căng thẳng hơn khi gần như các doanh nghiệp logistics không còn cơ hội để phát triển các kho mới tại TP.HCM hay tại các khu vực tại Bình Dương như khu Sóng Thần I thì kho nào cũng trong tình trạng đầy và rất khó thuê kho mới
Mặc dù chính phủ đã có định hướng quy hoạch một số khu vực để trở thành trung tâm logistics như Hải Dương, Hải Phòng, khu Sóng thần III, Mỹ Phước III, Nhơn Trạch nhưng do câu chuyện cung - cầu, khách hàng đang chưa quá có nhu cầu tại những khu vực đó. Tuy có mặt bằng bến bãi nhưng hạ tầng kết nối về giao thông chưa thật sự tốt dẫn đến thời gian giao hàng đảm bảo. Ngoài ra, nếu đặt kho ở các vị trí xa trung tâm thì chi phí BOT cũng là một vấn đề lớn. Ví dụ, nếu doanh nghiệp muốn đặt kho ở Hải Phòng thì để vận chuyển hàng hóa về Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nếu chạy quốc lộ 5A dù mới phí có thấp hơn đường cao tốc 5B nhưng thời gian di chuyển lại quá lâu. Còn nếu chạy đường cao tốc thì mức phí BOT lại khá cao, không đảm bảo chi phí cạnh tranh.
1.4.6.2. Nguồn nhân lực
Kho vận nói riêng và logistics Việt Nam nói chung hiện nay đang đối mặt với thách thức lớn đó là thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao và đào tạo chuyên sâu. Nguồn nhân lực logistics của Việt Nam không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao ở cấp độ nhà quản lý, các chuyên viên logistics giỏi, hiểu biết luật pháp quốc tế, có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp trong nước, có tới 93 - 95% người lao động không được đào tạo chuyên ngành logistics, chủ yếu làm dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ như giao nhận, kho bãi, xử lý vận đơn... Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ cũng như tăng lợi nhuận của công ty, theo
đó có 63,64% doanh nghiệp khảo sát lựa chọn thiết hụt nguồn nhân lực chất lượng là thách thức phát triển với ngành vận tải và logistics.