5. Kết cấu luận văn
3.3.2. Khảo sát về cảm nhận, đánh giá của nhân viên về văn hoá doanh nghiệp của
của Viettel khi đầu tư tại Peru (Nam Mỹ)
Trong hơn một thập kỷ Viettel chủ động đẩy mạnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới bằng hình thức đầu tƣ trực tiếp ra quốc tế, sự kết hợp VHDN Viettel trong
nƣớc và nƣớc sở tại là một trong những yếu tố quan trọng đã tạo nên sự thành công của Doanh nghiệp Viettel khi mang chuông đi đánh xứ ngƣời. Tuy nhiên, khi VHDN Viettel mang ra nƣớc ngoài đã có sự đan xen, kết hợp với văn hoá của ngƣời bản xứ với bản sắc và các giá trị truyền thống - cốt lõi của Viettel. Vậy trong 14 năm lập nghiệp ở xứ ngƣời, VHDN Viettel có còn giữ đƣợc toàn bộ bản sắc của mình, các giá trị văn hoá kết hợp Đông-Tây đƣợc vận dụng nhƣ thế nào ở thị trƣờng nƣớc ngoài để tạo nên sự thành công. Trong phạm vi, điều kiện nghiên cứu của Luận văn này chúng tôi đã cố gắng thực hiện khảo sát thực tế các nhân viên Viettel (cả ngƣời Việt Nam và ngƣời bản địa) đang làm việc tại thị trƣờng Peru (Nam Mỹ) bằng điều tra xã hội học để làm rõ vấn đề này.
Trong số tất cả các thị trƣờng nƣớc ngoài mà Tập đoàn Viettel đã đầu tƣ, Peru là quốc gia đầu tiên ở nửa bên kia địa cầu với văn hoá Mỹ Latin hoàn toàn khác biệt Việt Nam, có nềnkinh tế phát triển hơn Việt Nam, có hệ thống pháp luật chặt chẽ, GDP bình quân đầu ngƣời cao gấp 3 lần Việt Nam và hơn hẳn các nƣớc Viettelđã đầu tƣ khác. Hiện Peru là thị trƣờng có lợi nhuận lớn nhất trong 10 quốc gia Tập đoàn Viettel đang đầu tƣ, chiếm tới 40% tổng lợi nhuận từ nƣớc ngoài của Tập đoàn Viettel. Do đó, chúng tôi chọn Peru là thị trƣờng để khảo sát.
Hình 3.11: Bitel tên thương hiệu mạng viễn thông tại Peru của Tập đoàn Viettel
Để đo lƣờng các cấp độ văn hóa doanh nghiệp, tác giả sử dụng các thang đo (câu hỏi) dựa trên nền tảng lý thuyết về các cấp độ văn hóa của Schein (1992) với ba cấp độ văn hóa trong tổ chức là (1) Cấu trúc văn hóa hữu hình; (2) Hệ thống giá
trị chung được thống nhất và (3) Hệ thống những ngầm định, quan niệm chung của các thành viên.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả sẽ tập trung tiến hành khảo sát và phân tích các số liệu đánh giá và sự cảm nhận của nhân viên Viettel Peru về các yếu tố thuộc về văn hóa doanh nghiệp. Các câu hỏi trong bảng thang đo khảo sát tập trung vào tiêu chí Đông Tây kết hợp trong bộ tám giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp của Viettel. Tác giả lựa chọn khai thác yếu tố này do Viettel hiện có 10 mạng viễn thông đầu tƣ trực tiếp tại 10 nƣớc, 3 châu lục với dân số hơn 230 triệu dân (gấp 2,5 lần Việt Nam), sự thành công ở các thị trƣờng một phần do sự kết hợp, đan xen văn hoá giữa Viettel trong nƣớc và Viettel tại nƣớc sở tại.
Đối tƣợng khảo sát trong nghiên cứu là các cán bộ, nhân viên của Viettel tại Peru (cả ngƣời Việt Nam và bản địa). Do khoảng cách địa lý, nên phƣơng thức khảo sát trên Google Form, số ngƣời tham gia khảo sát là 100, thu về 100 kết quả, trong đó không có kết quả nào không hợp lệ.
Trên cơ sở phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Viettel dựa trên phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi để có cái nhìn tổng quan sự đánh giá của nhân viên Viettel về ảnh hƣởng của các yếu tố giá trị văn hóa doanh nghiệp khi Tập đoàn đầu tƣ tại nƣớc ngoài. Các câu trả lời đƣợc thiết kế quy theo thang điểm: Hoàn toàn đồng ý = 5 điểm; Đồng ý = 4 điểm; Bình thƣờng/không có ý kiến = 3 điểm; Không đồng ý = 2 điểm; Hoàn toàn không đồng ý = 1 điểm.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê và đã tổng hợp kết quả đánh giá chung các yếu tố khảo sát nhƣ sau:
Bảng 3.2: Bảng kết quả khảo sát VHDN tại Viettel Peru
STT Các chỉ tiêu Đánh giá chung
I Đánh giá chung về vai trò thực tế của VHDN Viettel
1 Vai trò của VHDN đối với hoạt động và sự phát
triển của đơn vị 4.19
2 Tác dụng tích cực của VHDN đối với công tác và
sự phát triển bản thân mỗi nhân viên 4.02
3 Áp dụng VHDN trong thực tế công việc 3.31
II Đánh giá về cấu trúc hữu hình của VHDN Viettel
1 Kiến trúc văn phòng, nội ngoại thất 3.66
2 Logo 4.16
3 Đồng phục 3.86
4 Lễ nghi, lễ hội, các chƣơng trình văn hóa 3.89
5 Ấn phẩm số 3.79
6 Câu chuyện, giai thoại 3.98
7 Hệ thống giáo dục và đào tạo 3.21
8 Hoạt động xã hội 4.19
III Đánh giá về các giá trị đƣợc tuyên bố của Viettel
1 Sứ mệnh, tầm nhìn 4.19
2 Triết lý kinh doanh 4.15
3 Các giá trị cốt lõi 3.83
4 Hệ thống chuẩn mực trong thực hiện công việc 3.91
5 Phƣơng châm hành động 4.11
6 Văn hoá kết hợp Đông Tây tạo nên sự khác biệt 4.16
7 Văn hoá kết hợp Đông Tây cần gìn giữ 4.19
8 Văn hoá kết hợp Đông Tây phát huy hiệu quả tại
nƣớc ngoài 4.13
IV Đánh giá về các ngầm định nền tảng và quan niệm chung
1 Tự hào về truyền thống 3.99
2 Yêu nghề 3.96
3 Thực hiện ứng xử văn hóa 3.85
4 Phát huy triết lý kinh doanh 4.16
5 Lãnh đạo, quản lý gƣơng mẫu 4.18
6 Lối sống, phong cách Viettel 3.96
7 Thống nhất về tƣ tƣởng 4.13
Là một doanh nghiệp đi đầu trong xây dựng và quản trị VHDN tại Việt Nam và phát huy các giá trị VHDN tại các thị trƣờng đầu tƣ ở nƣớc ngoài, nên về khía cạnh vai trò của VHDN đặc biệt trong bài khảo sát tại Viettel Peru đƣợc các cán bộ, nhân viên đánh giá cao, thể hiện tính thực tế và hiệu quả của VHDN đối với tổ chức cũng nhƣ cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng VHDN trong thực tế công việc đạt điểm thấp nhất với 3.31 điểm, điều này cũng cho thấy rằng khoảng cách giữa lý thuyết và thực thi VHDN đang có sự chênh lệch, các nội dung về VHDN trong tài liệu và văn bản chƣa đƣợc áp dụng triệt để trong thực tế.
* Với cấp độ thứ nhất của về cấu trúc văn hoá hữu hình của VHDN Viettel, dựa trên các yếu tố biểu hiện thực tế để đánh giá, có thể thấy các nhân tố thuộc giá trị văn hoá hữu hĩnh đƣợc đánh giá khá đồng đều và ở mức điểm số cao. Trong đó, điểm của Logo và Hoạt động xã hội là cao nhất với số điểm tƣơng ứng là 4.15 điểm và 4.19 điểm. Đây là 2 yếu tố nổi bật, dễ nhận biết, nó cũng tƣơng xứng với sự đầu tƣ và tâm huyết của Viettel khi xây dựng một thị trƣờng mới ngoài Việt Nam. Khác với các Tập đoàn viễn thông đa quốc gia khác khi đầu tƣ ở nƣớc ngoài, họ thƣờng dùng chính thƣơng hiệu của Tập đoàn mẹ, nhƣ nhà mạng Vodafone, Telefonica, Organe,... Viettel có cách xây dựng thƣơng hiệu tại các thị trƣờng quốc tế hoàn toàn khác biệt. Với triết lý của riêng mình, Viettel mong muốn mỗi công ty mà Tập đoàn đầu tƣ đại diện cho chính thƣơng hiệu của quốc gia đó, là công ty của những ngƣời sở tại, là niềm tự hào của mỗi dân tộc mà Viettel đặt chân tới. Việc chọn thƣơng hiệu riêng cho từng thị trƣờng không chỉ khơi dậy lòng tự tôn dân tộc của mỗi CBCNV mà còn khích lệ họ cố gắng cho chính tƣơng lai của mình, của đất nƣớc mình. Đây là nét riêng biệt độc đáo mà các Tập đoàn khác không hề có.
Tên thƣơng hiệu Bitel lấy ý tƣởng từ hai màu trên lá cờ Peru và cách nói quen thuộc của ngƣời Peru khi hô hào nhau chung tay tham gia vào những sự kiện quốc gia dân tộc. Tên Bitel còn đƣợc khách hàng tự hiểu theo nghĩa khác là: bi = 2 = nhà mạng + khách hàng, thể hiện mối quan tâm, sự tôn trọng và đối thoại hai chiều bình đẳng, đầy lắng nghe giữa nhà mạng và khách hàng. Thiết kế bao gồm màu vàng: tƣợng trƣng cho văn hóa Inca, thờ thần mặt trời và vàng. Đây cũng là màu may mắn đối với ngƣời dân Peru và màu xanh: tạo cảm giác dễ chịu, thân thiện, hiện đại, vững chãi.Một trong những lý do khách hàng luôn yêu thích Bitel, đó là vì thƣơng hiệu này gắn với sự tử tế, kịp thời và tính nhân văn.
Có thể thấy điểm của hoạt động xã hội đạt cao nhất (4.19 điểm), một trong những lý do khách hàng luôn yêu thích Bitel và ngay cả nhân viên Bitel cũng luôn thấy tự hào về điều đó vì thƣơng hiệu này luôn gắn với sự tử tế, kịp thời và tính nhân văn. Mới đây, ngày 26-5-2019 khi trận động đất mạnh 8 độ xảy ra tại Peru, đƣợc coi là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại đất nƣớc này trong một thập kỷ qua, làm rung chuyển hai tỉnh Loreto và San Martin, gây thiệt hại lớn về cả ngƣời và của. Ngay lập tức, Bitel đã đƣa ra chính sách miễn phí 100% cƣớc thoại và tin nhắn cho toàn bộ khách hàng tại hai khu vực bị ảnh hƣởng nặng nề nhất của trận động đất này, đồng thời tổ chức các nhóm CBNV Bitel đi tặng gạo cho ngƣời dân. Hành động của Bitel nhƣ sự tri ân của khách hàng vào đúng thời điểm họ cần nhất, giúp công ty ghi điểm tuyệt đối.
Yếu tố Kiến trúc văn phòng, nội ngoại thất (3.66 điểm) và Hệ thống giáo dục đào tạo (3.21 điểm) có điểm số thấp. Trong đó thấp nhất là Hệ thống giáo dục đào tạo với 3.21 điểm. Việc này phản ánh một phần nào cho thấy thực tế khi đầu tƣ tại nƣớc ngoài, giai đoạn đầu để đáp ứng nhanh văn phòng làm việc, thƣờng Viettel sẽ thuê hoặc mua những ngôi nhà có sẵn để làm văn phòng nên có thể chƣa đáp ứng đƣợc kiến trúc nhƣ mong muốn. Ngoài ra, việc giáo dục và đào tạo cho ngƣời bản địa chƣa đƣợc tổ chức bài bản, do áp lực tiến độ công việc tại thị trƣờng nƣớc ngoài nên hầu hết việc đào tạo thƣờng trực tiếp trên công việc (trainning on job), đây là một điểm yếu cần phải khắc phục.
* Cấp độ 2 về đánh giá các giá trị đƣợc tuyên bố của Viettel, với các biến tác giả khảo sát, có thể thấy các giá trị đƣợc tuyên bố của Viettel đều đƣợc đánh giá cao, thậm chí cao hơn các nhân tố thuộc cấu trúc hữu hình. Đánh giá này thể hiện đúng thực tế về sức mạnh của triết lý kinh doanh, các giá trị cốt lõi, chiến lƣợc, tầm nhìn... của Tập đoàn. Các yếu tố thuộc giá trị đƣợc tuyên bố nhƣ: Sứ mệnh, tầm nhìn; Triết lý kinh doanh; Các giá trị cốt lõi đều đƣợc đánh giá ở mức độ cao, tƣơng ứng với số điểm là 4.15 điểm, 4.19 điểm, 4.08 điểm. Điều này cho thấy cán bộ, nhân viên đã hiểu đƣợc các giá trị văn hoá vô hình mà công ty đang có. Đặc biệt, điểm số cao nhất của cấp độ văn hoá này là những yếu tố thể hiện rõ nét bản sắc, sự khác biệt của Viettel: Văn hoá kết hợp Đông Tây, là sức mạnh cho sự phát triển của Tập đoàn khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài; Văn hoá kết hợp Đông Tây là giá trị cần đƣợc gìn giữ và phù hợp với chiến lƣợc phát triển của Tập đoàn ở thị trƣờng sở tại với điểm số 4.19 điểm và 4.13 điểm.
Hình 3.14: Một tờ báo danh tiếng ở Peru đã có những minh họa rất thú vị sức mạnh văn hoá một doanh nghiệp Việt Nam mang lại sự thành công
Thời báo uy tín bậc nhất Peru El Comercio đã dành riêng cho Bitel (Viettel Peru) hai trang báo giấy và trang nhất báo mạng để nói về sự bùng nổ của Bitel sau hơn ba năm hoạt động tại Peru. Trong đó có trích dẫn lời của ông Raul Galdo, Phó Tổng giám đốc Bitel ngƣời bản sứ cho rằng: "Sự thành công của Bitel là nhờ vào văn hóa doanh nghiệp và triết lý kinh doanh gắn liền trách nhiệm xã hội. Khi còn chƣa kinh doanh họ đã cung cấp internet miễn phí cho các trƣờng học, cơ sở y tế, chính quyền tạo sự ủng hộ của xã hội. Họ đã đƣa chiến lƣợc (door to door) chăm sóc đến từng khách hàng để sớm phát hiện sự không hài lòng của khách hàng thay vì chi tiêu nhiều cho quảng cáo". Có thể thấy sự kết hợp Văn hoá Phƣơng Đông "Tình cảm, có trách nhiệm xã hội" bằng cách cung cấp internet miễn phí đến các trƣờng học, cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa, điều mà một Công ty phƣơng Tây khó có thể làm đƣợc vì tính hiệu quả khi đầu tƣ. Đồng thời, "luôn lắng nghe, quan tâm, chăm sóc" đến khách hàng đã tạo nên sự thành công của một nhà mạng mới nhƣ Bitel.
Hình 3.15: Bitel của Viettel tại Peru được khách hàng yêu thích nhất
Bên cạnh đó, các nhân tố đƣợc đánh giá thấp hơn là: Các giá trị cốt lõi đạt 3.83 điểm, Hệ thống chuẩn mực trong thực hiện công việc đạt 3.91 điểm. Về nhận định "Các giá trị cốt lõi" đang có điểm số thấp nhất là 3.83 điểm, đa số ý kiến còn phân vân vì có giá trị phù hợp, nhƣng cũng có giá trị chƣa phù hợp với nƣớc sở tại, ví dụ trong 8 giá trị cốt lõi của Viettel có giá trị "Truyền thống và cách làm ngƣời lính" là yếu tố thể hiện rõ nét bản sắc của Doanh nghiệp Viettel xuất thân từ quân đội, là yếu tố mang lại sức mạnh cho Tập đoàn ở trong nƣớc, tạo sự khác biệt với
các Doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, khi ra đầu tƣ nƣớc ngoài, yếu tố "ngƣời lính" lại có thể gây tác dụng ngƣợc, là yếu tố cản trở khi thị trƣờng cần sự linh hoạt, sự mềm dẻo và tính thích ứng cao. Về điểm của Hệ thống chuẩn mực trong thực hiện công việc cũng không cao (3.91 điểm) do ứng xử trong giao tiếp giữa ngƣời Viettel Việt Nam và ngƣời Viettel nƣớc sở tại, một phần không phải CBCNV Việt Nam nào trƣớc khi qua thị trƣờng nƣớc ngoài cũng hiểu hết các văn hoá của nƣớc sở tại, một phần cũng do bất đồng về ngôn ngữ.
*Cấp độ 3 về đánh giá các ngầm định nền tảng và quan niệm chung trong VHDN Viettel, kết quả khảo sát của tác giả thông qua các yếu tố biểu hiện cho thấy đều đƣợc đánh giá ở mức cao.Chỉ tiêu Lãnh đạo, quản lý gƣơng mẫu đạt điểm số cao nhất với 4.18 điểm. Điều đó thể hiện sức mạnh của VHDN Viettel tại nƣớc ngoài, nó đã tạo nên một nền tảng giá trị, lối suy nghĩ và hành động sẵn sàng hy sinh, chấp nhận bất kỳ khó khăn, luôn nỗ lực xung trận đầu tiên, ngƣời Việt phải luôn làm gƣơng để ngƣời bản xứ tôn trọng và noi theo, lãnh đạo phải luôn làm gƣơng để cấp dƣới noi theo. Điều đó đã mang đến sự thành công của Tập đoàn Viettel khi ở nƣớc ngoài, mang lại sự hoà hợp giữa ngƣời Việt Nam và ngƣời bản địa, làm cho ngƣời bản địa không nghĩ mình là ngƣời làm thuê, cảm hoá và truyền bá văn hoá doanh nghiệp Viettel cho ngƣời bản xứ. Có thể kể đến trƣờng hợp của anh Guillermo Peta giảng viên đại học kinh tế nghỉ việc để vào làm Trƣởng phòng kinh doanh của một chi nhánh. Khi chúng tôi thực hiện phỏng vấn về VHDN Viettel tại Peru, anh chia sẻ: "Tôi – (tức là anh Guillermo Peta) vẫn nghĩ vào Bitel với vị trí lãnh đạo, cộng thêm với vốn học thức sẵn có, tôi chỉ việc ngồi một chỗ và chỉ đạo nhân viên làm việc, cũng giống nhƣ bao công ty khác. Nhƣng quả thật tôi đã nhầm, ở Bitel một công ty nƣớc ngoài có cách làm khác lạ với các nhà mạng khác, càng làm sếp càng phải đi ra ngoài nhiều, càng phải làm nhiều việc nhỏ.
Thời gian đầu tôi thực sự mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc, vì gần nhƣ toàn bộ thời gian đều dành để học và bắt nhịp với công việc mới, môi trƣờng mới. Ngày đi phát triển điểm bán, đại lý, tối về lại loanh quanh với báo cáo, kế hoạch, các giấy tờ chi phí, thậm chí giải quyết những việc lặt vặt tại cửa hàng nhƣ
hết mực in, hết giấy vệ sinh, lau sàn, lau tủ… tất cả đều phải làm mẫu, làm trƣớc