Văn hóa kết hợp Đông-Tây của Viettel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hoá kết hợp đông tây của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel trong đầu tư ra nước ngoài​ (Trang 76)

5. Kết cấu luận văn

3.3. Văn hóa kết hợp Đông-Tây của Viettel

Ở phần 3.2 tác giả đã mô tả và giới thiệu về văn hoá doanh nghiệp Viettel, qua đó có thể thấy điểm nổi bật của VHDN Viettel đƣợc xây dựng trên tinh hoa văn hoá Đông - Tây kết hợp. Ngay từ khi bắt đầu xây dựng thƣơng hiệu cho Tập đoàn, Viettel đã khát vọng làm sao văn hoá của công ty phải đƣợc đƣa vào tầm nhìn của thƣơng hiệu và yếu tố then chốt cho khát vọng này chính là "sự kết hợp văn hoá Đông - Tây". Câu slogan "Hãy nói theo cách của bạn" – "Say it your way" và logo "dấu ngoặc kép" ra đời cũng dựa trên tinh thần văn hóa Đông – Tây kết hợp ấy. Slogan đã cho thấy đƣợc những gì mà Viettel đang muốn hƣớng tới, đó là thể hiện sự quan tâm lắng nghe đối với khách hàng của Viettel, là khả năng đáp ứng đƣợc những nhu cầu riêng biệt của từng đối tƣợng khách hàng khác nhau. Logo "dấu ngoặc kép" là hình ảnh của sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (văn hóa phƣơng Tây) và cũng là biểu tƣợng của âm dƣơng hòa quyện (văn hóa phƣơng Đông); ba màu trên logo là xanh, vàng, trắng cũng có ý nghĩa đại diện cho thiên, địa, nhân với ƣớc vọng "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".

Hình 3.10: Văn hoá kết hợp Đông - Tây luôn được Viettel truyền thông là một sức mạnh trong tư duy tạo nên sự thành công của Viettel

Trong 8 giá trị cốt lõi là kim chỉ nan để ban lãnh đạo tập đoàn điều hành và phát triển Viettel cũng có thể thấy các giá trị này đều đƣợc Viettel xây dựng trên nền tảng văn hóa kết hợp Phƣơng Đông và Phƣơng Tây.

- Văn hoá Phương Tây:

+ Tiên phong, sáng tạo. + Liên tục cải cách, đổi mới.

+ Làm việc và tƣ duy logic có hệ thống. + Cá thể hoá.

- Văn hoá Phương Đông:

+ Luôn lắng nghe, quan tâm, chăm sóc. + Tƣ duy trực quan sinh động.

+ Cơ chế cân bằng, ổn định.

+ Tình cảm, có trách nhiệm xã hội, tham gia các hoạt động nhân đạo.

3.3.1. Văn hóa kết hợp Đông - Tây của Viettel trong đầu tư ra nước ngoài

Sau gần 1,5 thập kỷ "mang quân lập nghiệp sứ ngƣời" (năm 2006 Viettel bắt đầu đầu tƣ tại Campuchia), đến nay, gia đình nƣớc ngoài của Viettel đã là 10 nƣớc, với dân số 230 triệu ngƣời, lớn gấp 2,5 lần dân số Việt Nam:

- Tại Châu Á có 4 nƣớc là: Myanmar, Lào, Campuchia và Đông Timor. - Tại Châu Phi có 4 nƣớc là: Burundi, Mozambique, Tanzania và Cameroon.

- Tại Châu Mỹ có 2 nƣớc là: Peru và Hait.

Cũng trong 14 năm qua, Viettel đã tạo ra cơ hội để ngƣời dân ở tất cả 10 thị trƣờng mà Viettel đặt chân tới đƣợc kết nối di động. Trong hơn một thập kỷ ấy, Viettel đã giúp cho giá cƣớc viễn thông vốn đƣợc coi là thứ hàng hoá xa xỉ, trở thành bình dân, phổ cập để ai cũng có thể sử dụng.

Sự thành công bƣớc đầu của Viettel tại các thị trƣờng nƣớc ngoài là nhờ vào sức mạnh văn hoá của doanh nghiệp Viettel, nhờ vào sự kết hợp linh hoạt giữa văn hoá Đông-Tây phù hợp với văn hoá của nƣớc sở tại. Có thể kể đến 3 chiến lƣợc điển hình đã mang lại sự khác biệt và thành công của Viettel:

- Thứ nhất, tại 10 nƣớc Viettel đầu tƣ, khi đƣợc cấp giấy phép kinh doanh, Viettel không phải là nhà mạng đầu tiên ở quốc gia đó mà ở đó đã tồn tại các nhà mạng đa quốc gia lớn trên thế giới (nhƣ: Vodafone, Beelines, Telefonica,...). Viettel vào sau, nhƣng lại phải cạnh tranh với các ông lớn viễn thông toàn cầu. Tuy nhiên, với triết lý kinh doanh mang đậm văn hoá Phƣơng Đông "Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội", trong thời gian qua, tại tất cả các thị trƣờng, Viettel có nhiều chƣơng trình hỗ trợ, đặc biệt là giáo dục (vì đó là lĩnh vực đảm bảo sự phát triển bền vững của mọi quốc gia). Vì vậy, Viettel đã ƣu tiên kết nối internet miễn phí đến các

trƣờng học, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Điều mà các công ty đến từ phƣơng Tây khó thực hiện do với các công ty đến từ các đất nƣớc tƣ bản này luôn phải tính toán hiệu quả giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về. Và với triết lý tình cảm, có trách nhiệm xã hội, Viettel dù "sinh sau để muộn" vẫn đƣơc ngƣời dân các nƣớc sở tại yêu mến và chuộng sản phẩm đến từ đất nƣớc Việt Nam.

- Thứ hai, chiến lƣợc khác biệt về thƣơng hiệu khi đầu tƣ nƣớc ngoài, cũng đã mang lại sự thành công của Viettel trong đấu trƣờng quốc tế. Đó là với mỗi quốc gia Viettel đầu tƣ, Viettel đã đặt tên thƣơng hiệu riêng cho thị trƣờng đó. Điều mà hàng ngàn tập đoàn toàn cầu hiếm khi làm đƣợc, các tập đoàn này thƣờng chỉ có một thƣơng hiệu mẹ ở tất cả các nƣớc, và Viettel là tập đoàn duy nhất có triết lý thƣơng hiệu này. Với văn hoá "nô lệ" ăn sâu vào lịch sử các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây, khi một nhân viên bản địa làm việc cho một công ty với thƣơng hiệu mẹ ở nƣớc ngoài, họ sẽ có cảm giác đang làm thuê cho một ông chủ ở nƣớc khác, đến đất nƣớc họ để "bốc lột" nhân công, mang tài nguyên của nƣớc họ để làm giàu cho đất nƣớc của các ông chủ này. Viettel thì ngƣợc lại, Viettel muốn những công ty do Viettel đầu tƣ cũng là công ty của chính những ngƣời bản địa ở thị trƣờng đó, trở thành thƣơng hiệu, trở thành niềm tự hào của quốc gia đó. Vì vậy, các thƣơng hiệu Viettel xây dựng nƣớc ngoài luôn mang đậm bản sắc dân tộc của quốc gia đó, ngay cả khi ngƣời Việt Nam đi du lịch tại các nƣớc này, nếu không tìm hiểu trƣớc thì cũng không biết đó là thƣơng hiệu đến từ Việt Nam. Cụ thể, ở Campuchia là Metfone – thể hiện tình cảm bạn bè; ở Lào là Unitel – thể hiện sự đoàn kết của các bộ tộc Lào; ở Myanmar là MyTel – Là viễn thông của tôi của đất nƣớc Myanmar; ở Đông Timor là Telmor – Là viễn thông của đất đƣớc Đông Timor; ở Burundi là Lumitel – Một tƣơng lai tƣơi sáng cho đất nƣớc Burundi; ở Cameroon là Nexttel – Là viễn thông thế hệ mới cho Cameroon; ở Mozambique là Movitel – Là viễn thông của đất nƣớc Mozambique đang phát triển; ở Tanzania là Halotel – Là tiếng chào, là mặt trời bừng sáng tại Tanzania; ở Peru là Bitel – Là công ty viễn thông mang màu cờ sắc áo của đất nƣớc Peru; và ở Haiti là Natcom – Là công ty viễn thông quốc gia của Haiti.

- Thứ ba, tiêu chuẩn hoá các công việc thành hệ thống quy trình. Đối với ngƣời Việt Nam hay hầu hết các nƣớc Á đông nói chung, hầu hết kiến thức và kinh nghiệm nằm trong bản thân mỗi ngƣời, rất khó để nhân rộng và triển khai nhanh tri thức của mỗi ngƣời đến tất cả các nhân viên, đặc biệt với nhân viên bản địa lần đầu tiên làm việc với nhà đầu tƣ Việt Nam, bất đồng về ngôn ngữ. Tuy nhiên, khi Viettel tổ chức một lực lƣợng tập trung chuẩn hoá các kiến thức, công nghệ mà Viettel đã áp dụng thành công ở Việt Nam thành các quy trình bằng tiếng sở tại thì ngƣời sở tại học rất nhanh và áp dụng rất chuẩn xác. Với văn hoá ngƣời phƣơng Tây làm việc có hệ thống thì khi đã có quy trình họ làm việc còn tốt hơn cả những ngƣời Việt Nam, hoàn toàn yên tâm là không có làm nhanh, làm tắt bỏ bƣớc. Từ đó các công việc dần đƣợc chuyển giao cho ngƣời bản địa, Viettel rút bớt ngƣời Việt Nam về nƣớc, tiết kiệm rất nhiều chi phí và tăng hiệu suất công việc khi ngƣời bản địa triển khai công việc với chính thị trƣờng nói cùng ngôn ngữ của họ.

Ngoài ra, trong VHDN Viettel cũng có những quy định rất rõ về ứng xử giữa ngƣời Viettel nói tiếng Việt và ngƣời Viettel nói tiếng sở tại. Vì mỗi Quốc gia là một nền văn hoá khác nhau vì vậy mỗi một đất nƣớc Viettel đều phải tìm hiểu văn hoá và tập quán tại nƣớc đó để chúng ta kết hợp giữa văn hoá Viettel và văn hoá nƣớc sở tại để có điểm chung về văn hoá. Cụ thể một trong các nƣớc mà Viettel đầu tƣ xây dựng mạng lƣới:

- Đối với Đất nƣớc chùa tháp Campuchia:

o Văn hóa Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ đặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo. Suốt chiều dài lịch sử của Campuchia các luồng tƣ tƣởng tôn giáo này chi phối cũng nhƣ ảnh hƣởng mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống cả vật chất lẫn tinh thần. Văn hóa cũng nhƣ cách ứng xử của ngƣời Campuchia bị chi phối nhiều bởi niềm tin vào các tôn giáo, do đó có một số điểm cần tránh khi đến xứ chùa tháp sau:

o Không nên xoa đầu trẻ con vì theo ngƣời Campuchia đầu trẻ con là nơi rất linh thiêng chỉ có cha mẹ, thánh thần mới đƣợc chạm vào.

o Không đƣa đồ, đƣa tiền hay bất cứ thứ gì bằng tay trái vì theo phong tục của họ tay trái là tay “không đƣợc sạch sẽ”.

o Vào chùa không đƣợc đội mũ, bỏ giày dép bên ngoài và không đƣợc đứng gần cũng nhƣ chạm vào nhà sƣ. Vì ngƣời Campuchia tôn thờ đạo Phật một cách tuyệt đối.

o Ngoài ra thì cách giao tiếp cũng nhƣ sinh hoạt khác đều giống với ngƣời Việt chúng ta. Ngƣời Campuchia cũng thật thà và dễ gần cho nên không phải quá lo lắng về vấn đề sinh hoạt cũng nhƣ giao tiếp nơi đây.

- Đối với đất nƣớc Phật giáo Lào:

o Nền văn hóa Lào có nhiều điểm tƣơng đồng với Thái Lan, đó là nền văn hóa Phật giáo. Đạo phật đã ăn sâu vào tƣ tƣởng của ngƣời Lào, ảnh hƣởng này đƣợc phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một dân tộc Lào rất riêng.

o Văn hoá Lào nhƣ một dòng chảy ngọt ngào đời này qua đời khác, hun đúc nên tâm hồn, cốt cách và văn hoá của ngƣời Lào. Qua thời gian, đƣợc kết tinh ở những phong tục văn hoá đẹp đẽ nhƣ Tết Té nƣớc để giải trừ mọi lo âu phiền muộn; buộc chỉ cổ tay chúc phúc ngƣời thân, chúc phúc khách quý, bạn bè... đó là mỹ tục độc đáo và hiếm có. Và hoà cùng với tiếng chiêng, tiếng khèn, điệu lăm vông mềm mại uyển chuyển làm say đắm lòng ngƣời, nhƣ mời gọi, nhƣ níu giữ bƣớc chân du khách đã đặt chân đến đất nƣớc Lào là không muốn rời xa.

- Đối với đất nƣớc Mozambique:

o Phong tục tập quán đƣợc bảo tồn ở Mozambique và khác biệt từ vùng này sang vùng khác. Lăng kính văn hóa này cho phép du khách nhiều cơ hội để cảm nhận và có những ký ức không thể nào quên.

o Ngƣời Makonde ở Cabo Delgado ở phía Đông bắc đƣợc biết đến vì lòng dũng cảm và tập tục kết nap đắc sắc. Ngƣời thanh niên của bộ lạc phải đeo mặt nạ “MAPICO”, cũng nhƣ phải xăm mình và cƣa răng. Ngƣời Makonde cũng là những nghệ sĩ tài hoa với chất liệu gỗ và ngà voi, với motif chính là các câu chuyện kể truyền miệng của họ.

o Âm nhạc là một phần vô cùng quan trọng cho ngƣời dân sinh sống ở Niassa, một vùng có phần cách biệt ở phía Tây Bắc. Họ sử dụng các nhạc cụ thổi sử dụng các cây gỗ khô và rỗng. Một ban nhạc có thể thành lập, sử dụng đủ các nhạc

cụ có nhiều kích cỡ khác nhau. Đàn bà Macuas, ở tỉnh Nampula, vẽ mặt với “muciro”, một loại bột lấy từ rễ cây. Họ cũng làm rổ, chiếu, cũng nhƣ sử dụng các chất liệu nhu gỗ và đất sét làm tƣợng. Các món ăn truyền thống, hơi cay của Zambezia đƣợc đánh giá cao.

o Một món đặc sản của dân tỉnh Zambezi là món gà quay với sữa dừa. Các vũ công Nhau từ tỉnh Tete với những vũ điệu uyển chuyển đáng để ngƣỡng mộ. Với tiếng trống đập dập dình, họ nhảy múa với các mặt nạ gỗ huyền bí. Tỉnh Inhambane có “Timbila”, tên của một điệu nhảy và nhạc cụ, tƣơng tự nhƣ xylophone. Trong điệu nhảy, có lúc họ sử dụng đến 23 loại nhạc cụ khác nhau, ví dụ nhƣ “mbira”, một loại đàn gẩy tay trên dây kim loại.

- Đối với đất nƣớc Peru:

o Trong mối quan hệ bạn bè, đàn ông Peru thƣờng thay lời chào bằng một một cái ôm chặt, và phụ nữ thƣờng hôn nhẹ lên má bạn mình. Vì vậy, nếu họ có những hành động này với bạn có nghĩa rằng họ đã coi bạn là một ngƣời bạn thực sự.

o Trong lần đầu gặp mặt và chào hỏi đối tác Peru, bạn nên bắt tay họ thật chặt để tỏ rõ bạn là ngƣời đáng tin cậy.

o Trong mối quan hệ cộng đồng, ngƣời Peru thƣờng có xu hƣớng xích gần nhau, vì vậy nếu họ đứng thật gần bạn, không nên có hành động lùi ra xa vì nhƣ vậy bạn đã xúc phạm họ.

o Trong mối quan hệ đồng nghiệp, khi đi dạo bộ họ thƣờng khoác tay nhau, không phân biệt đó là một ngƣời nam và nữ hay giữa hai đồng nghiệp nữ với nhau.

o Khi đƣợc mời đi ăn ở nhà hàng, bạn nên để cả hai tay lên bàn trong khi ăn. Hành động vỗ nhẹ vào đầu mình biểu thị rằng bạn đang suy nghĩ.

o Những món quà nên tránh tặng: tặng vật có con số 13, tặng vật có màu đen và màu tía, tặng khăn tay (vì tặng vật này đƣợc cho là gợi nên sự đau buồn), dao (vật đƣợc xem nhƣ là dấu hiệu cắt đứt mối quan hệ).

3.3.2. Khảo sát về cảm nhận, đánh giá của nhân viên về văn hoá doanh nghiệp của Viettel khi đầu tư tại Peru (Nam Mỹ) của Viettel khi đầu tư tại Peru (Nam Mỹ)

Trong hơn một thập kỷ Viettel chủ động đẩy mạnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới bằng hình thức đầu tƣ trực tiếp ra quốc tế, sự kết hợp VHDN Viettel trong

nƣớc và nƣớc sở tại là một trong những yếu tố quan trọng đã tạo nên sự thành công của Doanh nghiệp Viettel khi mang chuông đi đánh xứ ngƣời. Tuy nhiên, khi VHDN Viettel mang ra nƣớc ngoài đã có sự đan xen, kết hợp với văn hoá của ngƣời bản xứ với bản sắc và các giá trị truyền thống - cốt lõi của Viettel. Vậy trong 14 năm lập nghiệp ở xứ ngƣời, VHDN Viettel có còn giữ đƣợc toàn bộ bản sắc của mình, các giá trị văn hoá kết hợp Đông-Tây đƣợc vận dụng nhƣ thế nào ở thị trƣờng nƣớc ngoài để tạo nên sự thành công. Trong phạm vi, điều kiện nghiên cứu của Luận văn này chúng tôi đã cố gắng thực hiện khảo sát thực tế các nhân viên Viettel (cả ngƣời Việt Nam và ngƣời bản địa) đang làm việc tại thị trƣờng Peru (Nam Mỹ) bằng điều tra xã hội học để làm rõ vấn đề này.

Trong số tất cả các thị trƣờng nƣớc ngoài mà Tập đoàn Viettel đã đầu tƣ, Peru là quốc gia đầu tiên ở nửa bên kia địa cầu với văn hoá Mỹ Latin hoàn toàn khác biệt Việt Nam, có nềnkinh tế phát triển hơn Việt Nam, có hệ thống pháp luật chặt chẽ, GDP bình quân đầu ngƣời cao gấp 3 lần Việt Nam và hơn hẳn các nƣớc Viettelđã đầu tƣ khác. Hiện Peru là thị trƣờng có lợi nhuận lớn nhất trong 10 quốc gia Tập đoàn Viettel đang đầu tƣ, chiếm tới 40% tổng lợi nhuận từ nƣớc ngoài của Tập đoàn Viettel. Do đó, chúng tôi chọn Peru là thị trƣờng để khảo sát.

Hình 3.11: Bitel tên thương hiệu mạng viễn thông tại Peru của Tập đoàn Viettel

Để đo lƣờng các cấp độ văn hóa doanh nghiệp, tác giả sử dụng các thang đo (câu hỏi) dựa trên nền tảng lý thuyết về các cấp độ văn hóa của Schein (1992) với ba cấp độ văn hóa trong tổ chức là (1) Cấu trúc văn hóa hữu hình; (2) Hệ thống giá

trị chung được thống nhất và (3) Hệ thống những ngầm định, quan niệm chung của các thành viên.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả sẽ tập trung tiến hành khảo sát và phân tích các số liệu đánh giá và sự cảm nhận của nhân viên Viettel Peru về các yếu tố thuộc về văn hóa doanh nghiệp. Các câu hỏi trong bảng thang đo khảo sát tập trung vào tiêu chí Đông Tây kết hợp trong bộ tám giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp của Viettel. Tác giả lựa chọn khai thác yếu tố này do Viettel hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hoá kết hợp đông tây của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel trong đầu tư ra nước ngoài​ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)