Các cấp độ của văn hoá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hoá kết hợp đông tây của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel trong đầu tư ra nước ngoài​ (Trang 27)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2.Các cấp độ của văn hoá doanh nghiệp

Hình 1.1. Mô hình 3 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

Theo Edgar H. Schein, cấu trúc của một hệ thống văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ khác nhau. Thuật ngữ “cấp độ” dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận đƣợc của các giá trị văn hoá doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị văn hoá đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tƣợng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành của nền văn hoá đó.

Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp Bao gồm tất cả những hiện tƣợng và sự vật mà một ngƣời có thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hoá xa lạ nhƣ:

- Kiến trúc, cách bài trí; công nghệ, sản phẩm. - Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp.

- Các văn bản qui định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp. - Lễ nghi và lễ hội hàng năm.

- Các biểu tƣợng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp. - Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thƣờng thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong doanh nghiệp.

- Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức. - Hình thức, mẫu mã của sản phẩm.

- Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp.

Đây là cấp độ văn hoá có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, nhất là với những yếu tố vật chất nhƣ: Kiến trúc, bài trí, đồng phục… Cấp độ văn hoá này có đặc điểm chung là chịu ảnh hƣởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh của công ty, quan điểm của ngƣời lãnh đạo… Tuy nhiên, cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và ít khi thể hiện đƣợc những giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp.

Cấp độ thứ hai: Những giá trị đƣợc chia sẻ, tuyên bố (bao gồm các chiến lƣợc, mục tiêu, triết lí của doanh nghiệp)

Doanh nghiệp nào cũng có những qui định, nguyên tắc, triết lí, chiến lƣợc và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thƣờng đƣợc công bố rộng rãi ra công chúng. Đây cũng chính là những giá trị đƣợc công bố, một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp.

“Những giá trị tuyên bố” cũng có tính hữu hình vì ngƣời ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hƣớng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trƣờng doanh nghiệp.

Cấp độ thứ ba: Những ngầm định nền tảng (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên đƣợc công nhận trong doanh nghiệp)

Trong bất cứ cấp độ văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp…) cũng đều có các quan niệm chung, đƣợc hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lí của hầu hết các thành viên trong nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên đƣợc công nhận.

Ví dụ, cùng một vấn đề: Vai trò của ngƣời phụ nữ trong xã hội, văn hoá Á Đông nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng có quan niệm truyền thống: Nhiệm vụ quan trọng nhất của phụ nữ là chăm lo cho gia đình, còn công việc ngoài xã hội là thứ yếu. Trong khi đó văn hoá phƣơng Tây lại quan niệm: Ngƣời phụ nữ có quyền tự do cá nhân và không phải chịu sự ràng buộc quá khắt khe vào lễ giáo truyền thống.

Để hình thành đƣợc các quan niệm chung, một cộng đồng văn hoá (ở bất kì cấp độ nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lí nhiều tình huống thực tiễn. Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quan niệm sẽ rất khó bị thay đổi. Không phải vô lí mà hàng chục năm nay, bình đẳng nam - nữ vẫn đang là một mục tiêu mà nhiều quốc gia, không chỉ ở châu Á hƣớng tới. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” vốn đã trở thành quan niệm chung của nhiều nền văn hoá, nhiều cấp độ văn hoá. Xã hội ngày càng văn minh, con ngƣời có trình độ học vấn ngày càng cao, hầu nhƣ ai cũng đƣợc nghe và có thể nói về bình quyền, nhƣng khi sinh con, nhiều ông bố bà mẹ vẫn “mong con trai hơn”; khi xét thăng chức cho nhân viên, giữa hai ngƣời một nam, một nữ thì ông chủ vẫn thích chọn ngƣời nam hơn vì “vấn đề sức khoẻ, thời gian cho công việc…”. Những hiện tƣợng này chính là xuất phát từ quan niệm ẩn, đã tồn tại bao đời nay và không thể thay đổi nhanh chóng (dù là khoảng thời gian hàng chục năm).

Một khi trong tổ chức đã hình thành đƣợc quan niệm chung, tức là các thành viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo đúng quan niệm chung đó, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngƣợc lại. Ví dụ, cùng một vấn đề trả lƣơng cho ngƣời lao động, các công ty Mĩ và nhiều nƣớc châu Âu thƣờng có chung quan niệm trả theo năng lực. Chính vì vậy, một ngƣời lao động trẻ mới vào nghề có thể nhận đƣợc mức lƣơng rất cao nếu họ thực sự có tài. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp châu Á, trong đó có Việt Nam, lại chia sẻ chung quan niệm: Trả theo thâm niên, ngƣời lao động thƣờng đƣợc đánh giá và trả lƣơng tăng dần theo thâm niên cống hiến cho doanh nghiệp. Một ngƣời lao động trẻ rất khó có thể nhận đƣợc mức lƣơng cao ngay từ đầu.

1.2.3. Văn hóa Đông Tây và sự ảnh hưởng của văn hóa trong doanh nghiệp

1.2.3.1. Sự hình thành văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây

Về mặt địa lý cơ sở của vùng văn hóa: Phƣơng Tây gồm: khu vực Tây – Bắc của địa cầu, từ châu Âu đến dãy Uran; Phƣơng Đông gồm phần châu Á còn lại và châu Phi; phƣơng Tây điển hình là khu vực Tây Âu còn phƣơng Đông điển hình là khu vực Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.

Do văn hóa đƣợc tạo ra bởi con ngƣời và yếu tố tự nhiên nên nguồn gốc sâu xa cho tất cả những khác biệt về văn hóa đó chính là do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa lý) và xã hội (nền kinh tế- biến động lịch sử) quy định.

Phƣơng Đông với các vùng đồng bằng trù phú mênh mông và những con sống lớn kéo dài là do môi trƣờng sống của cƣ dân nơi đây là khí hậu nhiệt đới nên sinh ra nóng ẩm, mƣa nhiều quanh năm, thích hợp cho chăn nuôi và trồng trọt. Còn Phƣơng Tây phần lới là núi và cao nguyên mênh mông do ở đây là khí hậu ôn đới, không thích hợp cho thực vật phát triển và sinh trƣởng, thuận lợi cho giao thƣơng buôn bán.

Cƣ dân của hai khu vực phải sinh sống bằng nghề chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt do điều kiện thời tiết, khí hậu và địa hình đồng bằng, đồng cỏ. Chính những nghề trồng trọt bắt buộc cƣ dân phải sống định cƣ, vì khi trồng cây thì phải chăm bón chờ cho cây lớn lên để còn thu hoạch. Bên cạnh đó là còn những loại cây

lâu năm, phải trồng đến 10-20 năm mới thu hoạch đƣợc. Còn kinh tế chăn nuôi thì khác: đàn gia súc chính là tài sản của dân du mục. Gia súc ăn cỏ và không bị cố định nhƣ cái cây, gia súc đƣợc nuôi theo chu kì trƣởng thành đến một mức nhất định thì có thể bán. Vậy nên nghề du mục là lối sống du cƣ - vừa đi vừa ở, nay đây mai đó, không nhất thiết phải cố định ở một nơi nào mới có thể chăn nuôi nhƣ nghề trồng trọt đƣợc.

Chính những tính chất nhƣ thế đã hình thành nên hai loại hình văn hóa ứng với hai loại hình kinh tế một cách rõ ràng: Văn hóa kiểu nông nghiệp luôn mang tính chất trọng tĩnh, con ngƣời ra luôn có suy nghĩ tạo dựng một cuộc sống ổn định, lâu dài, không xáo trộn. Còn văn hóa kiểu du mục thì mang tính chất trọng động, con ngƣời nơi đây luôn suy nghĩ tổ chức thế nào để có thể di chuyển một cách linh hoạt, gọn gàng, thuận tiện và nhanh chóng. Từ đó, các nền văn hóa phƣơng Đông với tính chất là nền nông nghiệp luôn mang nét văn hóa trọng tĩnh; và ngƣợc lại là nét văn hóa trọng động cho nền văn hóa phƣơng Tây với tính chất là gốc du mục.

1.2.3.2. Các đặc trưng của văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây

* Trong cách ứng xử với môi trƣờng tự nhiên: vô tình đã tạo nên hai thái cực đối lập về văn hóa: Dân nông nghiệp của phƣơng Đông sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, luôn ở cố định một chỗ với nhà cửa và công việc của mình nên có ý thức tôn trọng, một phần là chấp nhận, không dám ganh đua, đấu tranh với thiên nhiên. Với nền văn hóa trọng tĩnh phƣơng Đông, cƣ dân nơi đây luôn mong muốn có thể sống hòa hợp với điều kiện thiên nhiên mang lại.

Còn đối với dân du mục của phƣơng Tây thì ngƣợc lại, nếu họ cảm thấy ở nơi này không thuận lợi cho sự phát triển trong công việc, họ dễ dàng bỏ đi nơi khác để tìm kiếm sự phát triển cho bản thân. Bởi vậy, ngƣời dân ở đây dễ dẫn đến tâm lý coi thƣờng thiên nhiên; chính vì vậy sự tham vọng chinh phục và chế ngự thiên nhiên đã in sâu vào trong suy nghĩ của những ngƣời phƣơng Tây-nơi mang nền văn hóa trọng động.

Mỗi nền văn hóa ở hai nơi đều có những mặt tích cực và mặt tiêu cực riêng. Sự tôn trọng thiên nhiên khiến con ngƣời ta giữ gìn đƣợc bản sắc, môi trƣờng sống tự nhiên riêng biệt của từng vùng lãnh thổ, nhƣng nó khiến con ngƣời ta trở nên e

ngại, rụt rè, không dám đấu tranh để đổi lấy quyền tự chủ cho bản thân. Còn sự coi thƣờng thiên nhiên đã khuyến khích con ngƣời ta dũng cảm nhìn nhận, đứng lên để chống lại với thiên nhiên, giúp cho khoa học phát triển, nhân loại có thể làm chủ đƣợc thiên nhiên, nhƣng chính những mong muốn điều khiển thiên nhiên đó đã trực tiếp làm hủy hoại môi trƣờng, quy luật tự nhiên của vòng quay Trái Đất.

*Về mặt nhận thức: Nền văn hóa phƣơng Đông và nền văn hóa phƣơng Tây đã hình thành nên hai kiểu tƣ duy trái ngƣợc nhau: Nghề nông, tiêu biểu là nghề nông nghiệp lúa nƣớc, ngƣời phƣơng Đông luôn phải sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều nhƣ: Trời, đất, nắng, mƣa... Nghề nông nghiệp lúa nƣớc phải phụ thuộc vào tất cả điều khiện khí hậu thiên nhiên, chứ không một hiện tƣợng khí hậu riêng lẻ nào. Vào vụ mùa lúa nƣớc, nếu điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mƣa nhiều quá sẽ làm ngập úng nƣớc mất mùa màng, không mƣa cũng ảnh hƣởng nặng nề đến chất lƣợng nông sản. Tƣơng tự nhƣ vậy, nếu khí hậu nắng nóng dẫn đến đất đai khô cằn hay không có nắng cũng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng nông sản cuối vụ mùa.

Tất cả những đặc trƣng về mặt nhận thức đã hình thành nên lối tƣ duy tổng hợp. Lối tƣ duy đó kéo theo biện chứng - sự quan tâm của ngƣời làm nông nghiệp là tập hợp các yếu tố có mối quan hệ qua lại với nhau, chứ không phải là một tập hợp yếu tố riêng biệt nào đó. Biện chứng là chú trọng đến tất cả mọi mối quan hệ giữa chúng, còn tổng hợp là bao quát đƣợc mọi yếu tố - đó là nét đặc trƣng về tƣ duy nhận thức của văn hóa Phƣơng Đông trong nền văn hóa nông nghiệp trọng tĩnh mà điển hình là mô hình nông nghiệp lúa nƣớc.

Trái ngƣợc với tƣ duy nhận thức của ngƣời phƣơng Đông, thì nghề chăn nuôi lại tập trung vào đàn gia súc, con vật, mà không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thiên nhiên. Bắt nguồn từ chỉnh thể, con ngƣời sẽ đi theo lối tƣ duy phân tích để tách ra các yếu tố cấu thành; từ con vật hoàn chỉnh mổ xẻ chia ra các bộ phận. Và các bộ phận riêng lẻ ấy chính là những đối tƣợng đƣợc tập trung quan tâm (vì mối liên hệ giữa chúng trong chỉnh thể đã là đƣơng nhiên), cho nên phân tích kéo theo siêu hình - chú ý tới các yếu tố trừu tƣợng hóa chúng khỏi các mối liên hệ. Phân tích và siêu hình - đó chính là đặc trƣng tƣ duy của văn hóa trọng động mà phƣơng Tây là điển hình.

Nguồn gốc cho sự hình thành của KHOA HỌC và chiều dài phát triển tƣ duy khoa học theo nghĩa phƣơng Tây - con đƣờng thực nghiệm khách quan lý tính; bởi tƣ duy phân tích vào siêu hình. Khoa học hình thành theo con đƣờng thực nghiệm, khách quan, lý tính. Một tƣ tƣởng sẽ đƣợc coi là khoa học khi nó: a) đƣợc biện giải, lập luận một cách chặt chẽ, lý tính; và b) kiểm tra đƣợc bằng thực nghiệm. Để đạt đƣợc hai tiêu chuẩn ấy, việc nghiên cứu khoa học bao giờ cũng phải giới hạn đối tƣợng nghiên cứu, cô lập nó khỏi các đối tƣợng có liên quan (kể cả ngƣời nghiên cứu), xem xét nó nhƣ bằng cặp mắt của ngƣời khác (khách quan). Tất cả những lý lẽ đó tạo nên tính chặt chẽ và sức thuyết phục của khoa học. Tuy nhiên, do phƣơng pháp khoa học bao giờ cũng giới hạn đối tƣợng cho nên cái đúng của khoa học chỉ là đúng trong phạm vi những giới hạn ấy, bởi vậy, khoa học chỉ là những cố gắng "đi gần đến chân lý bằng cách tạo ra những trừu tƣợng, những khái niệm, những quy luật". Tức là, khoa học có nhƣợc điểm thì sẽ có phần sai lầm. Xuất hiện một nghịch lý: chính vì luôn chứa sai lầm cho nên khoa học phát triển rất nhanh (tƣ tƣởng trƣớc sai nên mới có tƣ tƣởng sau thay thế nó).

Trái lại, với hƣớng tƣ duy tổng hợp - biện chứng, sự để tâm chú ý không bị tập trung vào một thứ mà sẽ bị phân tán, việc tạo nên ngành khoa học chuyên sâu sẽ không cần có bất cứ điều kiện nào, nhƣng thay vào đó sẽ là nền tảng cho việc xây dựng nên một nền ĐẠO HỌC - đó là bộ máy hệ thống những tri thức đƣợc thu bởi con đƣờng chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm. Vì tiếp cận đối tƣợng một cách tổng hợp nên phải xem xét nó trong sự tồn tại tự nhiên, trong sự liên hệ tự nhiên với vạn vật và con ngƣời, nên xem xét nó bằng con mắt của chính mình (chủ quan). Vì luôn đặt mình trong liên hệ với đối tƣợng nghiên cứu và với tự nhiên nên phải dùng trực giác, cảm tính. Vì chủ quan và cảm tính nên mỗi ngƣời tiếp nhận luôn phải kiểm tra tính xác thực của kết luận bằng kinh nghiệm của chính mình. Do không có sự chứng minh hay biện luận nào nên tri thức đạo học vẫn sẽ tồn đọng những nhƣợc điểm là khả năng thuyết phục còn thấp, nhƣng thay vào đó, nó luôn thể hiện đƣợc sự diễn đạt súc tích, ngắn gọn - từ đó đã tạo ra tính thâm thúy của Đạo Học. Thêm vào đó, do đƣợc hình thành một cách tự nhiên (không bị giới hạn đối tƣợng) và đƣợc kiểm chứng bằng kinh nghiệm của nhiều thế hệ nên tính đúng của đạo học thƣờng khá cao. Chính vì vậy mà tƣ tƣởng phƣơng Đông cổ truyền hàng ngàn đời nay ít có gì thay đổi.

* Về mặt tổ chức cộng đồng: Nguyên tắc và Các thức tổ chức cộng đồng là hai phƣơng diện ta có thể xem xét.

Xét trên nguyên tắc tổ chức cộng đồng, đối với những ngƣời làm nông nghiệp họ luôn thích cách tổ chức theo nguyên tắc trọng nghĩa, trọng tình. Khi họ sống cạnh nhau, trở thành hàng của nhau thì họ luôn cố gắng tạo ra một cuộc sống vui vẻ, hòa thuận với nhau, lấy tình nghĩa làm cơ sở cho sự chung sống gắn bó lâu dài. Theo tục ngữ Việt Nam “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” nhắc ngƣời ta nên tôn trong “cái tình” và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hoá kết hợp đông tây của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel trong đầu tư ra nước ngoài​ (Trang 27)