Trong năm 2018 và 2019 do chưa xử lý lô hàng tồn từ trước nên HTK của công ty còn nhiều bất cập. Tuy nhiên sang 2020 đã có sự cải tiến hơn khi mà vòng quay HTK tăng lên nhanh chóng cùng với đó thời gian một vòng quay HTK cũng giảm đi gần một nửa so với các năm trước. Điều này cho thấy công tác quản lý HTK của Hoàng Gia đã có sự tiến bộ nhưng để nâng cao hiệu quả sử dụng HTK hơn nữa, công ty có thể lưu ý một số biện pháp sau đây:
* Đối với phần hàng hóa: Nếu thay đổi lĩnh vực kinh doanh thì công ty cần
phải nhanh chóng xử lý lượng hàng tồn kho bằng cách thanh lý, nhượng bán, giảm giá để thu hồi vốn.
* Đối với chi phí SXKD dở dang: đây có thể sẽ là thành phần tồn kho chính
của công ty trong năm tới bao gồm: Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, dầu nhớt, săm lốp, chi phí khấu hao....
- Chi phí nhiên liệu: Việc quản lý, sử dụng nhiên liệu hợp lý sẽ giúp giảm GVHB từ đó công ty có cơ hội cạnh tranh về giá nhiều hơn. Quản lý chi phí nhiên liệu cũng khá phức tạp vì tính chất của vận tải là xe và lái xe thường xuyên ở bên
ngoài. Vậy nên trước mỗi chuyến vận chuyển, công ty phải tính toán được lượng nhiên liệu cần thiết dựa theo công thức: “Nhiên liệu tiêu hao = Số km xe chạy x Định mức tiêu hao + hao hụt”. Để tránh thất thoát trong trường hợp có thể lái xe dùng vào mục đích cá nhân, Hoàng Gia nên thực hiện khoán chi phí nhiên liệu cho lái xe. Sau khi kết thúc ca, yêu cầu nhân viên nộp lại đầy đủ các phiếu mua xăng dầu và phòng kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với số nhiên liệu định mức đã lập của từng xe.
- Chi phí mua dầu nhớt, săm lốp, lá nhíp: đây là loại chi phí tồn nhiều nhất trong HTK do công ty tính toán không chuẩn xác khi mua vào. Vì vậy, đầu tiền cần phải xác định được lượng dự trữ cần thiết, không nên dự trữ quá nhiều để tránh sự hao hụt, hao mòn lãng phí. Mà để việc này được chuẩn xác thì công ty cần phải có tư vấn của bộ phận kỹ thuật. Kế toán lập bảng theo dõi chi tiết nhập - xuất - tồn, quản lý chặt chẽ lượng xuất ra cho từng đầu xe.
- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng: để giảm chi phí này Hoàng Gia cần phải quan tâm đến chất lượng xe nhiều hơn, kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ. Trước mỗi chuyến vận chuyển, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng từng xe để giảm các rủi ro trên đường đi. Ngoài ra tuyệt đối không được chở quá tải vì nó có nguy cơ cao về tai nạn giao thông, dễ gây ra các tình huống hư hỏng đột ngột như nổ lốp, mất phanh.. .không những gây thiệt hại về tài sản mà còn có thể đe dọa tới tính mạng con người.
Bên cạnh đó, cần phải khảo sát, lựa chọn đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng, nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu thích hợp để vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo về giá, như vậy mới có thể tiết kiệm yếu tố đầu vào làm giảm giá thành giúp công ty có khả năng cạnh tranh về giá với đối thủ. Thường xuyên theo dõi những biến động về giá cả để có những quyết định hợp lý, giảm được chi phí với mục đích mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.