Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty Hoàng Gia

Một phần của tài liệu 199 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản hoàng gia (Trang 50 - 58)

Bảng 2.6. Cơ cấu TSNH của Công ty Hoàng Gia giai đoạn 2018 - 2020

4. Hàng tồn kho 2.165,63 9 35,72% 2.131,492 30,89% 543,434 9,78% (34,147) -1,58% (1.588,058) -74,50% ^5^ TSNH khác - - 104,894 1,52% 117,280 2,11% 104,894 - 12,386 11,81% Tổng TSNH 0 6.063,39 100% 6.900,351 100% 5.554,958 100% 836,961 13,80 % (1.345,393) -19,50%

0.00% 35.72 30.89 % 2.11% 9.78% 40.95% 31.91 % 35.91 % 47.16% 32.37 % 31.68 %

(Nguồn: Bảng CĐKT của Công ty Hoàng Gia trong giai đoạn 2018 - 2020)

39

Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng cơ cấu TSNH của Công ty Hoàng Gia giai đoạn 2018 - 2020

120.00% 100.00% 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00%

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh

lệch 2019/20 18 Chênh lệch 2020/20 19

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Số tiền

1.Tiền mặt 1.941,311 98,91% 2.020,861 92,43% 2.299,706 87,79% 79,550 278,845 2.Tiền gửi NH 21,363 1,09% 165,459 7,57% 319,846 12,21% 144,096 154,387 3.Tiền và các khoản TĐT 1.962,674 100% 2.186,320 100% 2.619,552 100% 223,646 433,232 2018 2019 2020

■Tiền và các khoản TĐT BCac KPT ngắn hạn ■Hàng tồn kho BTSNH khác

Ta thấy, TSNH của Công ty CP XNK Nông sản Hoàng Gia bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và TSNH khác. Công ty không phát sinh khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn.

Từ bảng 2.6 nhận thấy tổng TSNH của công ty qua 3 năm có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể: năm 2019 tăng 836,960 triệu ứng với tỷ lệ 13,8% so với 2018. Với tiềm năng phát triển của ngành vận tải, công ty thực hiện mở rộng quy mô dẫn biến động các khoản mục trong TSNH. Năm 2020, TSNH giảm 1.345 triệu đồng ứng với 19,5% so với 2019 chủ yếu do sự giảm mạnh của hàng tồn kho.

Xét về cơ cấu TSNH, năm 2018 HTK chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSNH là 35,72%, tiếp đến tiền và các khoản TĐT chiếm 32,37% và KPT ngắn hạn là 31,91%. Sang năm 2019, khoản mục lớn nhất là KPT ngắn hạn chiếm 35,91%, sau đó khoản mục tiền và các khoản TĐT chiếm 31,68%, hàng tồn kho chiếm 30,89% và năm này phát sinh khoản mục TSNH khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ là 1,52%. Nhìn chung tỷ trọng của 3 khoản mục chính không có sự thay đổi lớn so với 2018. Đây là một cơ cấu tài sản ngắn hạn bất hợp lý bởi lẽ các công ty vận tải chỉ là bên trung gian thực hiện vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, vì vậy mà tỷ trọng hàng tồn kho chiếm rất nhỏ thay vào đó các khoản tiền và TĐT hay Sang năm 2020 cơ cấu TSNH của Hoàng Gia đã thay đổi rất lớn khi mà hàng tồn kho giảm rất mạnh, chỉ chiếm 9,78% trong tổng TSNH và khoản mục tiền và các khoản TĐT chiếm tỷ trọng lớn nhất 47,16%, còn lại là KPT ngắn hạn 40,95% và TSNH khác chiếm 2,11%. Chứng tỏ công ty đang có sự chuyển dịch trong cơ cấu TSNH phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Vậy để biết được tại sao TSNH của công ty Hoàng Gia lại biến động mạnh như vậy trong 3 năm vừa qua thì chúng ta cần phải phân tích đến từng thành phần của TSNH qua các mục dưới đây:

A. Tiền và các khoản tương đương tiền

Bảng 2.7. Tỷ trọng tiền và các khoản TĐT tại Công ty Hoàng Gia trong giai

đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu Số tiềnNăm 2018 TT Số tiềnNăm 2019 TT Số tiềnNăm 2020TT

1. Phải thu của

khách hàng 1.935,077 100% 2.477,645 100% 2.274,691 100% 2.Trả trước cho người bán - - - - - - 3.Phải thu ngắn hạn khác - - - - - - Các KPT ngắn hạn 1.935,077 100% 2.477,645 100% 2.274,691 100%

(Nguồn: Các BCTC của Công ty CP XNK Nông sản Hoàng Gia)

Khoản mục tiền và các khoản TĐT có giá trị khá lớn trong tổng TSNH của Hoàng Gia. Trong 3 năm (2018 - 2020), giá trị của khoản mục này tăng liên tục, cụ thể như sau: Năm 2019 tăng so với năm 2018 là 223,646 triệu đồng với tỷ lệ tăng 10,23%. Năm 2020 tăng so với năm 2019 là 433,232 triệu đồng với tỷ lệ tăng 16,54%, tốc độ tăng nhanh hơn năm trước 6,31%. Công ty có được mức tăng này là nhờ sự phát triển sôi động của ngành vận tải trong những năm qua cộng với sự chủ động trong kinh doanh, công ty đã đầu tư vào tài sản cố định chủ yếu là xe ô tô các loại.

Từ bảng 2.7 ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền của công ty bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng và đang có sự mất cân đối. Tiền mặt chiếm tỷ trọng rất lớn: năm 2018, 2019, 2020 lần lượt là 98,91%; 92,43%; 87,79% và tiền gửi ngân

hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Việc để tiền như vậy vì công ty thường xuyên phải chi trả các chi phí xăng dầu hay sửa chữa, thay dầu nhớt cho xe mà các khoản này phát sinh nhỏ lẻ với giá trị không quá lớn nên việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ thuận tiện hơn. Tuy nhiên tiền mặt là loại tài sản không hoặc gần như không sinh lời vì vậy nắm giữ lượng tiền mặt cao có thể công ty sẽ bị giảm lợi nhuận từ đầu tư, hoặc có thể gặp rủi ro về thất thoát, hư hỏng tiền mặt. Vì vậy quản trị tốt tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được tình hình tài chính ổn định và đồng thời có thể tăng lợi nhuận.

B. Các khoản phải thu ngắn hạn

Bảng 2.8. Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty Hoàng Gia giai

đoạn 2018 -2020

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT

1. Hàng hóa 1.451,472 67,02% 1.451,472 68,10% - 0% 2. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 714,166 32,98% 680,019 31,90% 543,433 100% Hàng tồn kho 2.165,638 100% 2.131,491 100% 543,433 100%

(Nguồn: Các BCTC của Công ty CP XNK Nông sản Hoàng Gia)

Trong giai đoạn 2018 - 2020, các KPT ngắn hạn của công ty là khoản mục phải thu của khách hàng, các khoản trả trước cho người bán và phải thu ngắn hạn tăng của các KPT nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của DTT là 23,55%. Nguyên nhân là trong khoảng thời gian này, ngành vận tải hàng hóa đường bộ có sự tăng trưởng mạnh mẽ nên công ty có thêm nhiều cơ hội nhận được các hợp đồng vận chuyển và do sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp cùng ngành nên công ty đã chủ động nới lỏng chính sách tín dụng của mình để thu hút khách hàng. Tuy nhiên việc tăng nợ phải thu có thể làm tăng các chi phí liên quan đến việc quản lý và thu hồi nợ.

Đến năm 2020, các KPT đã giảm 8,91% so với năm 2019 với giá trị là 2,274 tỷ đồng, trong khi đó thì DTT tăng 7,14% so với 2019 do công ty lo ngại tình hình dịch bệnh nên đã thực hiện chính sách siết chặt tín dụng thương mại. Do vậy có thể nói rằng các KPT của công ty đã được cải thiện, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn hơn. Nhưng để có được cái nhìn tổng quát nhất về tình hình hiệu quả sử dụng KPT ngắn hạn của Hoàng Gia, ta cần phải xem xét đến các chỉ tiêu như vòng quay các KPT hay kỳ thu tiền trung bình.

C. Hàng tồn kho

Bảng 2.9. Tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty Hoàng Gia giai đoạn 2018 - 2020

tồn kho có trị giá hơn 2,165 tỷ đồng trong đó hàng hóa chiếm tỷ trọng rất lớn 67,02% và CP SXKD dở dang chiếm 32,98%. Năm 2019, hàng tồn kho giảm cũng không nhiều so với 2018 bởi lẽ phần hàng hóa không có sự biến động nào, giá trị vẫn giữ nguyên so với 2018 là 1.451 triệu đồng còn mức giảm này là do chi phí SXKD dở dang đã giảm 34,147 triệu đồng. Đến năm 2020, HTK giảm rất mạnh khoảng hơn 1.588 triệu đồng ứng với tỷ lệ 74,5% so với 2019. Nguyên nhân là do giá trị phần hàng hóa bằng 0 và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng giảm đi 136,585 triệu đồng. Với một công ty cung cấp dịch vụ vận tải thì mức hàng tồn kho như vậy là không hợp lý.

Trước tiên về phần hàng hóa, đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn và không sự biến động trong 2 năm 2018 và 2019. Trước năm 2018, Công ty Hoàng Gia đã có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông sản và 1.451 triệu đồng đó là giá trị của lô hàng hóa (chủ yếu là ngô) mà công ty bị tồn đọng. Năm 2019, giá trị lô hàng này vẫn giữ nguyên vì công ty không bán được hàng do không đảm bảo chất lượng. Và sang đến năm 2020, lô hàng này đã hết hạn sử dụng và bị hư hỏng nên công ty thực hiện tiêu hủy, chính vì vậy giá trị của phần hàng hóa bằng 0. Từ đó ta có thể nhận định rằng công tác quản lý HTK chưa tốt khi mà để 1 lượng hàng tồn đọng khá lớn mà không liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện tại.

Tiếp theo là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang gồm chi phí nhiên liệu, chi phí lương lái xe, chi phí sản xuất chung. Trong công ty vận tải, chi phí sửa chữa, mua săm lốp, dầu nhờn là một khoản chi phí lớn liên quan đến nhiều kì nên chi phí này sẽ được trích trước và sau đó phân bổ từng kỳ. Còn chi phí mua nhiên liệu chính như dầu diesel, vé cầu đường và chi phí lương lái xe thường được kết chuyển toàn bộ vào giá vốn. Vậy nên phần tồn chi phí SXKD dở dang là phần chi phí săm lốp, sửa chữa, bảo dưỡng, chi phí mua dầu nhớt, lá nhíp chưa được phân bổ hết trong kỳ và một lượng nhỏ chi phí nhiêu liệu còn trên các xe.

Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020

LN sau thuế (1) Triệu đồng 973,057 1.065,368 1.021,933

TSNH bình quân (2) Triệu đồng 6.248,820 6.481,870 6.227,653

Hệ số sinh lời TSNH (3) = (1)/(2)

Lần 0,1557 0,1644 0,1641

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty Hoàng Gia 2018 -2020

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

■Dầu nhớt ■ Săm lốp

■Lá nhíp ■CP sửa chữa ■CP nhiên liệu

Năm 2019, chi phí SXKD dở dang giảm 4,78% so với 2018 do chi phí sản xuất chung giảm, trong năm công ty đã mua sắm xe mới vậy nên tiền chi trả cho việc sửa chữa cũng giảm đi. Năm 2020 giảm 20,9% so với 2019 bởi chi mua săm lốp và dự trữ dầu nhớt ít hơn do giá của dầu nhớt giảm. Trong 3 năm vừa qua, chi phí mua dầu nhớt vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi phí SXKD dở dang giảm đi cho thấy doanh nghiệp thực hiện được nhiều đơn vận chuyển hơn, điều này phù hợp với sự tăng lên của DT BH&CCDV qua các năm như đã phân tích ở trên.

Công ty không có các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, điều này sẽ dễ dẫn đến rủi ro khi có sự suy giảm của giá trị thuần.

Một phần của tài liệu 199 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản hoàng gia (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w