a. Hiệu quả sử dụng tiền mặt
Bảng 2.14. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tiền mặt của Công ty Hoàng Gia giai đoạn 2018 - 2020
Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020
Nhìn chung, tình hình quản lý và sử dụng tiền mặt của Công ty Hoàng Gia tương đối ổn định song hiệu quả chưa thực sự tốt khi mà vòng quay tiền mặt trong năm còn ở mức thấp và thời gian một vòng quay tiền mặt còn khá dài.
Từ bảng 2.14 có thể thấy rằng, vòng quay tiền mặt không có sự biến động mạnh trong 3 năm vừa qua. Vòng quay tiền mặt đạt giá trị lớn nhất vào năm 2019, 1 đồng tiền và tài sản tương đương tiền trong năm này sẽ tạo ra được 8,18 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng 4,49% so với 2018 trong khi đó tiền và các khoản tương đương tiền bình quân lại giảm 1,93%. Vậy nên vòng quay tiền mặt tăng 0,5 vòng so với 2018. Sang năm 2020 hệ số này lại giảm chỉ còn 7,57 (vòng) bởi vì tốc độ tăng của DTT nhỏ hơn tốc độ tăng của tiền và các khoản TĐT bình quân. Công ty dùng nhiều tiền hơn trong việc chi trả các chi phí nhiên liệu cụ thể là dầu diesel, sự tăng lên của các hợp đồng vận chuyển trong khi công ty chưa đủ nguồn nhân lực để quản lý và thực hiện xác định lượng tiền cần thiết một cách hợp lý gây ra sự lãng phí trong việc sử dụng tiền mặt.
Bên cạnh đó, thời gian một vòng quay tiền mặt của công ty tương đối lớn. Năm 2018, thời gian một đồng tiền mặt được đưa vào sản xuất kinh doanh và đến khi doanh nghiệp thu được tiền từ cung cấp dịch vụ là 47,54 ngày. Trị số này giảm vào năm 2019 là 44.62 ngày và sang năm 2020 lại tăng lên 48,24 ngày.
So sánh với các công ty trong cùng ngành, năm 2020: CTCP Container Miền Trung có vòng quay tiền mặt là 13 vòng, gần gấp 2 lần so với công ty Hoàng Gia và thời gian một vòng quay tiền mặt là 28 ngày. Hay CTCP Transimex có vòng quay tiền mặt là 9,65 vòng và thời gian một vòng quay tiền mặt là 37,8 ngày. Do vậy, Công ty Hoàng Gia cần phải chú trọng hơn trong công tác quản lý và sử dụng tiền mặt để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH trong thời gian tiếp theo.
b. Hiệu quả sử dụng các khoản phải thu
Bảng 2.15. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các khoản phải thu của Công ty Hoàng Gia trong giai đoạn 2018 -2020
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ các BCTC của Công ty)
Từ bảng 2.15 nhận thấy: vòng quay KPT của doanh nghiệp cả 3 năm đều ở mức trung bình, hơn nữa hệ số này còn đang giảm dần qua từng năm. Năm 2018 vòng quay KPT đạt cao nhất là 8,32 vòng, năm 2017 giảm còn 7,69 vòng và 2020 là 7,65 vòng, giảm không đáng kể so với 2019. Mặc dù các KPT bình quân năm 2019 tăng so với 2018 là 255,016 triệu đồng với tỷ lệ 13,1% song do doanh thu thuần năm 2019 tăng hơn năm 2018 là 728,960 triệu đồng với tỷ lệ tăng 4,49%, nhỏ hơn so với tốc độ tăng của KPT bình quân đã làm cho vòng quay các KPT năm 2019 giảm.
Kỳ thu tiền trung bình là một chỉ tiêu ngược của vòng quay các khoản phải thu. Vậy nên có thể dễ thấy kỳ thu tiền trung bình của công ty tăng qua các năm. Năm 2018 là 43,85 ngày, năm 2019 tăng 3,61 ngày so với 2018 và sang năm 2020 thì chỉ tiêu này là 47,70, không có sự cải thiện so với 2019. Bởi vì tính chất của ngành dịch vụ tận tải, công ty sẽ thực hiện thu tiền trước hoặc sau khi hoàn thành cung ứng dịch vụ nên nhìn chung kỳ thu tiền trung bình của Hoàng Gia vẫn còn khá dài.
Vòng quay các KPT giảm thể hiện vốn của doanh nghiệp đang bị ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán. Điều này là do trong năm 2019, công ty Hoàng Gia thực hiện chiến lược mở rộng kinh doanh nên đã có chính sách nới lỏng tín
STT _____________Tên khách hàng____________ số tiền_____ Tỷ trọng _______________________________>= 3 năm_______________________________
____
1_ Công ty CP Tiến Phong Việt Nam__________ 29,010,000 1.28%
____ 2_
Cty TNHH AUSTFEED Việt Nam____________ 200,652,426 8.82% ____
3 Cty TNHH Austfeed Hưng yên_____________ 817,500,000 35.94%
dụng để thu hút khách hơn. Như phân tích ở trên, năm 2020 công ty đã siết chặt hơn chính sách tín dụng do lo ngại khách hàng gặp khó khăn vì dịch bệnh, không có khả năng thanh toán được các khoản nợ. Tuy nhiên vòng quay KPT không được cải thiện và có sự giảm nhẹ so với 2019. Hơn nữa, năm 2020 vòng quay các KPT trung bình của ngành dịch vụ vận tải là 8,31 vòng nên chỉ tiêu này của Hoàng Gia đang thấp hơn so với mặt bằng chung.
Trung bình hàng năm công ty Hoàng Gia có khoảng 50 khách hàng, trong đó có những khách hàng lớn, thân thiết đóng góp nhiều vào doanh thu và nhiều khách hàng mới. Nhìn chung, thực trạng công nợ với khách hàng của Hoàng Gia thì các khách hàng lớn, thân thiết nợ ít hơn và tốc độ trả nợ nhanh hơn các khách hàng mới, nhỏ lẻ. Công ty cũng không có các khoản phải thu với người bán. Trong tổng số nợ phải thu đến ngày 31/12/2020 là 2.274,691 triệu đồng có:
+ 978,456 triệu (khoảng 43%) là nợ cũ chưa thu hồi được, thời gian khách hàng thiếu nợ là lớn hơn 3 năm.
+ 266,138 triệu (khoảng 11,7%) là những khoản nợ với thời gian chưa thu hồi được từ 1 - 2 năm.
+ 1030,091triệu (khoảng 45,3%) là những khoản nợ phát sinh trong 2020, thời gian khách hàng thiếu nợ là nhỏ hơn 1 năm.
Có thể thấy, những khoản nợ cũ với thời gian thiếu nợ trên 3 năm đang chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của Hoàng Gia còn hạn chế, hơn nữa các khoản phải thu này kế toán đều không thực hiện trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi.
Bảng 2.16: Tỷ trong các khoản phải thu của Công ty Hoàng Gia năm 2020
___
10 Công ty CP môi trường và công nghệ HàThành________________________________ 70,500,000 3.10% ___
11 Công ty TNHH Vadoto___________________ 82,500,000 3.63%
___
12 Công Ty TNHH Phát Thế Anh Thành Đạt 158,400,000 6.96%
___
13 Công ty CP cơ khí Trường Giang___________ 30,016,500 1.32%
___ 14
Cty TNHH SuFat Việt Nam________________ 31,294,500 1.38%
___
15 Cty cổ phần thép Hoà Phát Hải Dương_______ 33,200,000 1.46%
___
16 Công ty Cổ phần EFS Hà Nội______________
21,450,000 0.94%
___
Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020
1.Hàng tồn kho bình quân Tr.đồng 2.181,970 2.148,565 1.337,462
2. Giá vốn hàng bán Tr.đồng 13.248,936 13.851,762 14.691,173
3.Vòng quay hàng tồn kho (2/1) Vòng 607 6,45 10,98
4.Thời gian 1 vòng quay HTK
(365/3) Ngày 60,11 56,62 33,23
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu cung cấp bởi phòng Kế toán của Công ty)
1. Công ty TNHH Austfeed Hưng Yên
Đây là công ty trực thuộc tập đoàn Austfeed Việt Nam chuyên sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. Là 1 khách hàng mới của Hoàng Gia trong năm 2017, cuối năm 2017 công ty số tiền là 817,5 triệu đồng. Tuy nhiên tính đến ngày
2. Công ty CP Tiến Phong Việt Nam
Đây là công ty kinh doanh lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ hoạt động từ năm 2011. Năm 2018, công ty phát sinh khoản nợ với Hoàng Gia với số tiền là 29 triệu đồng. Đây là 1 số tiền không quá lớn nhưng cuối năm 2019 công ty vẫn chưa thu hồi được một đồng nợ nào và trong năm này công ty Tiến Phong cũng không phát sinh hợp đồng nào với Hoàng Gia. Sang năm 2020, khoản nợ này cũng vẫn chưa được thu hồi. Điều này cho thấy công ty Hoàng Gia chưa chú trọng thu hồi các khoản nợ nhỏ.
3. Công ty TNHH vận tải đường bộ Tuấn Trung
Trong năm 2020, Công ty Tuấn Trung phát sinh 2 hợp đồng dịch vụ vận tải với Hoàng Gia: 72,500 triệu (tháng 2/2020) và 93,784 triệu (tháng 10/2020), cuối 2020 số tiền còn nợ là 105,800 triệu đồng chiếm khoảng 6%. Đây là trường hợp khách hàng mới và thời gian trả nợ khá dài, công ty cần theo dõi sát sao với khoản nợ này.
Tóm lại, trong giai đoạn 2018 -2020, vòng quay khoản phải thu của Hoàng Gia không có sự cải thiện. Việc thu hồi các khoản nợ ngắn hạn còn gặp nhiều khó khăn một phần do năng lực và tín nhiệm của khách hàng, một phần do năng lực quản lý, thu hồi nợ và chuyên môn nghiệp vụ kế toán của công ty. Trong thời gian tới, Hoàng Gia nên thắt chặt chính sách tín dụng lại để thu hồi vốn. Nếu là các khoản nợ khó đòi thì công ty nên thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi để tránh rủi ro.
c. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
Bảng 2.17. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của Công ty Hoàng Gia trong giai đoạn 2018 - 2020.
Từ bảng 2.16 ta thấy rằng, hệ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty đang có chiều hướng tăng dần qua từng năm. Năm 2018, hệ số vòng quay HTK ở mức 6,07 vòng đến năm 2019 tăng lên là 6,45 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của GVHB là 4,5% trong khi HTK bình quân lại giảm 1,5%. GVHB tăng do chủ yếu giá nhiên liệu là dầu diesel tăng và HTK bình quân giảm do chi phí SXKD dở dang giảm đi vì có nhiều hợp đồng vận chuyển được ghi nhận doanh thu hơn.
Đến năm 2020, vòng quay HTK tăng nhanh chóng lên tới 10,98 ngày, tăng 4,54% so với 2019. Việc tăng vòng quay HTK, một mặt do GVHB tăng bởi công ty thực hiện được nhiều hợp đồng hơn; mặt khác do HTK bình quân của công ty tại năm này giảm mạnh. HTK bình quân giảm khoảng 811 triệu đồng với tỷ lệ giảm 37,35% so với 2019 bởi sự giảm đi của chi phí SXKD dở dang cùng với việc lô hàng hóa tồn kho hết hạn đã được công ty tiêu hủy.
Bảng trên cũng cho thấy số ngày hàng tồn kho ứ đọng trong kho giai đoạn 2018 - 2020, thời gian 1 vòng quay HTK của công ty cũng có sự biến động bất thường. Nếu năm 2018 công ty mất khoảng 60,11 ngày để chuyển HTK thành giá vốn hàng bán hay năm 2019 cũng có sự giảm nhẹ xuống còn 56,6 ngày thì năm 2020 hệ số này đã giảm gần một nửa so với các năm trước. Trong năm 2020, số ngày ứ đọng HTK trong kho của công ty chỉ là 33,23 ngày.
Chi phí SXKD dở dang là đặc trưng HTK của công ty vận tải. Qua tìm hiểu khoản mục này tại Hoàng Gia cho thấy: trong cả 3 năm lượng tồn kho chi phí SXKD dở dang phần lớn là chi phí mua dầu nhớt, săm lốp, lá nhíp, nhiều nhất là năm 2018. Công ty không có bộ phận kỹ thuật, sửa chữa nên việc mua các phụ tùng thay thế mục đích để giảm chi phí nhưng lại không có sự tính toán, tư vấn của chuyên gia khi mua nên dư nhiều. Ngoài ra còn có 1 phần chi phí sửa chữa, bảo dưỡng mà trong kỳ chưa khấu hao hết.
Xét trong phạm vi của công ty thì đây là sự chuyển biến tích cực nhưng so với trung bình ngành thì hệ số này vẫn còn rất thấp. Vậy nên có thể nói rằng hiệu quả quản lý và sử dụng hàng tồn kho của công ty chưa thực sự tốt, công ty cần cải thiện trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH.