Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu 199 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản hoàng gia (Trang 69 - 72)

Bảng 2.18. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty CP XNK Nông sản Hoàng Gia giai đoạn 2018 -2020

4. Tổng TSNH 6.063,389 6.795,456 5.437,677

5. Nợ ngắn hạn 2.060,036 1.166,341 937,658

6. KNTT ngay (1/5) 0,95 1,,87 2,79

7. KNTT nhanh ((1+2)/5) 1,89 4,00 5,22

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1.Tài sản ngắn hạn 6.063,389 6.900,350 5.554,957

2. Nợ ngắn hạn 2.060,036 1.166,341 937,658

3.VLĐ ròng (1-2) 4.003,353 5.734,009 4.617,2989

(Nguồn: BCTC và tính toán từ BCTC của Công ty)

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty một cách đầy đủ hơn thì chúng ta nên xem xét thêm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.

Hệ số KNTT nợ ngắn hạn: trong 3 năm luôn lớn hơn 1 và ở mức cao, điều này cho thấy công ty có khả năng trả nợ tốt các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2018, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là 2,94 nhưng sang đến năm 2019 và 2020 tăng vọt lên mức 5,83 và 5,80. Trong khi đó, hệ số trung bình ngành năm 2020 chỉ ở mức 2,58, cho thấy KNTT nợ ngắn hạn của công ty cao hơn nhiều so với trung bình ngành. Hệ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt vì nó cho thấy rằng doanh nghiệp đang đầu tư quá đáng vào tài sản hiện hành, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả nên có thể nói hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty chưa tốt.

Hệ số KNTT nhanh: cho biết liệu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đủ để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho của doanh nghiệp hay không. Trong 3 năm vừa qua, hệ số này đều ở mức lớn hơn 1 cho thấy KNTT nhanh của công ty vẫn ở mức tốt. Thậm chí nó còn ở mức rất cao khi mà liên tục tăng qua các năm. Năm 2018 là 1,89 nhưng đến năm 2019 tăng lên 4,00 và năm 2020 thì tăng hẳn lên mức 5,22, cao hơn so với trung bình ngành là 2,82. Nguyên nhân là do trong hai năm 2019 và 2020 khoản nợ ngắn hạn đều giảm trong khi

khoản mục tiền và các khoản phải thu ngắn hạn lại tăng. Hơn nữa việc hệ số này ở mức cao và xấp xỉ bằng hệ số thanh toán hiện hành cho biết KNTT của công ty ít phụ thuộc vào hàng tồn kho.

Khả năng thanh toán ngay: trong 3 năm cũng ở mức tốt, luôn lớn 0,5. Hệ số này liên tục tăng trong 3 năm do khoản tiền và ĐTTC ngắn hạn tăng. Năm 2018 hệ số này là 0,98, năm 2019 tăng lên 1,87 và sang năm 2020 tăng lên mức 2,79, tốc độ tăng qua các năm khá nhanh. Tuy nhiên việc dự trữ lượng tiền mặt nhiều như vậy, không có sự tính toán thì công ty sẽ không sử dụng được hết khả năng tài chính của mình.

2.3.4. Thực trạng nguồn vốn tài trợ cho tài sản ngắn hạn của Công ty Hoàng Gia

Bảng 2.18. Tình hình vốn lưu động ròng của Công ty Hoàng Gia giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: BCTC và tính toán từ BCTC của Công ty)

Nhận xét: VLĐ ròng của công ty trong cả 3 năm (2018 - 2020) đều >0, thể hiện tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn này đều được tài trợ bằng toàn bộ nợ ngắn hạn và một phần từ nguồn vốn dài hạn. Mặc dù điều này làm doanh nghiệp mất nhiều chi phí sử dụng vốn hơn nhưng đây là điều cần thiết trong chính sách tài trợ vốn, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán.

2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty CP XNK Nông sản Hoàng Gia trong giai đoạn 2018 - 2020

Một phần của tài liệu 199 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản hoàng gia (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w