Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 199 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản hoàng gia (Trang 73 - 77)

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty CP XNK Nông sản Hoàng Gia vẫn còn nhiều hạn chế:

- Chi phí: Tổng chi phí tăng lên trong giai đoạn 2018 -2020 trong đó tốc độ tăng của các loại chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Năm 2020 cho thấy sự tăng lên đáng kể của chi phí QLKD và chi phí tài chính. Công ty đã phải chi trả nhiều hơn cho các chi phí mua ngoài như tiền điện nước, mạng, chi phí chuyển

phát nhanh, tiền ăn ca nhân viên. Do vậy mặc dù DTT của 2020 tăng mạnh nhưng hiệu quả sử dụng TSNH của Hoàng Gia không được cải thiện.

- Vòng quay tiền mặt: không ổn định trong các năm và năm 2020 thấp hơn các công ty cùng ngành. Thời gian 1 vòng quay tiền mặt còn khá dài nên hiệu quả quản lý tiền mặt của công ty chưa được cao.

Nguyên nhân do công tác quản lý tiền mặt còn hạn chế. Hoàng Gia chưa tính toán cẩn thận trong việc đưa tiền tạm ứng cho tài xế với mỗi chuyến, công ty thường đưa dư nhiều hơn so với thực tế. Lượng dự trữ tiền mặt còn thiếu chính xác do công ty chưa có đủ năng lực để áp dụng mô hình nào để tính toán mức dự trữ ngân quỹ cần thiết. Tiền mặt trong công ty khá cao làm giảm đi các cơ hội kiếm lời từ việc đầu tư.

- Vòng quay các KPT ngắn hạn: liên tục giảm qua các năm. Năm 2020, chỉ tiêu này còn thấp hơn so với trung bình ngành. Mặc dù trong năm này công ty thực hiện siết chặt chính sách tín dụng, DTT tăng mạnh so với 2019 nhưng vòng quay KPT vẫn không được cải thiện do tốc độ tăng của các KPT bình quân nhanh hơn.

Nguyên nhân là do chính sách quản lý khoản phải thu còn lỏng lẻo. Công ty không thực hiện phân tích khả năng tín dụng của khách hàng trước khi quyết định cung cấp dịch vụ, năng lực thu hồi nợ còn hạn chế, chưa chú trọng vào các khoản phải thu nhỏ vậy nên có khoản phải thu kéo dài từ năm này qua năm khác mà công ty chưa thu hồi được đồng vốn nào, ví dụ như trường hợp của 2 công ty Austfeed Hưng Yên và Tiến Phong. Bên cạnh đó, nghiệp vụ kế toán của công ty chưa tốt khi không thực hiện trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi trong những năm qua.

- Hàng tồn kho: trong 2 năm 2018 & 2019 lượng hàng hóa tồn đọng với giá trị lớn hơn 1,451 tỷ đồng và không hề giảm đi vậy nên vòng quay HTK và số ngày 1 vòng quay HTK vẫn chưa thực sự tốt.

Nguyên nhân đầu tiên là do công tác bán hàng của Hoàng Gia còn hạn chế cùng với những quyết định của ban lãnh đạo còn thiếu chính xác nên đã gây ra lô hàng hóa nông sản không bán được và phải tiêu hủy trong năm 2020 vì hết hạn sử dụng. Tiếp theo, việc quản lý các chi phí SXKD dở dang gặp nhiều khó khăn đặc biệt về phần chi phí nhiên liệu bởi xe chạy đường dài, mức tiêu hao của nhiên liệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại xe, cự ly, khối lượng, địa hình, tính chất

hàng hóa vận chuyển.mà trình độ của nhân viên trong khâu này còn hạn chế. Công ty cũng mới chỉ dùng thiết bị định vị theo dõi hành trình của các xe chứ chưa có thiết bị đo lường, định lượng xăng dầu tiêu hao như một số công ty vận tải lớn đang dùng. Công ty không có bộ phận kỹ thuật để có thể thường xuyên kiểm tra, tư vấn về tình trạng của các xe nên tiền chi trả cho việc sửa chữa, mua dầu nhớt, săm lốp.. .còn nhiều, chưa chuẩn xác.

Ngoài ra các hạn chế trên còn do một số nguyên nhân khác như:

- Môi trường cạnh tranh: Trong 3 năm vừa qua, nhu cầu về dịch vụ vận tải ngày càng lớn, nhiều công ty dịch vụ vận tải được thành lập. Nhiều đơn vị không chỉ cung cấp mỗi dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ mà đồng thời họ còn cung cấp các dịch vụ khác như vận tải đường biển, đường sắt. hay cho thuê xe, bến bãi. Vì vậy họ có nhiều cơ hội mở rộng mạng lưới khách hàng, khả năng cạnh tranh tốt hơn Hoàng Gia.

- Chính sách của nhà nước và các tổ chức tín dụng: việc huy động vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù Nhà nước đã có những cải thiện, ban hành các văn bản pháp luật, trong đó có các văn bản về thuế, luật doanh nghiệp.. .nhưng các quy định này vẫn có nhiều bất cập và giữa các văn bản còn thiếu tính đồng bộ. Khi Công ty không có chuyên gia tư vấn về pháp luật thì việc cập nhật và áp dụng trong hoạt động kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn, rắc rối.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành vận tải. Tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên, chất lượng cầu đường bị xuống cấp, không đảm bảo được độ an toàn. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc quản lý và điều hành quy trình vận tải hàng hóa ở nước ta vẫn ở trình độ thấp, ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển hàng, kéo theo tăng chi phí.

- Yếu tố tự nhiên: Trong năm 2020 vừa qua, đại dịch Covid 19 kéo dài cùng với tình hình thiên tai, bão lũ ở các tỉnh miền Trung cũng làm hạn chế tới doanh thu của công ty.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã cho ta cái nhìn khái quát về về Công ty CP XNK Nông sản Hoàng Gia qua lịch sử hình thành, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức và tình hình kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2018 - 2020. Quan trọng trong chương này đã phân tích về thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty và từ đó đưa ra các đánh giá một cách cẩn thận và chi tiết về những kết quả đạt được cũng như các hạn chế còn tồn tại. Chương 2 cũng đã đưa ra các nguyên nhân cụ thể, từ đó tạo tiền đề cho chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty CP XNK Nông sản Hoàng Gia.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN

HOÀNG GIA

Một phần của tài liệu 199 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản hoàng gia (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w