Song song với những công việc đó, việc thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ thường xuyên và nghiêm túc là hết sức cần thiết. Công tác này sẽ giúp phát hiện những sai phạm hoặc nhầm lẫn trong công tác kế toán ngay từ những bước đầu, nhờ đó sẽ hạn chế ở mức cao nhất những sai lệch số liệu trong các khâu tiếp theo và đặc biệt là khâu lập báo cáo kế toán. Việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ càng chặt chẽ thì công tác kinh doanh nói chung cũng như việc phân tích tài chính càng chính xác, và đem lại hiệu quả cao. Cần có những kế hoạch kiểm tra tài chính cụ thể và định kỳ đối với từng đơn vị cụ thể, tránh tình trạng có kiểm tra nhưng qua loa đại khái, kiểm tra đối phó lấy lệ. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo công ty nên tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến sau khi kiểm tra đánh giá tình hình để có biện pháp điều chỉnh những sai sót để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty làm cho công ty ngày càng lớn mạnh hơn nữa.
4.2.5. Nâng cao hiệu quả khai thác, đầu tư tài sản và sử dụng vốn kinh doanh doanh
- Nâng cao các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: Nâng cao hiệu quả và mức sinh lợi của vốn lưu động bằng cách tăng cường quản lý chặt chẽ nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh. Công ty nên thực hiện các biện pháp giảm vốn lưu động cho phù hợp với năng lực kinh doanh và tình hình thực tế của thị trường thông qua việc xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết hợp lý cho từng loại tài sản trong khâu mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ cũng như thanh toán.
Cụ thể như sau: Trong khâu mua sắm dự trữ tồn kho; Công ty cố gắng giảm định mức tồn kho bằng cách quay nhanh vòng quay kho. Trong khâu thanh toán; xác định phương thức thanh toán hợp lý, dùng các biện pháp chiết
khấu để thu hồi vốn lưu động nhanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định bằng cách tăng cường công tác thanh lý tài sản cố định, nâng cao hơn nữa sức sản xuất của tài sản cố định và sức sinh lợi của tài sản cố định. Tài sản cố định của công ty chủ yếu là đi thuê theo công trình, nhưng đối với những tài sản đã có nên quản lý tốt và hiệu quả. Thực hiện chế độ khấu hao hợp lý, xử lý dứt điểm những TSCĐ đã cũ không sử dụng được nhằm thu hồi lại vốn để dùng vào luân chuyển bổ sung cho vốn kinh doanh. Nâng cao hệ số doanh lợi doanh thu bằng cách tăng lợi nhuận, giảm chi phí nghiệp vụ kinh doanh cần thiết. Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định. Bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định nhằm để duy trì năng lực hoạt động bình thường của tài sản cố định trong quá trình sử dụng, đem lại hiệu quả tốt. Để bảo dưỡng tài sản cố định các doanh nghiệp thường tiến hành sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn.
- Sửa chữa thường xuyên: bao gồm công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế những chi tiết hoặc những bộ phận hư hỏng của tài sản cố định nhằm duy trì hoạt động bình thường của tài sản cố định. Chi phí phát sinh trong thời gian sửa chữa được tính vào đối tượng sử dụng tài sản cố định đó.
- Sửa chữa lớn: là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận quan trọng nhằm khôi phục năng lực hoạt động ban đầu của tài sản đó. Khi tiến hành sửa chữa lớn phải ngừng hoạt động, chi phí mỗi lần sửa chữa phát sinh lớn nên cần phải phân bổ hoặc trích trước chi phí vào đối tượng sử dụng. Một yêu cầu rất quan trọng khi sửa chữa lớn tài sản cố định phải đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong vòng đời hoạt động của nó.
- Huy động nguồn tài trợ mới và nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức huy động và sử dụng vốn
xác định khả năng vốn tự tài trợ được và vốn cần huy động từ bên ngoài để lựa chọn nguồn tài trợ hợp lý với chi phí sử dụng vốn thấp nhất giúp công ty đạt được một cơ cấu vốn linh hoạt và tối ưu. Để tăng nguồn tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Trước hết, trong quá trình tìm nguồn tài trợ, công ty cần huy động hết tối đa nguồn tài trợ của mình, tận dụng tối đa nguồn vốn nội sinh của mình. Một trong những nguồn vốn đấy là lợi nhuận không chia và nguồn vốn khấu hao tài sản cố định được tích lũy lại nhằm tạo nguồn vốn tái đầu tư cho công ty.
- Tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn, để tài trợ cho các nhu cầu trước mắt về vốn lưu động, tận dụng tối đa các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán như thuế và các khoản phải nộp, áp dụng các hình thức tín dụng thương mại…Việc sử dụng các nguồn vốn này sẽ làm giảm đáng kể chi phí huy động vốn do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn này chỉ mang tính chất tạm thời và công ty cần chú ý điều hòa vốn chiếm dụng được với khoản vốn bị chiếm dụng ngắn hạn sao cho công ty không bị thua thiệt và luôn có thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Công ty cần căn cứ trên kế hoạch kinh doanh và dự báo những biến động của thị trường để đưa ra quyết định phân bổ vốn cả về mặt số lượng và thời gian, cụ thể cần dự trữ bao nhiên hàng tồn kho là hợp lý và hiệu quả. Đồng thời, công ty cũng cần có sự phân bổ vốn dựa trên chiến lược phát triển của mình. Từ kế hoạch tổng thể, cần đưa ra kế hoạch chi tiết. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải xây dựng cho mình một bộ máy quản lý tài chính và triển khai công tác quản lý tài chính một cách hiệu quả. Nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt được những tín hiệu của thị trường, xác định nhu cầu và sử dụng nguồn vốn hợp lý, xây dựng và triển khai kế hoạch tài chính phù hợp với doanh nghiệp. Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác quản lý. Là công tác vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, bởi sự ảnh hưởng tới cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì, mở rộng quy mô và gia tăng lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, dựa trên những phân tích tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa trong giai đoạn 2016 - 2018, và đánh giá tình hình phát triển chung, kết hợp với mục tiêu của Công ty, luận văn chỉ ra được thực trạng quản lý tài chính tại công ty, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, đề xuất những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa; mặt khác, đề tài mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo về các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính nói chung và các công tác quản lý, xây dựng kế hoạch tài chính, xây dựng bộ máy quản lý tài chính trong doanh nghiệp nói riêng.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng hạn chế về thời gian, kiến thức và phương pháp nghiên cứu. Do đó, những kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng việt
1. Bộ Tài chính, 2000. Chế độ mới quản lý tài chính doanh nghiệp, Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính,
2. Bộ Tài chính, 2001. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả đối với doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính,
3. Bộ Tài chính, 2013. TT45 2013 TT-BTC ngày 25 4 2013 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội
4. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cường, Phùng Kỳ Sơn, 1996. Các học thuyết quản lý, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
5. Lê Tuấn Hiệp, 2016. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn công nghiệp hóa chất Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính. 6. Lê Minh Hùng, 2014. Quản lý tài chính tại công ty cổ phần Bibica, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, trường Đại học kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
7. Luật Doanh nghiệp, 2014. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 8. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, 2003. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Thu Hương, 2014. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam, luận án tiến sĩ, ĐH Kinh tế Quốc dân.
10. Nguyễn Minh Kiều ,2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống Kê.
11. Luật doanh nghiệp, 2014. Luật số 68/2014/QH13.
12. Nguyễn Thị Minh, 2014. Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, luận án tiến sĩ, ĐH Kinh tế Quốc dân.
13. Phạm Quang Trung, 2003. Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn kinh doanh, NXB Tài chính.
14. Vũ Anh Tuấn, 2012. Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam, luận án tiến sĩ, ĐH Kinh tế Quốc dân.
*Tài liệu tiếng anh
15. Baker & Powell, 2009. Understanding Financial Management: A Practical Guide
16. Australia, Allen & Unwin, Sydney, 10th EditionEugene
17. F. Brigham, Michael C. Ehrhardt, 2008. Financial Management: Theory and Practice
18. H. Kent Baker, Gary Powell, 2009. Understanding Financial Management: A Practical Guide