Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cố phần đường sắt thanh hóa​ (Trang 94 - 98)

a. Hạn chế

+ Về bộ máy quản lý tài chính

Đối với nhiệm vụ, chức năng của từng cán bộ, nhân viên trong phòng được phân định rõ ràng và có tính chuyên môn hoá cao. Đem lại chất lượng hiệu quả công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng cá nhân.

Với bộ máy quản lý tài chính được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến từ cao xuống thấp, cấp trên giám sát cấp dưới thông qua những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể. Cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được trao và báo cáo lên cấp trên. Cơ cấu này giúp cho việc tổng hợp thông tin tài chính một cách nhanh chóng và kịp thời, thường xuyên, liên tục.

Tuy nhiên, các nhân viên trong phòng mới chỉ thực hiện công tác kế toán, họ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán giỏi song lại thiếu kỹ năng

phân tích đánh giá về tài chính. Công tác tài chính chủ yếu do trưởng phòng đảm nhiệm với sự giúp đỡ của các phó phòng. Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty vì công tác quản lý tài chính rất quan trọng, nó mang tính toàn diện, chính xác và cẩn trọng.

+ Công tác quản lý tiền lư ng và quản lý thuế TNDN

Công tác quản lý tiền lương của Công ty đã tuân thủ theo đúng các quy định, chính sách của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty. Công ty đã xây dựng được một cơ chế phân phối tiền lương, tiền thưởng hợp lý, gắn tiền lương, tiền thưởng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, làm cơ sở khoa học, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động theo đúng pháp luật của Nhà nước... Tạo điều kiện cho người lao động dễ hiểu, dễ theo dõi và có vai trò kích thích rất lớn đối với người lao động. Ngoài ra, công tác quản lý thuế của công ty đã thực hiện theo đúng Luật thuế TNDN và các quy định hiện hành của công ty.

+ Về công tác kiểm tra chu trình quản lý tài chính

Hoạt động tài chính của công ty được giám sát kiểm tra một cách liên tục, thường xuyên, và đều đặn. Điều này đã giúp các nhà lãnh đạo theo dõi được một cách sát sao tình hình tài chính của từng đơn vị để nắm bắt kịp thời những mặt mạnh, cũng như những hạn chế còn tồn tại ở từng đơn vị, bộ phận để có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Có thể nói hoạt động kiểm tra tài chính của công ty khá đồng bộ, nhất quán và công khai. Tuy nhiên, công tác kiểm tra tài chính của công ty chủ yếu là kiểm tra các hoạt động kế toán, chưa bao quát được mọi mặt, mọi khâu của quá trình quản lý tài chính từ: phân tích, hoạch định đến tình hình quản lý và sử dụng vốn. Trong thời gian tới công ty cần xem xét lại công tác kiểm tra tài chính của công ty mình để công ty ngày càng phát triển hơn nữa.

+ Nội dung quản lý tài chính

Thứ nhất, do đặc điểm ngành nghề kinh doanh là trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động đầu tư luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sản phẩm của công ty là các công trình, mà các công trình này không tập trung với nhau mà rải rác khắp trên mọi miền đất nước, vì vậy, trong quá trình thi công, các TSCĐ lớn phục vụ công tác thi công hầu như được công ty đi thuê, công ty chỉ đầu tư vào một số TSCĐ thiết yếu phục vụ ở các địa bàn gần. Điều này phù hợp đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Thứ hai, có thể nói các kế hoạch tài chính của công ty đề ra chưa sát với tình hình thực tế, cho thấy rằng công tác nghiên cứu và dự báo môi trường cũng như đánh giá các nguồn lực của công ty chưa thực sự kỹ càng và sâu xa. Do đó, việc xác định kế hoạch tài chính của công ty luôn là vấn đề quan trọng và cần phải đầu tư rất nhiều.

Thứ ba, trong một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với cơ cấu tỷ trọng nợ phải trả quá lớn là phổ biến. Nhận thức được thực trạng này, trong năm qua công ty đã cố gắng xây dựng lại cơ cấu vốn cho hợp lý bằng việc tăng vốn chủ sở hữu để tự chủ tài chính được tốt hơn. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này mới đang ở mức thấp vì cùng với sự gia tăng của vốn chủ sở hữu thì nợ vay của công ty cũng gia tăng. Làm cho cơ cấu vốn của công ty không có nhiều sự thay đổi. Vẫn giữ một tỷ trọng nợ phải trả lớn trong cơ cấu vốn. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc vay thêm vốn để tiếp cận đầu tư cho những dự án mới với vốn đầu tư lớn hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn.

Do đó, công ty cần điều chỉnh lại một cơ cấu vốn hợp lý hơn. Cần tìm nguồn vốn thích hợp cho hoạt động đầu tư mua sắm để đảm bảo khả năng trả nợ cũng như thu hồi vốn, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay bên ngoài, tăng khả năng độc lập về tài chính hơn.

b. Nguyên nhân

- Mức đảm bảo an toàn trong nguồn vốn kinh doanh chưa cao, phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn quá thấp, có xu hướng dịch chuyển theo cơ cấu vốn mạo hiểm, có thể gây ra các rủi ro trong thanh toán ngắn hạn

- Tuy các hệ số khả năng thanh toán có tăng và vẫn được kiểm soát ở mức an toàn, nhưng còn tương đối thấp. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở khâu huy động nguồn tài trợ vốn chưa hợp lý, quá trình quản lý và sử dụng các nguồn vốn còn chưa phù hợp. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần xem xét và có những biện pháp thích hợp nhằm tăng khả năng thanh toán.

- Mô hình tài trợ vốn chưa an toàn, nguồn VLĐ thường xuyên luôn ở mức khá cao. Nguyên nhân là công ty đã sử dụng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ cho nguồn vốn dài hạn, điều đó là chưa đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, cần có những biện pháp huy động vốn dài hạn một cách hợp lý để khắc phục hạn chế này.

- Các khoản phải thu của công ty còn đôi khi phải huy động thêm nhân viên để đi đòi nợ, điều này làm mất thời gian, công sức của người lao động. Lượng vốn ứ đọng và luân chuyển bị ảnh hưởng làm cho chỉ tiêu về sử dụng tài sản lưu động chưa cao.

- Sự phối hợp công việc giữa các đơn vị phòng ban còn ít chủ động, công tác báo cáo còn yếu dẫn đến việc xử lý công việc còn chậm.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG SẮT THANH HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cố phần đường sắt thanh hóa​ (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)