Lập kế hoạch quỹ tiền lương:
Hàng năm trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước và xét đến những điều kiện thực tế hiện tại cùng với việc nghiên cứu sự biến động
của tình hình biến động trên thị trường Công ty tiến hành lập kế hoạch chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong năm. Sau đó trên cơ sở khối lượng sản xuất kinh doanh được giao, căn cứ vào định mức lao động thực tế và hệ số lương của từng lao động làm những công việc, Công ty sẽ xác định quỹ tiền lương kế hoạch của mình.
Quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty Cổ phần đường sắt Thanh Hóa được xây dựng dựa trên căn cứ hướng dẫn của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ và Thông tư số 18/2013/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước cụ thể là:
Theo công thức Xác định quỹ tiền lương thực hiện: Trong đó:
VTH: là tổng quỹ tiền lương thực hiện TTHSX: là doanh thu sản xuất kỳ thực hiên
ĐGSX: là đơn giá tiền lương bộ phận sản xuất kỳ thực hiện ĐGKD: là đơn giá tiền lương bộ phận kinh doanh kỳ thực hiện. TTHKD: là doanh thu thực hiện của bộ phận kinh doanh.
Từ quỹ tiền lương sản xuất kinh doanh, căn cứ vào tình hình kết quả sản xuất kinh doanh năm trước và tình hình biến động của năm nay, từ đó tính ra doanh thu kế hoạch. Kết hợp với việc định mức lao động định biên cho từng bộ phận, Công ty sẽ xác định đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương kế hoạch cho từng bộ phận và từ đó xác định mức lương bình quân kế hoạch để cố gắng phấn đấu bảo đảm cho người lao động hàng tháng ở từng bộ phận. Đến kỳ thực hiện căn cứ vào doanh thu sản xuất kinh doanh thực hiện và số lao động thực tế Công ty sẽ tính ra quỹ tiền lương thực hiện. Đây là một hình thức giao
VTH = TTHSX x ĐGSX + TTHKD x ĐGKD
khoán quỹ lương gắn liền với hạch toán kinh tế nội bộ, là một nguyên tắc quản lý sản xuất của toàn Công ty cũng như là ở từng đơn vị trực thuộc.
Công ty Cổ phần đường sắt Thanh Hóa thực hiện hình thức giao khoán quỹ lương này nhằm hướng các đơn vị vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị trong lĩnh vực quản lý tiền lương, tiền thưởng, đẩy mạnh công tác hạch toán nội bộ từng đơn vị. Đồng thời, khoán mức chi phí tiền lương này còn góp phần động viên các đơn vị phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất và quản lý lao động, khuyến khích hơn nữa lợi ích chính đáng của người lao động, đề cao trách nhiệm trong quản lý và sản xuất kinh doanh nhằn nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, việc giao khoán quỹ lương này chưa chặt chẽ và có hiệu quả bởi vì Công ty đã định biên số lao động quản lý nhưng lại tính gộp số lao động quản lý này vào từng bộ phận sản xuất để lập chung một quỹ lương từng bộ phận sản xuất là chưa hợp lý, mặc dù tiền lương của một số lao động quản lý này phụ thuộc vào tiền lương của bộ phận sản xuất do tiền lương của họ được tính bình quân theo tiền lương của từng bộ phận mà họ phụ trách.
Bảng 3.19. Các chỉ tiêu tổng hợp về tình hình xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch và thực hiện của Công ty năm 2018
Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch 2018 Thực hiện 2018 % so với kế hoạch I. Chỉ tiêu S KD 1. Doanh thu Nghìn đồng 235.321.322 285.361.499 121 2. Nộp ngân sách Nghìn đồng 258.899 553.333 214 II. Chỉ tiêu tính đ n giá tiền lư ng 1. Quỹ lương Nghìn đồng 38.640.000 42.588.000 2. Hệ số lương Người 3,42 3,42 100
3. Hệ số phụ cấp bình quân
Người 0,38 0,38 100
III. Tiền lư ng bình quân
Đồng/người/tháng 3.591.866 4.150.000 116
Nguồn: Ph ng Tài chính - kết toán công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa
Nguyên tắc sử dụng quỹ tiền lương thực hiện:
Căn cứ theo quyết định tỷ lệ tiền lương trên doanh thu được Tổng Công ty duyệt, Công ty xác định được quỹ tiền lương thực hiện cho từng đơn vị, với tỷ lệ phân phối như sau:
+ Quỹ tiền lương để chi thực tế chiếm 80% tổng quỹ tiền lương thực hiện + Quỹ dự phòng cho năm sau chiếm 10% tổng quỹ lương thực hiện. + Quỹ khen thưởng từ quỹ lương cho những lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác chiếm 10% tổng quỹ tiền lương thực hiện
Như vậy, nguyên tắc sử dụng quỹ tiền lương của Công ty Cổ phần đường sắt Thanh Hóa đã thực hiện đúng theo chế độ quy định và phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.
+ Xây dựng đơn giá tiền lương
Công ty Cổ phần đường sắt Thanh Hóa tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương theo chỉ tiêu sản xuất kinh doanh là doanh thu. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình nên Công ty xây dựng như sau:
Trong kỳ kế hoạch, trên cơ sở quỹ lương kế hoạch và doanh thu kế hoạch, Công ty tiến hành xây dựng đơn giá. Đơn giá tiền lương của Công ty xây dựng theo chỉ tiêu doanh thu thường không đảm bảo chính xác.
Bởi vì mặc dù doanh thu năm 2018 Công ty đã đạt và vượt rất cao so với kế hoạch nhưng do những công trình còn đang dở dang hoặc những công
trình đã thi công xong nhưng chưa thanh toán hết thì số vốn tồn đọng lại cũng tương đối lớn, nên nhiều khi doanh thu của kỳ trước chưa thu được lại được chuyển đến kỳ sau. Do đó, việc tính toán đơn giá sẽ không đảm bảo chính xác, bởi vì, tính đơn giá tiền lương theo cách này không phản ánh đúng thực tế về số tiền lương mà người lao động được nhận gắn với chỉ tiêu nhiệm vụ và kết quả sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch.
Đánh giá các hình thức tiền lương tại Công ty
Việc áp dụng các hình thức tiền lương là thể hiện trực tiếp quá trình phân phối lợi ích từ qũy tiền lương cho người lao động, dựa vào kết quả thực hiện công việc và loại lao động do đó nó có vai trò kích thích lao động rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp cần xây dựng, áp dụng và quản lý các hình thức trả lương một cách linh hoạt, khoa học...
Để đảm bảo sự phân phối công bằng, vừa đảm bảo đạt được mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp, lại vừa kích thích được người lao động. Hiện nay, ở Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa áp dụng thống nhất 2 hình thức trả lương đó là: Lương theo sản phẩm chiếm 72% tống số lao động trong Công ty và lương theo thời gian chiếm 28% tổng số lao động trong toàn Công ty.
Trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho khối trực tiếp sản xuất, căn cứ vào số tiền lương trong tháng của tổ, nhóm đó của đơn vị đó được nhận, số lượng và chất lượng công đoạn, loại sản phẩm.
Trả lương theo thời gian được áp dụng cho khối gián tiếp (bộ máy quản lý của Công ty) và một số bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất như bộ phận KCS, tổ cơ điện.
Hình thức tiền lương theo thời gian: Đó là các cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ cán bộ hành chính, cán bộ làm công tác đoàn thể trong các phòng ban quản lý của Công ty. Lương thời gian áp dụng cho các đối tượng này, do công việc của họ không thể tiến hành định
mức một cách chặt chẽ, do tính chất công việc của họ không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, vì thế không thể đo lường một cách chính xác được. Tiền lương tính cho những cán bộ này căn cứ vào cấp bậc của họ trong các bảng lương của Nhà nước mà Công ty áp dụng và thời gian làm việc thực tế.
Cụ thể là:
Trong đó:
TLti: Là mức tiền lương tháng của người i
TLNINDN: Là mức tiền lương tối thiểu mà Công ty lựa chọn Hcbi : Là hệ số lương cấp bậc của người i
Ni : Là số ngày công làm việc thực tế của người i trong tháng 22 : Là số ngày làm việc quy định trong tháng của Công ty. HTL : Là hệ số lương tháng được Công ty quy định như sau:
Bảng 3.20. Bảng hệ số lương tháng bộ phận gián tiếp của Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa năm 2018
STT Chức danh HSL
1 I. KHỐI VĂN PHÕNG CÔNG TY
2 1. Chủ tịch, giám đốc 4,6
3 2. Phó giám đốc, chủ tịch công đoàn 4,1
4 3. Trưởng phòng 3,8
5 4. Phó phòng 3,6
6 5. Nhân viên 2,8-3,4
7 II. Ộ PHẬN QUẢN LÝ CỦA Í NGHIỆP VÀ CÁC ĐỘI TRƯỞNG
8 1. Giám đốc xí nghiệp, đội trưởng 3,8
9 2. Phó giám đốc, đội phó 3,6
10 3. Trưởng phòng 3,1
11 4. Phó phòng 2,8
12 5. Nhân viên 2,4-2,6
Căn cứ vào chất lượng công việc, hiệu quả công tác được giao và những yếu tố thi đua khác của từng CBCNV. Đồng thời căn cứ vào mức độ thực hiện doanh thu, cũng như kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng của Công ty, Giám đốc sẽ có quyết định cụ thể hệ số lương tháng cần thiết vào mức lương của CBCNV bộ phận quản lý để đảm bảo thu nhập chung (bảng 3.20).
Hình thức tiền lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: Hình thức sản phẩm cá nhân được áp dụng cho đa số công nhân trực tiếp sản xuất trong Công ty. Tiền lương thanh toán cho những công nhân sản xuất này căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm làm ra và đơn giá tiền lương trên 1 đơn vị hay một công đoạn sản xuất ra một đơn vị loại sản phẩm mà họ làm ra nhân với đơn giá tiền lương trên 1 đơn vị sản phẩm hay một công đoạn của sản phẩm đó do Công ty xây dựng và quy định. Và tiền của công nhân theo sản phẩm được tính theo công thức sau:
Trong đó:
TLTCNSXi: Là tiền lương theo sản phẩm mà người công nhân i nhận được trong tháng.
Qi: Là số sản phẩm mà người công nhân i hoàn thành trong tháng.
ĐGSP: Là đơn giá tiền lương để làm ra 1 đơn vị sản phẩm hay 1 công đoạn sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.
TLCĐi: Là tiền lương cho những ngày người công nhân nghỉ lễ, phép, học, họp.
PCi: Là tiền phụ cấp khác ngoài lương gồm: phụ cấp ca 3, thêm giờ, độc hại, trách nhiệm...
Với đơn giá sản phẩm được xác định như sau:
Trong đó:
Lngày: Là mức tiền lương 1 ngày công ty đảm bảo thu nhập trung bình 1 ngày cho người công nhân mỗi bộ phận Xí nghiệp và phân xưởng sản xuất.
- Mức lương ngày được xác định trên cơ sở như sau:
+ Trên cơ sở số lao động định biên và doanh thu kế hoạch cho mỗi bộ phận đơn vị sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, Công ty sẽ tính ra quỹ lương kế hoạch mà mỗi bộ phận sẽ được hưởng và từ đó tính ra mức tiền lương bình quân 1 tháng của mỗi đơn vị và cố gắng bảo đảm mức thu nhập đó cho mỗi đơn vị.
+ Dựa vào mức tiền lương bình quân kế hoạch của mỗi đơn vị được nhận, mỗi đơn vị sản xuất sẽ tính ra mức tiền lương bình quân 1 ngày phải đảm bảo cho mỗi lao động của đơn vị mình. + Tuy nhiên căn cứ vào trình độ bậc thợ và điều kiện chất lượng hoạt động ổn định của từng máy móc và tính chất phức tạp của từng công đoạn sản xuất mà các đơn vị sẽ quyết định mức lương ngày cho mỗi lao động để tính đơn giá sản phẩm.
- Với MSLca là mức sản lượng trong 1ca sản xuất được xác định bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với phân tích khảo sát bấm giờ tiến trình hoạt động của máy và thao tác điều khiển máy của các công nhân trong 1 ca.
- Như vậy, đối với công tác quản lý tiền lương của công ty: Việc trả lương sản phẩm, lương thời gian đã tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đóng góp của người lao động, do đó đã phân biệt khá rõ mức độ đóng góp sức lao động của từng bộ phận với hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và là hình thức phù hợp với tính chất đặc thù của từng loại lao động trong Công ty.