Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cố phần đường sắt thanh hóa​ (Trang 57)

giai đoạn 2016 - 2018

Trong ngắn hạn thì triển vọng phát triển của Công ty khá tốt, do những năm qua, từ năm 2016 đến nay nền kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng, tuy nhiên hiện nay lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm trong khi giá nguyên vật liệu cũng đang trong tình trạng tăng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, năm 2017 một số công trình mà doanh nghiệp đã thực hiện từ năm 2012 sẽ được các Chủ đầu tư thanh toán trong năm 2017, do đó, doanh thu năm 2017 tăng nhanh so với năm 2016 và năm 2018.

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

TỔNG TÀI SẢN 302.388.271.019 293.081.888.666 190.584.699.888 TÀI SẢN NGẮN HẠN 283.123.306.875 278.025.646.363 178.576.445.588 - Tiền và các khoản

tương đương tiền 35.509.635.118 114.128.725.779 554.486.221 - Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn

- - -

- Các khoản phải thu ngắn hạn 205.036.984.204 114.525.141.005 137.257.983.997 - Hàng tồn kho 42.576.687.553 49.235.861.119 39.856.450.857 - Tài sản ngắn hạn khác 135.918.460 907.524.513 TÀI SẢN DÀI HẠN 19.264.964.144 15.056.242.303 12.008.254.300 - Tài sản cố định 18.472.712.883 14.788.817.013 11.884.152.467 - Tài sản dài hạn khác 792.251.261 267.425.290 124.101.833 NỢ PHẢI TRẢ 282.656.883.603 270.160.350.933 167.306.366.378 1. Nợ ngắn hạn 282.656.883.603 270.160.350.933 167.306.366.378 2. Nợ dài hạn - - - VỐN CHỦ SỞ HỮU 19.731.387.416 22.921.537.733 23.278.333.510 TỔNG NGUỒN VỐN 302.388.271.019 293.081.888.666 190.584.699.888 DOANH THU 293.815.556.094 395.522.109.057 285.361.499.345 LỢI NHUẬN TRƯỚC

THUẾ 1.817.936.969 2.628.888.666 2.766.666.888

LỢI NHUẬN SAU

THUẾ 1.417.990.836 2.062.537.733 2.213.333.510

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2016 - 2018

- Công ty là đơn vị được hình thành và phát triển từ địa phương, đã có nhiều năm hoạt động trong ngành đường sắt, do đó Công ty có vai trò, vị trí trên địa bàn nên đã trúng thầu, được giao và chỉ định thầu nhiều công trình của tỉnh có giá trị lớn .

- Sản phẩm của công ty là các công trình đường sắt, đường bộ, các công trình dân dụng dân dụng trên cả nước đã có thương hiệu lâu năm nên được các chủ đầu tư tin tưởng ký kết hợp đồng và được Tổng công ty đường sắt Việt Nam tin tưởng giao khoán hàng năm.

- Trong tương lai Nhà nước sẽ mở rộng các tuyến đường Quốc lộ và các tuyến đường bộ thuộc khu vực miền núi hoặc giáp gianh cửa khẩu các nước láng giềng thì đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp có thể tham gia đấu thầu thi công các công trình này hoặc doanh nghiệp sẽ được Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

- Đối với hoạt động công ích thuộc ngành đường sắt thì các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp là một lợi thế lớn vì không có đối thủ cạnh tranh, do đó hàng năm doanh nghiệp sẽ được Tổng công ty đường sắt Việt Nam giao khoán.

3.2. Ph n tích công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa

3.2.1. Lập kế hoạch và thiết lập bộ máy quản lí tài chính

3.2.1.1. Lập kế hoạch tài chính của công ty

Việc lập kế hoạch tài chính của công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa được xây dựng dựa trên các yếu tố sau:

- Kế hoạch mục tiêu trong năm của công ty.

- Các phân tích, so sánh, đánh giá về từng nguồn huy động vốn. - Kế hoạch hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty.

- Sự biến động của thị trường như: thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường tài chính - tiền tệ.

- Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty.

Sơ đồ 3.2. Tiến trình thực hiện kế hoạch tài chính của công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa

Nguồn: Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa

Dựa vào các chỉ số đã tính toán và các báo cáo định kỳ, cũng như những nhận định về biến động của thị trường và những chỉ tiêu đã đạt được trong các năm tài chính trước, phòng Tài chính - Kế toán đã xây dựng các kế hoạch dựa trên các kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua và mục tiêu nguồn nhân lực của công ty và phân tích môi trường. Bao gồm lập kế hoạch trong ngắn hạn và lập kế hoạch trong dài hạn.

Trong đó, kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc lập kế hoạch về lợi nhuận và ngân quỹ công ty, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh ngắn hạn và mang tính chiến thuật.

Kế hoạch dài hạn thường mang tính chiến lược dài hạn và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3 đến 5 năm. Và cuối mỗi năm tài chính công ty lại tổ chức đánh giá và nhận xét việc thực hiện kế hoạch đặt ra so với tình hình thực tế.

Xác định mục tiêu và kế hoạch hướng đến

Nghiên cứu dự báo môi trường

Xác định mục tiêu tài chính cho từng giai đoạn

Lựa chọn phương án kế hoạch tối ưu

Quyết định phương án và thể chế hoá kế hoạch xuống các phòng ban và toàn thể nhân viên trong công ty

Bảng 3.2. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2018

Đơn vị tính:triệu đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch 2018 Thực hiện 2018 % so với kế hoạch

2. Doanh thu 235.321.322 285.361.499 121

3. Lợi nhuận trước thuế 2.465.235 2.766.667 112

4. Nộp ngân sách 258.899 553.333 214

5. Tỷ suất cổ tức 10 10 Đạt

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018 công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa

Kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng dựa trên cơ sở:

- Mục tiêu chung của công ty đã được Đại hội đồng cổ động thường niên thông qua.

- Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Tình hình và kết quả phân tích việc thực hiện các kế hoạch tài chính trong năm tài chính trước những chỉ số tài chính đã được phân tích.

- Dựa vào khả năng tài chính hiện tại của Công ty và những yếu tố của môi trường bên ngoài, những đánh giá triển vọng ngành, và tình hình thực tế của nền kinh tế trong năm.

- Dựa vào hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức thu - chi của Công ty.

Có thể thấy tình hình lập kế hoạch tài chính của công ty chủ yếu dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước, chưa ứng dụng các mô hình và phân tích vào xây dựng các kế hoạch tài chính. Công ty mới chỉ đưa ra các mục tiêu tài chính cho những năm tiếp theo chưa đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu. Điều này chứng tỏ công tác lập kế hoạch chưa thực sự sát sao, chưa đánh giá được hết mặt mạnh, mặt yếu của công ty và xu hướng phát triển của thị trường, chưa thực sự đem lại cố gắng động lực cho các đơn vị và phòng ban trong công ty.

Về phân tích và hoạch định tài chính

Khi lập kế hoạch tài chính công ty sẽ tổng hợp các kế hoạch kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh từ đó xác định nhu cầu vốn ở từng khâu. Trên cơ sở xem xét các kế hoạch và đánh giá tình hình việc thực hiện các kế hoạch tài chính trong thời gian qua, mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới, môi trường đầu tư, kinh doanh có tác động đến hoạt động của công ty, các kế hoạch tài chính sẽ được lập một cách có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả.

Các bước thực hiện công tác hoạch định tài chính:

Bước 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường bên trong và bên ngoài công ty. Công ty tiến hành phân tích môi trường bên ngoài như: nghiên cứu thị trường tài chính ngân hàng, nghiên cứu thị trường kinh doanh có tác động đến hoạt động quản lý tài chính của công ty, dựa vào các kết quả nghiên cứu để thấy được những cơ hội, thách thức mà công ty đã, đang gặp phải hay còn đang tiềm ẩn.

Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động huy động và sử dụng các nguồn vốn, tiến hành nghiên cứu và phân tích, đánh giá… để có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu của công ty, từ đó các nhà quản lý có được định hướng và cơ sở cho các bước tiếp theo.

Bước 2: Thiết lập, xây dựng các mục tiêu và các phương án thực hiện mục tiêu của công ty

Sau khi phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của công ty, Ban lãnh đạo công ty cùng với Trưởng phòng tài chính sẽ đặt ra mục tiêu hoạt động cho năm tài chính tiếp theo, từ đó, đưa ra những phương án thực hiện có tính khả thi cao để đạt được mục tiêu trên cơ sở phù hợp với tình hình tài chính của công ty.

Bước 3: Đánh giá các phương án

Dựa vào các chỉ tiêu tài chính, để đánh giá tính khả thi của các phương án. Phương án được lựa chọn là phương án có tính khả thi cao và mang lại hiệu quả cao nhất.

Bước 4: Lựa chọn phương án khả thi và tiến hành triển khai phương án Sau khi đánh giá các phương án và lựa chọn được phương án tài chính tối ưu, tiến hành phổ biến xuống toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty. Phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng cho từng bộ phận có trách nhiệm thực hiện kế hoạch tài chính.

Phân tích tài chính là một công việc rất quan trọng sau khi báo cáo tài chính được lập. Tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài chính của Công ty năm vừa qua để đặt ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu

Thứ nhất, nhóm khả năng thanh toán + Hệ số thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành (hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn): được hiểu là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, hệ số này được thể hiện quả bảng 3.3:

Bảng 3.3. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty giai đoạn 2016- 2018

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị TSLĐ 283.123.306.875 278.025.646.363 178.576.445.588 Nợ ngắn hạn 282.656.883.603 270.160.350.933 167.306.366.378 Hệ số khả năng thanh

toán hiện hành 1,002 1,029 1,067

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả Hệ số này cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng

các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Căn cứ so sánh ở đây có thể được chọn là tỷ số bình quân ngành, tỷ số thanh khoản năm trước hoặc là 1. Ta thấy rằng hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty trong giai đoạn 2016 - 2018 đều lớn hơn 1. Chứng tỏ công ty có khả năng kiểm soát được nợ của mình, tài sản lưu động của công ty vẫn đủ để đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, các hệ số này không phải là cao, điều này cho thấy công ty cần quan tâm hơn nữa đến tình hình thanh khoản của công ty mình, giữ ở một mức nhất định an toàn để tránh tình trạng không thanh toán được nợ.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Bảng 3.4. Hệ số thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2016 - 2018

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Giá trị TSLĐ 283.123.306.875 278.025.646.363 178.576.445.588 2. Hàng tồn kho 42.576.687.553 49.235.861.119 39.856.450.857 3. Nợ ngắn hạn 282.656.883.603 270.160.350.933 167.306.366.378 4. Hệ số khả năng TT

nhanh 0,851 0,847 0,829

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả

Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp nào có khả năng thanh toán nhanh nếu hệ số thanh toán lớn hơn 1 và ngược lại. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2016 - 2018 đều nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0.5, điều này cho thấy giá trị tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của công ty không đủ để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nếu như chủ nợ đòi tiền cùng một lúc. Mặt khác, hệ số này lại giảm theo từng năm, do đó, tình hình thanh khoản nhanh của công ty không được khả quan.

Thứ hai, nhóm chỉ số về khả năng hoạt động

Bảng 3.5.Vòng quay hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2016 - 2018

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá vốn hàng bán 65.234.587.344 79.005.821.345 69.236.577.274 Hàng tồn kho 42.576.687.553 49.235.861.119 39.856.450.857

Vòng quay hàng tồn kho 1,532 1,605 1,737

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả

Dựa vào kết quả vòng quay hàng tồn kho, ta thấy chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho tương đối cao, điều này chứng tỏ lượng dự trữ giảm dần. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm giá trị tổng tài sản qua các năm.

+ Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động

Dựa vào kết quả 3.6, vòng quay vốn lưu động cho biết cứ 1 đồng tài sản lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích, vì vậy, ta thấy vòng quay vốn lưu động của công ty tăng qua các năm, điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn kinh doanh.

Bảng 3.6. Vòng quay vốn lưu động của công ty giai đoạn 2016 - 2018

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Doanh thu 293.815.556.094 395.522.109.057 285.361.499.345 Tài sản lưu động 283.123.306.875 278.025.646.363 178.576.445.588 Vòng quay tài sản lưu

động 1,038 1,423 1,598

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả

Bảng 3.7. Kỳ thu tiền bình quân của công ty giai đoạn 2016 - 2018

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Khoản phải thu 205.036.984.204 114.525.141.005 137.257.983.997 Doanh thu 293.815.556.094 395.522.109.057 285.361.499.345

Kỳ thu tiền bình quân 251 104 173

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân lớn chứng tỏ các khoản phải thu lớn, vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng, gây khó khăn cho việc huy động vốn, nếu kỳ thu tiền bình quân nhỏ, các khoản phải thu nhỏ nhưng giao dịch với khách hàng và chính sách tín dụng thương mại bị hạn hẹp, quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác giảm, thị trường giảm, do đó việc để chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp tuỳ thuộc vào mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp.

Dựa vào kết quả bảng 3.7, các khoản phải thu khách hàng của công ty tương đối cao do đặc thù của ngành xây dựng, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thời gian thi công các công trình kéo dài, việc nghiệm thu, bàn giao được thực hiện từng phần, giải ngân vốn chậm, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng như thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu thường mất thời gian, do vậy; việc bị chiếm dụng vốn là phổ biến. Khối lượng thường được nghiệm thu vào cuối tháng, cuối năm và thanh toán vào kỳ tiếp theo nên công nợ phải thu vào thời điểm cuối kỳ báo cáo. Bên cạnh đó, chủ đầu tư giữ một khoản tiền bảo lưu tương đương 10% giá trị khối lượng thực hiện hàng kỳ, và khi kết thúc công trình chủ đầu tư giữ 5% giá trị quyết toán trong thời gian 12 tháng để bảo hành công trình.

Dựa vào bảng hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 - 2018, ta thấy:

- Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2016 – 2018 là tương đối hợp lý. Việc sử dụng và khai thác tài sản dài hạn của công ty được đánh giá là khá hiệu quả và phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của công ty.

- Hệ số sinh lời tổng tài sản, tài sản ngắn hạn có sự tăng trưởng khá tốt, tăng dần qua các năm.

- Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018 trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cố phần đường sắt thanh hóa​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)