- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, dựa vào các tài liệu thu thập được để lựa chọn những tài liệu phù hợp với vấn đề nghiên cứu, từ đó, đưa ra các khoảng trống nghiên cứu, và kế thừa các công trình nghiên cứu phù hợp với đề tài. Đối tượng của phương pháp này là những tài liệu liên quan, các sách, báo, tạp chí, giáo trình của các trường đại học và các luận văn của các tác giả trước có cùng đề tài phân tích hiệu quả quản lý tài chính trong doanh nghiệp,... để có thêm thông tin và nhận xét giúp bài luận văn được chính xác và phong phú hơn.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Để thực hiện phương pháp này, tác giả luận văn đã tiến hành đọc, thu thập tài liệu số liệu dựa trên các nguồn sau;
- Bộ Tài chính, (2000), Chế độ mới quản lý tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
- Bộ Tài chính, (2001), Đổi mới cơ chế quản lý tài chính giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả đối với doanh nghiệp nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
- Bộ Tài chính, (2003), Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, Hà Nội.
- Bộ Tài chính, (2007), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành và công bố theo TT161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội.
- Bộ Tài chính, (2013), TT45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội.
- Luật Doanh nghiệp, (2014), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ngoài ra, để phục vụ phân tích thực trạng ở chương 3, tất cả các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả tình hình kinh doanh của công ty được lấy trực tiếp từ phòng Kế toán – Tài chính của Công ty cố phần đường sắt Thanh Hóa. Các báo cáo tài chính của công ty được sử dụng nhằm để đánh giá các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả khai thác và sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty trong chương 3.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa, từ những kết quả phân tích thực trạng, để đưa ra kết luận cũng như đánh giá, và để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa.
- Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp như: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động, chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân (kỳ thu tiền trung bình), hiệu quả sử dụng tài sản cố định (Sức sản xuất TSCĐ); Sức sản xuất TSNH. Hai phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng:
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, như: chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tài sản kinh doanh, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ tiêu tài chính trong thời gian nào đó, mặt khác, phản ảnh hiệu quả khai thác và sử dụng vốn kinh doanh của các năm với nhau.
- Phương pháp so sánh theo tỷ suất, tỷ lệ: Phương pháp này nhằm phản ánh mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu tài chính khác nhau nhưng có mối quan hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau. Sử dụng phương pháp này để tính toán các hệ số: Hệ số cơ cấu nguồn vốn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, hệ số thanh toán, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số sinh lợi doanh thu (ROS), hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA).
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG SẮT THANH HÓA