Quy trình nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cố phần đường sắt thanh hóa​ (Trang 49)

Dựa vào cơ sở lý luận trong chương 1, cùng với cơ sở khoa học về vấn đề quản lý tài chính tại doanh nghiệp, hình thành cơ sở để tiến hành đánh giá, phân tích và thu thập số liệu. Tiến hành phân tích để đánh giá khách quan về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý tài chính tại công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa, bao gồm phân tích số liệu các chỉ tiêu định lượng để đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp để đưa ra các mặt đạt được, cũng như những tồn tại hạn chế và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa.

S đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu của đề tài

22

Quy trình nghiên cứu của đề tài:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài, từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Bước 2: Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết về quản lý tình hình tài chính doanh nghiệp, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp, làm cơ sở để phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng

C sở lý thuyết:

Nghiên cứu các hình thức quản lý tài chính doanh nghiệp, sự cần thiết của quản lý tài chính; Các nhân tố ảnh huởng đến hiệu quả quản lý tài

chính của doanh nghiệp

Tổng hợp, ph n tích, so sánh:

Nghiên cứu thực trạng, tổng hợp, phân tích, so sánh các báo cáo tài chính của công ty, tìm ra những mặt đạt được, hạn chế, nguyên nhân, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại

công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa

Đề xuất giải pháp và kết luận Vấn đề nghiên cứu:

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa

cao hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa.

Bước 3: Từ các số liệu thứ cấp thu thập được phục vụ cho thực trạng quản lý tài chính tại công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa, tiến hành phân tích thực trạng quản lý tài chính tại công ty, sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, tìm ra những mặt đạt được, hạn chế, nguyên nhân, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa

Bước 4: Trên cơ sở kết luận phân tích thực trạng quản lý, những bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa.

2.2. Các phư ng pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đặc điểm, tính chất của quản lý tài chính doanh nghiệp, trong đó kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh cụ thể:

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, dựa vào các tài liệu thu thập được để lựa chọn những tài liệu phù hợp với vấn đề nghiên cứu, từ đó, đưa ra các khoảng trống nghiên cứu, và kế thừa các công trình nghiên cứu phù hợp với đề tài. Đối tượng của phương pháp này là những tài liệu liên quan, các sách, báo, tạp chí, giáo trình của các trường đại học và các luận văn của các tác giả trước có cùng đề tài phân tích hiệu quả quản lý tài chính trong doanh nghiệp,... để có thêm thông tin và nhận xét giúp bài luận văn được chính xác và phong phú hơn.

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Để thực hiện phương pháp này, tác giả luận văn đã tiến hành đọc, thu thập tài liệu số liệu dựa trên các nguồn sau;

- Bộ Tài chính, (2000), Chế độ mới quản lý tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

- Bộ Tài chính, (2001), Đổi mới cơ chế quản lý tài chính giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả đối với doanh nghiệp nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

- Bộ Tài chính, (2003), Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, Hà Nội.

- Bộ Tài chính, (2007), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành và công bố theo TT161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội.

- Bộ Tài chính, (2013), TT45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội.

- Luật Doanh nghiệp, (2014), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Ngoài ra, để phục vụ phân tích thực trạng ở chương 3, tất cả các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả tình hình kinh doanh của công ty được lấy trực tiếp từ phòng Kế toán – Tài chính của Công ty cố phần đường sắt Thanh Hóa. Các báo cáo tài chính của công ty được sử dụng nhằm để đánh giá các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả khai thác và sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty trong chương 3.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa, từ những kết quả phân tích thực trạng, để đưa ra kết luận cũng như đánh giá, và để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa.

- Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp như: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động, chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân (kỳ thu tiền trung bình), hiệu quả sử dụng tài sản cố định (Sức sản xuất TSCĐ); Sức sản xuất TSNH. Hai phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng:

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, như: chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tài sản kinh doanh, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ tiêu tài chính trong thời gian nào đó, mặt khác, phản ảnh hiệu quả khai thác và sử dụng vốn kinh doanh của các năm với nhau.

- Phương pháp so sánh theo tỷ suất, tỷ lệ: Phương pháp này nhằm phản ánh mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu tài chính khác nhau nhưng có mối quan hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau. Sử dụng phương pháp này để tính toán các hệ số: Hệ số cơ cấu nguồn vốn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, hệ số thanh toán, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số sinh lợi doanh thu (ROS), hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA).

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG SẮT THANH HÓA

3.1. Khái quát về công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công Ty Cổ phần đường sắt Thanh Hóa là doanh nghiệp cổ phần hóa từ Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Thanh Hóa theo Quyết định số 64/QĐ - BGTVT ngày 08 tháng 01 năm 2015 của Bộ giao thông vận tải, được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2800190393 thay đổi lần thứ 10 ngày 04/01/2016 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp.

Công ty TNHH một thành viên Quản lý Đường sắt Thanh Hóa tiền thân là Xí nghiệp Quản lý đường sắt Thanh hóa được thành lập từ những ngày đầu năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất từ km 137+300 đến km 257+500 (Từ Bỉm Sơn đến Quỳnh Văn).

Ngày 26/06/1989 theo Quyết định số: 598/QĐ/TCCB của Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, Xí nghiệp Đường sắt Thanh Hóa được thành lập (trên cơ sở tách Xí nghiệp Quản lý đường sắt Hà Thanh, Xí nghiệp Đường sắt Hà Ninh và Xí nghiệp Đường sắt Thanh Hóa).

Ngày 20/03/2003 Bộ trưởng Bộ GTVT có Quyết định số: 734/QĐ đổi từ Xí nghiệp Quản lý Đường sắt Thanh Hóa thành Công ty Quản lý Đường sắt Thanh Hóa.

Ngày 29/06/2010 Chủ tịch hội đồng thành viên Đường sắt Việt Nam có Quyết định số: 706/QĐ-ĐS về việc chuyển đổi Công ty Quản lý đường sắt Thanh hóa thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý Đường sắt Thanh hóa.

Tên giao dịch: Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa

Tên quốc tế: Thanh Hoa Railway Joint Stock Company

Trụ sở chính: Số 46 Đại Lộ Lê Lợi, phường Tân Sơn, Thành phố Thanh Hóa.

Số điện thoại: 02373 752522 - Mã số thuế: 2800190392 - Tổng số CBCNV: 920 người - Vốn điều lệ : 20.859.000.000 đồng

- Nguồn vốn kinh doanh : 19.779.317.301 đồng - Vốn cố định : 7.915.959.694 đồng

- Vốn lưu động : 11.863.357.607 đồng Ngành nghề kinh doanh:

Quản lý, khai thác, bảo trì, sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Tố chức ứng phó sự cố, thiên tai, cửu nạn giao thông đường sắt. Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ.

Xây dựng nhà các loại.

Thí nghiệm, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng, kiểm tra độ bền cơ học bê tông, kết cấu.

Xây dựng công trình thủy lợi, công nghiệp, đường dây, trạm biến áp. Khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế khu vục đường sắt Thanh Hóa.

* Một số công trình mà Công ty đã đảm nhận trong thời gian qua:

Công ty đã và đang thi công các công trình như: Dự án Khôi phục cầu Long Biên; Xây dựng mới cầu Thị Cầu; Cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ Hoa Lộc đến đê biển Minh lộc, cầu De; Hoàn trả mặt đường các tuyến được sử dụng làm đường công vụ TDA2; Cải tạo mở rộng cơ sở Cảnh sát

Phòng cháy chữa cháy tỉnh Thanh Hóa; Dự án nâng cấp Đường sắt Yên Viên – Lào Cai; Sửa chữa cầu Km 1048+182 ( Bình Định); Thi công mở rộng đường ngang vượt Đường sắt và rãnh thoát nước giáp với tiểu DA3; Gói thầu R1.4 dự án tuyến nối các huyện tây Thanh Hóa...vv và nhiều công trình khác. Công ty liên kết chặt chẽ với các đơn vị SXKD có đường sắt chuyên dùng như: Công ty XM Bỉm Sơn, XM Hoàng Mai nhằm tăng thêm thị phần vận tải đường sắt cho toàn ngành và tăng thêm doanh thu cho Công ty

* Một số thành tích Công ty đã đạt được :

Năm 2002 Công ty quản lý đường sắt Thanh Hoá được Nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.

- Năm 2012: Cờ Đơn vị Dẫn đầu thi đua Bộ GTVT năm 2012 QĐ số 3391/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2012, Bộ GTVT.

- Năm 2013: Cờ thi đua của Chính phủ QĐ số 2626/QĐ-TTg ngày 31/12/2013.

- Năm 2014: Cờ Đơn vị Dẫn đầu thi đua Bộ GTVT năm 2012 QĐ số 3391/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2012, Bộ GTVT.

- Năm 2014: Huân chương lao động hạng nhất QĐ số 700/QĐ-CTN ngày 15/4/2015 của Chủ tịch nước công hòa XHCN Việt Nam.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty có 03 Chi nhánh Xí nghiệp thành viên và 04 đội (21 cung cầu, đường, cung chắn, đường ngang) trực thuộc. Chi nhánh Xí nghiệp Xây dựng công trình. Chi nhánh Xí nghiệp Dịch vụ và Sản xuất Vật tư. Chi nhánh Xí nghiệp Xây lắp Công trình giao thông. Cơ cấu tổ chức và bố trí lao động của Công ty Quy mô hoạt động: Công ty thuộc ngành xây lắp có quy mô lớn hoạt động xây lắp và đầu tư trên khắp cả nước.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty cố phần đường sắt Thanh Hóa

Nguồn: Điều lệ công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa

3.1.3. Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018 giai đoạn 2016 - 2018

Trong ngắn hạn thì triển vọng phát triển của Công ty khá tốt, do những năm qua, từ năm 2016 đến nay nền kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng, tuy nhiên hiện nay lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm trong khi giá nguyên vật liệu cũng đang trong tình trạng tăng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, năm 2017 một số công trình mà doanh nghiệp đã thực hiện từ năm 2012 sẽ được các Chủ đầu tư thanh toán trong năm 2017, do đó, doanh thu năm 2017 tăng nhanh so với năm 2016 và năm 2018.

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

TỔNG TÀI SẢN 302.388.271.019 293.081.888.666 190.584.699.888 TÀI SẢN NGẮN HẠN 283.123.306.875 278.025.646.363 178.576.445.588 - Tiền và các khoản

tương đương tiền 35.509.635.118 114.128.725.779 554.486.221 - Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn

- - -

- Các khoản phải thu ngắn hạn 205.036.984.204 114.525.141.005 137.257.983.997 - Hàng tồn kho 42.576.687.553 49.235.861.119 39.856.450.857 - Tài sản ngắn hạn khác 135.918.460 907.524.513 TÀI SẢN DÀI HẠN 19.264.964.144 15.056.242.303 12.008.254.300 - Tài sản cố định 18.472.712.883 14.788.817.013 11.884.152.467 - Tài sản dài hạn khác 792.251.261 267.425.290 124.101.833 NỢ PHẢI TRẢ 282.656.883.603 270.160.350.933 167.306.366.378 1. Nợ ngắn hạn 282.656.883.603 270.160.350.933 167.306.366.378 2. Nợ dài hạn - - - VỐN CHỦ SỞ HỮU 19.731.387.416 22.921.537.733 23.278.333.510 TỔNG NGUỒN VỐN 302.388.271.019 293.081.888.666 190.584.699.888 DOANH THU 293.815.556.094 395.522.109.057 285.361.499.345 LỢI NHUẬN TRƯỚC

THUẾ 1.817.936.969 2.628.888.666 2.766.666.888

LỢI NHUẬN SAU

THUẾ 1.417.990.836 2.062.537.733 2.213.333.510

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2016 - 2018

- Công ty là đơn vị được hình thành và phát triển từ địa phương, đã có nhiều năm hoạt động trong ngành đường sắt, do đó Công ty có vai trò, vị trí trên địa bàn nên đã trúng thầu, được giao và chỉ định thầu nhiều công trình của tỉnh có giá trị lớn .

- Sản phẩm của công ty là các công trình đường sắt, đường bộ, các công trình dân dụng dân dụng trên cả nước đã có thương hiệu lâu năm nên được các chủ đầu tư tin tưởng ký kết hợp đồng và được Tổng công ty đường sắt Việt Nam tin tưởng giao khoán hàng năm.

- Trong tương lai Nhà nước sẽ mở rộng các tuyến đường Quốc lộ và các tuyến đường bộ thuộc khu vực miền núi hoặc giáp gianh cửa khẩu các nước láng giềng thì đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp có thể tham gia đấu thầu thi công các công trình này hoặc doanh nghiệp sẽ được Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

- Đối với hoạt động công ích thuộc ngành đường sắt thì các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp là một lợi thế lớn vì không có đối thủ cạnh tranh, do đó hàng năm doanh nghiệp sẽ được Tổng công ty đường sắt Việt Nam giao khoán.

3.2. Ph n tích công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa

3.2.1. Lập kế hoạch và thiết lập bộ máy quản lí tài chính

3.2.1.1. Lập kế hoạch tài chính của công ty

Việc lập kế hoạch tài chính của công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa được xây dựng dựa trên các yếu tố sau:

- Kế hoạch mục tiêu trong năm của công ty.

- Các phân tích, so sánh, đánh giá về từng nguồn huy động vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cố phần đường sắt thanh hóa​ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)