Các nhân tố tác động quản lý tàichính trong danh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cố phần đường sắt thanh hóa​ (Trang 41 - 44)

Quản lý tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan. Trong quá trình quản lý tài chính các doanh nghiệp cần tính đến tác động của các nhân tố này để đưa ra biện pháp quản lý có hiệu quả nhất.

- Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô của nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước giữ vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế và tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nếu chính sách kinh tế nhà nước ổn định, linh hoạt, tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp và giúp cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thông suốt, có hiệu quả và ngược lại.

- Mức độ lạm phát của nền kinh tế: Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng nội tệ bị giảm sút, dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu, khi lạm phát xuất hiện sẽ làm tỷ giá hối đoái biến động tăng, điều này dẫn đến chi phí đầu vào tính bằng nội tệ sẽ tăng. Từ đó làm tăng giá thành sản phẩm đầu ra, làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến chi phí huy động bằng vốn vay của doanh nghiệp. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi lãi suất thị trường tăng lên, tiền lãi doanh nghiệp phải thanh toán sẽ tăng lên, lợi nhuận giảm làm tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm xuống, hiệu quả quản lý tài chính cũng giảm.

- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Sự cải tiến khoa học, công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng đầu ra của các doanh nghiệp, sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.

- Điều kiện tự nhiên và rủi ro trong kinh doanh: Những rủi ro bất thường có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp không thể lường trước được như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, bão lụt hoặc những biến động bất thường của thị trường… có thể làm cho hiệu quả quản lý tài chính không được như ý muốn của doanh nghiệp.

1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan

- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động: Trình độ quản lý tốt, bộ máy đồng bộ, gọn nhẹ, nhịp nhàng cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, và ngược lại. Bên cạnh đó, tay nghề của người lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng hiệu quả tài sản, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, … từ đó tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Khả năng cạnh tranh trên thị trường: Nếu doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, sản phẩm tiêu thụ được nhiều thì doanh nghiệp sẽ có doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính tại doanh nghiệp.

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà ngắn, vòng quay vốn nhanh thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu hồi vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh tiếp theo. Ngược lại, khi chu kỳ kinh doanh kéo dài thì vốn của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm.

- Chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động: Đây là nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đến động lực làm việc của người lao động. Một mức lương thưởng xứng đáng với mức độ cống hiến cùng với chế độ khuyến khích hợp lý gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo ra động lực cho việc nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý vốn của doanh nghiệp.

Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem xét từng yếu tố phù hợp với điều kiện thực tiễn doanh nghiệp của mình để từ đó đưa ra những biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cố phần đường sắt thanh hóa​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)