Tổng quan nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu 126 đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27)

hoạt

động của doanh nghiệp

1.3.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:

Trong quá khứ, đã có những tác giả tham gia nghiên cứu về tác động của sở hữu nhà nước đến hiệu suất công ty. Yu (2013) sử dụng số liệu của các công ty Trung Quốc từ 2003 đến 2010 để kiểm chứng mối quan hệ này. Tác giả nhận thấy rằng sở hữu nhà nước có sự ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty dưới dạng hình chữ U. Nghĩa là ban đầu sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động, tuy nhiên về sau nó sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả một cách tốt hơn. Tác động này được giải thích do sở hữu nhà nước có thể giúp công ty thu được lợi ích từ các mối quan hệ và kết nối bộ máy chính trị của chính phủ. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các chính sách hỗ trợ của chính phủ cho doanh nghiệp đóng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất kinh doanh. Alanezi, Alfaraih và Almujamed (2012) nghiên cứu tác động của quyền sở hữu nhà nước và thể chế đối

với hiệu suất của những doanh nghiệp tại Kuwait. Các tác giả nhận thấy rằng mặc dù có một số điểm tích cực khi doanh nghiệp có vốn nhà nước , song nhìn chung thì sự sở hữu tập trung của nhà nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của công ty. Ket quả này ngụ ý rằng sở hữu nhà nước có xu hướng thúc đẩy động lực chính trị hơn là thúc đẩy thị trường.

Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của NĐT nước ngoài trong cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp trong các thị trường mới nổi. Đa số nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng vốn ngoại có tác động tốt lên kết quả kinh doanh bởi vì họ có thể đóng vai trò giám sát trong hệ thống quản trị doanh nghiệp nội bộ của các công ty tại các thị trường mới nổi. Ongore (2011) đã kiểm tra ảnh hưởng của những loại hình sở hữu khác nhau đối với các doanh nghiệp ở Kenya và cho rằng trong khi sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực thì sở hữu nước ngoài có tác động ngược lại đến hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả cho rằng các NĐT nước ngoài giúp cải thiện việc quản lý và tiếp cận các nguồn lực lớn từ các nước phát triển hơn. Một nghiên cứu khác của Pervan và Todoric (2012) điều tra mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu doanh nghiệp và hiệu suất công ty ở Croatia kết luận rằng các doanh nghiệp được kiểm soát bởi các NĐT ngoại có hoạt động tốt hơn so với các công ty trong nước. Douma, Kabir và George (2006) cũng cho thấy NĐT ngoại có sự tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp Ản Độ vì họ có thể đóng vai trò giám sát trong hệ thống quản trị doanh nghiệp nội bộ của các công ty. Nghiên cứu của Yudaeva và cộng sự (2003) tìm ra rằng các doanh nghiệp Liên Bang Nga có cổ đông ngoại đạt được hiệu suất cao hơn so với những doanh nghiệp chỉ có sự hiện diện của cổ đông nội. Bên cạnh đó, nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp ở Na Uy và Thụy Điển của Oxelheim và Randoy (2003) cũng nói rằng sự xuất hiện các thành viên nước ngoài trong HĐQT có thể cải thiện vấn đề này.

Sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Hình thức sở hữu tổ chức đang thay thế các NĐT cá nhân trên thị trường. Theo như một ước tính, các NĐT tổ chức có thể đang nắm giữ tới 46.5% số lượng cổ phiếu

đang lưu hành của các doanh nghiệp Mỹ đang niêm yết. Một con số cao đến mức phải đặt ra một câu hỏi rằng liệu NĐT tổ chức giúp nâng cao, giảm bớt hay không có ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh? Các nghiên cứu trước đây đã giúp giải quyết câu hỏi này trong nhiều bối cảnh kinh tế khác nhau và có kết quả mâu thuẫn nhau. Ví dụ như tác giả Damanpour và Chaganti (1991) tìm thấy rất ít bằng chứng cho thấy quyền sở hữu của các đơn vị tổ chức có tương quan với hiệu suất của công ty. Trái lại, McConnell và Servaes (1990) nhận thấy một mối quan hệ tích cực giữa hai vấn đề này. Gonenc và cộng sự (2005) thì lại không tìm thấy mối quan hệ đồng nhất trong kết quả giữa các quốc gia. Họ kết luận sự thiếu đồng nhất này có thể phản ánh một điều rằng tầm ảnh hưởng của cổ đông tổ chức là đặc thù ở từng quốc gia khác nhau do nhiều nguyên nhân như thể chế chính trị, môi trường kinh doanh hay văn hoá quốc gia đó.

Tuy nhiên, các tác giả Shleifer và Vishny (1986); McConnell và Servaes (1990) lại cho rằng có sự khác biệt và theo đuổi các mục đích khác nhau giữa các tổ chức. Jensen và Meckling (1976) chứng minh quyền sở hữu cổ phần của những nhóm tổ chức khác nhau tác động khác nhau đến kết quả hoạt động của từng công ty. Elyasiani và Jia (2010) nhận định rằng các tổ chức khi lựa chọn đầu tư thì họ đã có quy trình chọn lọc, phân tích doanh nghiệp rất chuyên sâu, hơn nữa họ thường giữ khoản đầu tư của mình trong dài hạn, trái ngược với phần lớn NĐT nhỏ lẻ và giúp doanh nghiệp có được sự ổn định trong cơ cấu cổ đông và nguồn vốn để hoạt động. Gắn bó trong thời gian dài đồng nghĩa với việc có thêm thông tin chuyên sâu về ngành nghề kinh doanh và bản thân doanh nghiệp, qua đó giảm được sự bất cân xứng trong thông tin đồng thời khuyến khích bộ phận quản lý thực hiện công việc tốt nhất. Gillan và Starks (2003) chỉ ra được rằng các nhà quản trị tài chính chuyên nghiệp khi góp cổ phần lớn vào doanh nghiệp thường đi kèm với khả năng tăng cường công tác quản trị.

1.3.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước

Mỗi thị trường lại có những đặc điểm khác biệt dẫn đến tác động của các nhân tố sẽ ảnh hưởng theo các chiều hướng khác nhau. Vì vậy, các học giả trong nước cũng đã đóng góp những nghiên cứu để hiểu thêm về vấn đề này tại Việt Nam. Điển hình như

nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2014) chỉ ra rằng những doanh nghiệp mà tỷ lệ sở hữu của các tổ chức càng lớn thì hiệu quả hoạt động và giá trị của doanh nghiệp đó sẽ càng cao. Tác giả cũng hàm ý rằng chính phủ nên ban hành chính sách giúp khuyến khích các quỹ đầu tư, các tổ chức trong và ngoài nước đẩy mạnh tham gia đầu tư vào doanh nghiệp vì những kinh nghiệm và lợi thế trong quản trị điều hành giúp tăng hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017) kết luận rằng trong khi sở hữu của nước ngoài có tác động dương đến hiệu quả của doanh nghiệp thì sở hữu nhà nước lại cho kết quả ngược lại, đồng nhất với nhận định rằng các công ty có mức sở hữu nhà nước cao thường có sự yếu kém và chậm chạp trong kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên khi xét đến quyết định tài trợ vốn cho doanh nghiệp qua công cụ đòn bẩy tài chính thì sở hữu tổ chức lại có ưu thế hơn khi được hậu thuẫn bởi các doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu của Phụng Đức Nam và Lê Thị Phương Vy (2013) sử dụng dữ liệu giai đoạn 2008 đến 2011 của các doanh nghiệp trên sàn HOSE lại cho thấy rằng cổ đông ngoại ảnh hưởng một cách tiêu cực đến hoạt động của công ty do mức độ của nó là không tập trung.

1.3.3. Tổng quan nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp bất động sản

Trong tổng hợp những nghiên cứu trước đây về vấn đề cấu trúc sở hữu doanh nghiệp, có khá ít những nghiên cứu tập trung vào doanh nghiệp bất động sản. Các nghiên cứu trước đây về doanh nghiệp BĐS thường tập trung vào cấu trúc vốn hay việc quản trị doanh nghiệp. Phạm Thảo Anh (2017) cho rằng để các doanh nghiệp bất động sản tăng khả năng sinh lời thì doanh nghiệp cần giảm các nguồn vay ngắn hạn, tăng cường sử dụng thêm các nguồn vay dài hạn, dựa theo tình hình kinh doanh, đặc thù các công trình... mà lựa chọn sử dụng nguồn vay ngắn hay dài hạn và sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất, tránh việc sử dụng quá nhiều vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm gia tăng nhiều chi phí giảm khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Trịnh Thị Phan Lan (2013) cho rằng đòn bẩy tài chính có hai mặt đối lập với nhau, một mặt hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh chóng khi mà yêu cầu về vốn rất lớn mà bản thân

không đáp ứng được, mặt khác nếu quá lạm dụng vấn đề nợ vay mà không có sự tính toán về rủi ro có thể xảy ra thì nguy cơ trở thành gánh nặng đối với các doanh nghiệp là rất cao, thậm chí là dẫn đến phá sản nếu bước vào giai đoạn nền kinh tế bất ổn.

1.4. Khoảng trống nghiên cứu

Sau khi tham khảo các nghiên cứu liên quan trong quá khứ tại Việt Nam và thế giới, một vài khoảng trống vẫn còn xuất hiện ở các nghiên cứu trong quá khứ như sau:

Một là, số lượng các nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và tác động của cấu trúc sở

hữu đến hoạt động của các doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam còn hạn chế, điều này cho thấy một khoảng trống lớn trong việc phân tích các doanh nghiệp BĐS, vốn thường là các tập đoàn có quy mô vừa và lớn, có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Hai là, những kết quả trong nghiên cứu đã có ở trong quá khứ tại các quốc gia

khác nhau đưa ra những kết quả khác nhau vì nhiều yếu tố tác động. Do mức độ quan trọng và sự phong phú trong cấu trúc của doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt ở các thị trường mới nổi ở dạng tiềm năng như Việt Nam, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu tác động và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết đối với việc phát triển doanh nghiệp theo hướng bền vững.

Tóm lại, việc phân tích và nghiên cứu về cơ cấu sở hữu doanh nghiệp và hiệu quả

kinh doanh cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm ở các nền kinh tế, đặc biệt ở những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên do sự khác biệt về mặt không gian, thời gian và phạm vi nghiên cứu cho nên tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Bài nghiên cứu này được thực hiện để nghiên cứu về những mối quan hệ giữa các nhân tố trong cấu trúc sở hữu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2014 đến 2018. Mong rằng nghiên cứu này sẽ đóng góp, bổ sung và làm phong phú thêm cho chủ đề này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua phần nội dung chương 1, cơ sở lý luận về cấu trúc sở hữu doanh nghiệp cũng như lý thuyết về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã được trình bày. Trong đó làm rõ các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản và đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động. Tiếp theo là cơ sở luận về cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp và cuối cùng là tổng quan nghiên cứu của một số nghiên cứu trong quá khứ về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu được đề cập là tổng quan nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, các tác giả trong nước và các nghiên cứu cùng chủ đề về doanh nghiệp bất động sản. Thông qua đó chỉ ra những khoảng trống mà các nghiên cứu trước đây còn tồn tại và chưa giải quyết một cách triệt để.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của khoá luận được thực hiện như sau:

Vấn đề và các mục tiêu nghiên cứu Báo cáo kết quả nghiên cứu Lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm Xác định dữ liệu cần thu thập Xử lý và phân tích dữ liệu Thu thập dữ liệu cần thiết

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu khoá luận

Nguồn: Sinh viên thiết kế

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ áp dụng. phương pháp định lượng thông qua việc sử dụng phần mềm Stata 14.0 và một số phương pháp khác như tổng hợp dữ liệu, phân tích dữ liệu bảng, so sánh dữ liệu qua từng năm để đánh giá về ảnh hưởng giữa các yếu tố thuộc. về cấu. trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp được chọn. Phương. pháp mô hình hồi quy đa biến trong phương pháp định lượng sẽ được lựa chọn để sử dụng. Quá trình phân tích mô hình sẽ được thực hiện theo trình tự sau:

- Phân tích đơn biến: phân tích thống kê mô tả và tương quan giữa các biến.

- Phân tích đa biến: sử dụng mô hình để xử lý dữ liệu và đánh giá về sự phù hợp của mô hình hồi quy và lựa chọn biến. giải. thích.

2.2.1. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả giúp có được cái nhìn tổng quan về từng biến trong mô hình với những dữ liệu được đưa ra như độ lệch chuẩn, trung bình, giá trị cực đại và cực tiểu. Sau đó phân tích dựa trên kết quả thống kê thu được.

2.2.2. Phân tích mối tương quan giữa hai biến

Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient) được sử dụng nhằm đo lường mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến độc lập. Giá trị của hệ số này chạy từ -1 đến 1 nhằm mô tả mối tương quan giữa hai biến với nhau.

Ngoài ra, việc phân tích tương quan cũng giúp kiểm tra liệu có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Điều này sẽ làm căn cứ cho việc loại bỏ những biến có sự tương quan lớn với nhau.

Ý nghĩa của hệ số tương quan Pearson:

- Hệ số này lớn hơn 0: hai biến có mối quan hệ cùng chiều nhau, khi giá trị của một biến tăng lên, giá trị của biến còn lại cũng sẽ tăng theo.

- Hệ số này nhỏ hơn 0: hai biến có mối quan hệ ngược chiều nhau, khi giá trị của một biến tăng lên, giá trị của biến còn lại sẽ giảm xuống.

- Hệ số này bằng 0: hai biến không có mối quan hệ tuyến tính với nhau, giá trị một biến thay đổi không làm ảnh hưởng đến giá trị biến còn lại.

2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Các mô hình được sử dụng để phân tích là: - Mô hình hồi quy OLS

- Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM)

- Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects. Model, REM)

Bước đầu tiên là tiến hành chạy hồi quy OLS trên cả hai mô hình. Tiếp đó khi thu được kết quả hồi quy thì sẽ chạy cả hai mô hình FEM và REM. Bước cuối cùng là sử dụng kiểm định Hausman để có thể tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho mô hình. Hai giả thuyết được đặt ra trong kiểm định Hausman có dạng như sau:

H0: Không có sự tương quan giữa các biến độc lập và các thành phần ngẫu nhiên

Biến Ý nghĩa Phương pháp đo lường

; Có sự tương quan giữa các biến độc lập và các thành phần ngẫu nhiên (Chọn mô hình FEM).

Ý nghĩa của kiểm định Hausman:

- Trường hợp p-value lớn hơn 0,05.: chấp nhận H0, bác bỏ H1.

Giải thích: Không có sự tương quan giữa các biến độc lập và các thành phần ngẫu nhiên, vì thế mô hình tác động ngẫu nhiên REM hiệu quả hơn.

- Trường hợp p-value nhỏ hơn 0,05: chấp nhận H1, bác bỏ H0.

Giải thích: Có sự tương quan giữa các biến độc lập và các thành phần ngẫu nhiên, vì thế mô hình tác động cố định FEM hiệu quả hơn.

2.3. Mô hình nghiên cứu

2.3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu

Điểm khó khăn trong việc xây dựng mô hình là chọn lựa các biến cho mô hình để

Một phần của tài liệu 126 đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w