Nam
Nam các giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn 2014:
Trước thời điểm này, thị trường BĐS trong nước rơi vào trạng thái đóng băng từ năm 2009 đến 2013 do sự suy thoái chung của tình hình kinh tế vĩ mô toàn thế giới, điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008. Thị trường Việt Nam cũng hứng chịu những tác động lớn khi tỷ lệ lạm phát và nợ xấu bị đẩy cao, dẫn đến hàng loạt BĐS bị giảm giá trị một cách đáng kể. Tuy nhiên, từ những tháng cuối năm 2013 đến đầu năm 2014, thị trường BĐS đã cho thấy những dấu hiệu hồi phục theo báo cáo của Bộ Xây dựng. Cụ thể, tổng dư nợ tín dụng BĐS là 299.020 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế là 13%. Có được điều này do những điều tiết từ phía Chính phủ từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội. Đây là một chính sách rất quan trọng và kịp thời của Chính phủ giúp tăng nguồn vốn đổ vào thị trường, làm thị trường BĐS sôi động trở lại sau thời gian dài đóng băng. Bên cạnh đó cũng làm cho lượng cầu về nhà ở tăng khi giờ đây những người thu nhập thấp cũng có thể sở hữu nhà, động lực cho việc tăng trưởng GDP và kiềm chế lạm phát. Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản được ban hành trong năm mở ra cơ hội cho nhiều đối tượng mới tham gia vào thị trường như NĐT nước ngoài có thể mua trực tiếp BĐS tại Việt Nam, tạo môi trường chuyên nghiệp và cởi mở hơn. Xét một cách dài hạn, 2014 là năm then chốt cho sự phát triển trở lại của thị trường với những tác động từ những yếu tố như xu hướng M&A, dòng tiền quay trở lại hay tái cấu trúc tại các doanh nghiệp trong ngành...