- Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu cần có cách nhìn nhận đúng đắn về hoạt động KTSTQ để từ đó thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi cơ quan hải quan tiến hành KTSTQ.
- Cần có thái độ hợp tác một cách tự giác, nhanh chóng với lực lượng KTSTQ trong việc chứng minh, làm rõ các vấn đề có liên quan đến các đối tượng KTSTQ như hệ thống sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính, hồ sơ tài liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu …
- Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng như những chính sách pháp luật đối với hàng hóa mà nhà nước quy định tránh tình trạng doanh nghiệp vi phạm rồi mới biết là mình đang vi phạm.
KẾT LUẬN
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Việc xác định trị giá tính thuế theo các điều khoản cam kết liên quan trực tiếp tới việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu là điều bắt buộc. Với sự tăng trưởng của nền kinh tế hàng năm kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung và kim ngạch nhập khẩu nói riêng của các tỉnh thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn tăng với tốc độ đáng kể. Đặc biệt là với loại hình được ưu đãi về thuế như NSXXK đòi hỏi Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn phải tăng cường quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để phòng chống các doanh nghiệp lợi dụng để gian lận thương mại. Những năm qua, Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn đã triển khai quản lý thuế hàng hóa sau nhập khẩu một cách bài bản và đạt được những kết quả tích cực.
Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý về hải quan đối với thuế nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn ta thấy Cục Hải quan Lạng Sơn đã thực hiện công tác tiếp và kiểm tra hồ sơ nhanh và chính xác; thanh khoản tờ khai nhập khẩu nhanh và chính xác; giải quyết hoàn thuế, không thu thuế doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm đó Cục Hải quan Lạng Sơn còn có một số hạn chế là: áp dụng hệ thống công nghệ thông tin còn hạn chế; công tác kiểm tra sau thông quan đối với hoạt động NSXXK chưa cao. Nguyên nhân của những hạn chế này là do trình độ, nhận thức của công chức thực hiện công tác này cũng như do các yếu tố khách quan như khó khăn trong việc xác định định mức, sự liên kết giữa các bộ ngành...
Để giải quyết những tồn tại trên Luận văn đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả quản lý về hải quan đối với hoạt động này: Đối với Cục Hải quan Lạng Sơn giải pháp là tiếp tục tăng cường áp dụng công nghệ thông tin; tăng cường công tác kiểm tra thuế sau thông quan đối với hàng hoá nhập khẩu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2014), Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014. 2. Quốc hội (2005), Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005.
3. Quốc hội (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
4. Quốc hội (2005), Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 6. Quốc hội (2008), Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008.
7. Chính phủ (2015), Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
8. Chính phủ (2018), Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan.
9. Chính phủ (2010), Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
11. Chính phủ (2013), Nghị đinh số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
12. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
13. Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT- BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan.
14. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy đinh về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
15. Tổng cục hải quan (2010), Quyết định số 1166/QĐ-TCHQ ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.
16. Tổng cục hải quan (2019), Quyết định số 575/QĐ-TCHQ ngày 21/3/2019 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra thuế sau thông quan
17. Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014. 18. Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015. 19. Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn (2016), Báo cáo tổng kết năm 2016. 20. Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn (2017), Báo cáo tổng kết năm 2017. 21. Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn (2018), Báo cáo tổng kết năm 2018.